Đề kiểm tra học kỳ I –năm học: 2007 – 2008 môn hóa học – lớp 10 – chương trình chuẩn

Câu 1: Nguyên tử X có tổng số hạt ( p, n, e) là 52, số khối là 35. Điện tích hạt nhân nguyên tử X là :

 A. 35+ B. 17 C. 18+ D. 17+

Câu 2: R là nguyên tố có số hiệu nguyên tử Z = 15. Nhận xét nào sau đây sai :

 A. R có hóa trị cao nhất với oxi là 5.

 B. R ở chu kì 3, nhóm VA.

 C. Tính phi kim của R mạnh hơn X ( Z=7) và yếu hơn Y (Z =14)

 D. R tạo thành hợp chất khí với hidro có công thức là H3Y.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I –năm học: 2007 – 2008 môn hóa học – lớp 10 – chương trình chuẩn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở Gíao dục & Đào tạo TP Hồ Chí Minh
Trường THPT Mạc Đĩnh Chi	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I –NĂM HỌC: 2007 – 2008
ĐỀ 1
	 MÔN HÓA HỌC – LỚP 10 – CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
	Thời gian làm bài : 50 phút 
	Đề kiểm tra có 02 trang
HỌC SINH CÓ SBD LẺ LÀM ĐỀ 1 VÀ PHẢI GHI VÀO GIẤY LÀM BÀI “ ĐỀ 1 ’’
A. TRÁC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1: Nguyên tử X có tổng số hạt ( p, n, e) là 52, số khối là 35. Điện tích hạt nhân nguyên tử X là :
	A. 35+	B. 17	C. 18+	D. 17+
Câu 2: R là nguyên tố có số hiệu nguyên tử Z = 15. Nhận xét nào sau đây sai :
	A. R có hóa trị cao nhất với oxi là 5.
	B. R ở chu kì 3, nhóm VA.
	C. Tính phi kim của R mạnh hơn X ( Z=7) và yếu hơn Y (Z =14) 
	D. R tạo thành hợp chất khí với hidro có công thức là H3Y.
Câu 3: X là nguyên tử có 20 proton, Y là nguyên tử có 17 electron. Hợp chất hình thành giữa hai nguyên tử này có thể là:
 	A. X2Y 	B. XY2 	C. XY 	D. X3Y2
Câu 4: Anion Y – có cấu hình electron : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6. Trong bảng tuần hoàn Y thuộc :
	A. chu kì 3, nhóm VA	B. chu kì 3, nhóm VIA
	C. chu kì 4, nhóm IA	D. chu kì 3, nhóm VIIA
Câu 5: Câu nhận xét nào sau đây không đúng?
	A. Các nguyên tố thuộc nhóm A là các nguyên tố s và p.
	B. Các nguyên tố thuộc nhóm B là các nguyên tố d và f.
	C. Chu kỳ 1, 2, 3 đều có 8 nguyên tố nên được gọi là chu kỳ nhỏ.
	D. Chu kỳ thường bắt đầu bằng một kim loại kiềm và kết thúc bằng một khí hiếm ( trừ chu kỳ 1 và chu kỳ 7 chưa hoàn thành ) 
Câu 6: Nguyên tử M có cấu hình electron là : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p 1. Cấu hình electron của ion M3+ là :
 	A. 1s2 2s2 2p6 3s2 	B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6
 	C. 1s2 2s2 2p6 	 	D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4
Câu 7: Số oxi hóa của ngtố nitơ trong các chất và ion sau : N2O5, N2O, N2, NH4+, NO2 lần lượt là:
 	A. +5 , +1 , 0 ,+4 , +2	B. +5, -1, 0 , -4 , +4
 	C. +5 , -1, 0, -3 , +2	D. +5, +1, 0 , -3, +4
Câu 8: Cho 3 nguyên tố X ( Z =15) ; Y ( Z = 30 ) ; T ( Z = 2 )
 	A. X là phi kim, Y và T là kim loại 	B. X và Y là phi kim, T là kim loại
 	C. X là phi kim, Y là kim loại, T là khí hiếm 	D. X và Y là phi kim, T là khí hiếm 
Câu 9: Cho các nguyên tố : 12Ca ; 12Mg ; 13Al . Dãy các kim loại được xếp theo chiều tính kim loại tăng dần :
 	A. Al < Mg < Ca 	B. Mg < Al < Ca 	C. Ca < Mg < Al 	D. Ca < Al < Mg 
Câu 10: Những giá trị nào sau đây không biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân?
 	A. Số e ở lớp ngoài cùng 	B. Bán kính nguyên tử
 	C. Năng lượng ion hóa 	D. Nguyên tử khối
Câu 11: Cho các nguyên tố : 15P ; 7N ; 14Si. Dãy các các hiđroxit tương ứng với oxit cao nhất của các nguyên tố trên được sắp xếp theo chiều tính axit tăng dần là : 
 	A. H3PO4 < HNO3 < H2SiO3	 	B. HNO3 < H3PO4 < H2SiO3
 	C. H2SiO3 < H3PO4 < HNO3	 	D. HNO3 < H2SiO3 < H3PO4 
Câu 12: Cho nguyên tử khối trung bình của B là 10,812. Vậy nếu có 47 nguyên tử 10B thì số nguyên tử 11B là :	A. 202. 	B. 204. C. 203. 	D.205.
B. TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: (1,25 đ) 
Dự đoán bản chất liên kết trong các phân tử sau : SrCl2, Al2S3 , Cl2 , P2O5 . 
Sr
Al
P
S
Cl
O
Độ âm điện
0,95
1,61
2,19
2,58
3,16
3,44
Hãy cho biết liên kết trong phân tử nào là phân cực nhất và kém phân cực nhất ? 
Câu 2: ( 0,75 đ) 
Viết công thức electron , công thức cấu tạo của các phân tử sau : CCl4 , N2 , H2CO3 
Câu 3: (2 đ) 
Cho cation R2+ và anion X – có cùng cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s2 3p6.
Viết cấu hình electron của nguyên tử R, X. Xác định vị trí nguyên tố R và X trong bảng tuần hoàn . 	b) Giải thích sự tạo thành liên kết ion giữa R và X. 
Câu 4: (1 đ) 
Hợp chất khí với hiđro của một nguyên tố có công thức RH3 . Oxit cao nhất của nó chứa 25,93% khối lượng R. Xác định tên nguyên tố R ?
Câu 5: (2 đ) 
Hòa tan hoàn toàn 3 gam một kim loại nhóm IIA vào 50 gam dung dịch H2SO4 24,5% ( vừa đủ ) 
	a) Xác định tên kim loại.
	b) Tính C% dung dịch muối thu được.
Nguyên tố
Mg
Ca
Na
H
C
N
O
F
P
S
Cl
M
24
40
23
1
12
14
16
19
31
32
35,5
Z
12
20
11
1
6
7
8
9
15
16
17
---HẾT---

File đính kèm:

  • docHOA 10 - CT CHUAN - DE 1.doc