Đề kiểm tra học kỳ 1 năm học 2008 - 2009 môn: hóa học lớp : 12 thời gian làm bài 45 phút

Câu 1: (1,0 đ) Cho các kim loại sau: Cu, Fe, Ag, Ni. Kim loại nào phản ứng được với dung dịch muối FeCl3. Viết phương trình phản ứng dạng ion thu gọn.

Cho biết thứ tự các cặp oxi hóa khử trong dãy điện hóa như sau:

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 818 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ 1 năm học 2008 - 2009 môn: hóa học lớp : 12 thời gian làm bài 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Đặng Huy Trứ
Tổ : Hóa Học
d š c
(Đề chính thức)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2008 - 2009
 Môn: HÓA HỌC Lớp : 12 
Thời gian làm bài:45 phút(không kể thời gian phát đề)
Họ và tên học sinh:......................................................Lớp.................................
A) Phần chung cho tất cả các học sinh: (8 điểm)
Câu 1: (1,0 đ) Cho các kim loại sau: Cu, Fe, Ag, Ni. Kim loại nào phản ứng được với dung dịch muối FeCl3. Viết phương trình phản ứng dạng ion thu gọn.
Cho biết thứ tự các cặp oxi hóa khử trong dãy điện hóa như sau:
;;;;
Câu 2: ( 1,25đ) Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch sau đựng trong các bình mất nhãn: Metylamin, glixin, natriaxetat, axit axetic.
Câu 3: (1,0 đ) Viết các phương trình phản ứng theo chuỗi sau (ghi rõ điều kiện):
Metan → Anđehit fomic → Ancol metylic → Metyl metacrylat → Thủy tinh hữu cơ.
Câu 4: (0,5đ) Glixin: H2N-CH2-COOH là hợp chất lưỡng tính. Hãy viết phương trình phản ứng chứng minh.
Câu 5: (1,25 đ) Từ 100lit dung dịch ancol etylic 400 có thể điều chế được bao nhiêu kg cao su buna. Biết hiệu suất chung của quá trình là 75% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8g/ml.
Câu6: (1,0 đ) Viết phương trình phản ứng trùng hợp (hoặc trùng ngưng) tạo thành các polime từ các monome sau:
a. vinylaxetat (CH3COOCH=CH2)
b. axit ε –aminocaproic (H2N-[CH2]5-COOH)
Câu 7: (1,0 đ) Từ một mẫu đồng có lẫn bạc, nêu phương pháp hóa học điều chế được Cu(NO3)2 tinh khiết.Viết các phương trình phản ứng.
Câu 8: (1,0 đ) Cho 4,8 g một kim loại R hoá trị II ( duy nhất) tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng thu được 1,12 lít khí NO duy nhất (đktc). Xác định kim loại R
B)Phần dành riêng: (2 điểm)
1/Phần dành cho chương trình chuẩn:
Câu 9: (1,0 đ ) Sắp xếp các chất sau theo chiều tăng dần tính bazơ: CH3NH2, C2H5NH2, C6H5 –NH2, NH3. Giải thích.
Câu 10: (1,0 đ) Cho 1,12 g bột sắt và 0,24 g bột Mg vào một bình chứa 250 ml dung dịch CuSO4 rồi khuấy kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc. Sau phản ứng, khối lượng kim loại có trong bình là 1,88 g. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 trước phản ứng.
2/Phần dành cho chương trình nâng cao:
Câu 9: (1,0 đ) Hợp chất hữu cơ X ( chỉ chứa C, H, O). Tỷ khối hơi của X so với H2 là 30. X không tác dụng với Na để giải phóng khí H2. X có thể tham giá phản ứng tráng bạc. Viết công thức cấu tạo và phương trình phản ứng tráng bạc của X ?
Câu 10: (1,0 đ) Điện phân 200ml dung dịch NaCl 2M ( d = 1,1g/ml) với điện cực trơ có màng ngăn. Khi ở catot thoát ra 22,4 lit khí đo ở điều kiện 200C, 1at thì ngưng điện phân. Xác định nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch sau điện phân.
( Cho: Mg: 24; Cu: 64; Fe: 56; Li: 7; Na: 23; K: 39; Rb: 85; Cs: 133; C: 12; H: 1; O: 16 Cl=35,5)
Trường THPT Đặng Huy Trứ
(Đề chính thức)
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC KÌ I- 
NĂM HỌC 2008 -2009
Môn: HÓA HỌC
Thời gian 45 phút ( không kể thời gian phát đề)
I. PHẦN CHUNG: ( 8 điểm)
Câu 1: (1,0 điểm) Cho các kim loại sau: Cu, Fe, Ag, Ni. Kim loại nào phản ứng được với dung dịch muối FeCl3. Viết phương trình phản ứng dạng và ion thu gọn.
Cho biết thứ tự các cặp oxi hóa khử trong dãy điện hóa như sau:;;;;
HDC:	
Các kim loại phản ứng được là: Cu, Fe, Ni
Phản ứng: 
Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+
	Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+
	Ni + 2Fe3+ → Ni2+ + 2Fe2+
(0,25 điểm)
(0,25 điểm)
(0,25 điểm)
(0,25 điểm)
Câu 2: ( 1,25 điểm)
Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch sau đựng trong các bình mất nhãn: metylamin, glixin, natriaxetat, axit axetic
HDC:
Thử bằng quì tím:
Hóa xanh: mêtylamin và natriaxetat, 
Hóa đỏ: axit axetic
Không đổi màu: glixin
Dùng đũa thủy tinh nhúng dung dịch HCl thử với 2 dung dịch mêtylamin và natriaxetat. 
Có khói trắng là mêtyl amin:
Pư: HCl + CH3NH2 → CH3NH3Cl
Còn lại là natri axetat.
(0,25 điểm)
(0,25 điểm)
(0,25 điểm)
(0,25 điểm)
(0,25 điểm)
Câu 3: (1điểm)
Viết các phương trình phản ứng theo chuổi sau( ghi rõ điều kiện và cân bằng):
Metan → andehitfomic → ancol metylic → metylmetacrylat → Thủy tinh hữu cơ.
HDC:
CH4 + O2 HCHO + H2O
HCHO + H2 CH3 OH
CH3OH + CH2 = CH(CH3)- COOH CH2= CH(CH3)COOCH3 + H2O
 CH3
nCH2= CH(CH3) – COOCH3 ( -CH2 – CH-)n
 COOCH3 
(0,25 điểm)
(0,25 điểm)
(0,25 điểm)
(0,25 điểm)
Câu 4: (0,5 điểm)
Hãy viết phản ứng chứng minh glixin H2N – CH2 COOH là hợp chất lưỡng tính?
HDC:
H2N – CH2 COOH + NaOH → H2N – CH2 COONa + H2O
H2N – CH2 COOH + HCl → Cl- + H3N – CH2 COOH
(0,25 điểm)
(0,25 điểm)
Câu 5: (1,25 điểm)
 Từ 100lit dung dịch ancol etylic 400 có thể điều chế được bao nhiêu kg cao su buna. Biết hiệu suất chung của quá trình là 75% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8g/ml.
Thể tích ancol nguyên chất là 40 lit 
Khối lượng ancol nguyên chất là: 40.0,8 = 32 kg
Phản ứng: 2C2H5OH → CH2=CH – CH =CH2 + H2 + 2H2O
54
32 m
 nCH2=CH-CH=CH2 → (-CH2 – CH=CH-CH2-)n
Khối lượng cao su thực tế thu được: m = =14,087kg
(0,25 điểm)
(0,25 điểm)
(0,25 điểm)
(0,5 điểm)
 Bài 6:(1,0 điểm)
Viết phương trình phản ứng trùng hợp ( hoặc trùng ngưng) tạo thành các polime từ các monome sau:
a. vinylaxetat
b. axit ε –aminocaproic
HDC:
a. nCH3 COO CH= CH2 → ( -CH – CH2-)
 CH3COO
b. nH2N – (CH2)5 – COOH → ( -HN – [CH2]5 – CO - )n + H2O
(0,5 điểm)
(0,5 điểm)
Bài7: (1,0 điểm)
Một mẫu đồng có lẫn bạc. Nêu phương pháp hóa học điều chế được Cu(NO3)2 tinh khiết Viết các phương trình phản ứng.
HDC:
Hòa tan mẫu vật vào HNO3 dung dịch:
Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
Ag + 2HNO3 → AgNO3 + NO2 + H2O
Cho Cu dư vào dung dịch:
Cu + 2AgNO3 → 2Ag + Cu(NO3)2
Lọc chất rắn dư, ta được dung dịch chỉ chứa Cu(NO3)2
( 0,25 điểm)
( 0,25 điểm)
( 0,25 điểm)
( 0,25 điểm)
Bài 8:(1,0 điểm)
Cho 4,8 g một kim loại R hoá trị II ( duy nhất) tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng thu được 1,12 lít khí NO duy nhất (đkc).Xác định R.
HDC:
Phản ứng: 3R + 8HNO3 → 3R(NO3)2 + 2NO + 4H2O
Số mol NO = 0,05 mol
Số mol kim loại: 0,075 mol
MR = = 64. (Cu)
( 0,25 điểm)
( 0,25 điểm)
( 0,25 điểm)
( 0,25 điểm)
Phần dành cho chương trình cơ bản: 
Câu 9: Sắp xếp các chất sau theo chiều tăng dần tính bazơ : CH3NH2, C2H5NH2, C6H5 –NH2, NH3. Giải thích 
Thứ tự tăng dần tính bazo: C2H5 NH2 > CH3NH2 > NH3 > C6H5NH2
Giải thích: Gốc HC no đẩy e, gốc càng lớn đẩy càng mạnh làm tăng mật độ e trên N , gốc C6H5 – hút e làm giảm mật độ e trên N
(0,5 điểm)
(0,5 điểm)
Câu 10: (1 điểm)
Cho 1,12 g bột sắt và 0,24 g bột Mg vào một bình chứa 250 ml dung dịch CuSO4 rồi khuấy kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc . Sau phản ứng , khối lượng kim loại có trong bình là 1,88 g . Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 trước phản ứng.
HDC:Nếu Mg và Fe hết thì khối lượng đồng thu được là 0,03.64=1,92g>1,88g nên kim loại đã cho phản ứng chưa hết
Thứ tự các phản ứng:
Mg + CuSO4 → Cu + MgSO4 Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4
 0,24g Mg (0,01mol)phản ứng khối lượng chất rắn tăng:0,01. 64-0,24 = 0,4g
Khối lượng tăng do sắt phản ứng là: 1,88 - 1,12 - 0,24 -0,4 = 0,12g
x là số mol Fe phản ứng, ta có : 0,12= 8x → x = 0,015
số mol CuSO4 là 0,015 + 0,01 = 0,025 → CM = 0,1M 
(0,25 điểm)
(0,25 điểm)
(0,25 điểm)
(0,125điểm)
(0,125điểm)
Phần dành cho chương trình nâng cao:
Câu 9:. (1 điểm)
Hợp chất hữu cơ X ( chỉ chứa C, H, O). Tỷ khối hơi của X so với H2 là 30. X không tác dụng với Na để giải phóng khí H2. X có thể tham giá phản ứng tráng bạc. Viết công thức cấu tạo của X và phương trình phản ứng tráng bạc của X ?
HDC:
MX = 60 và X có tham gia phản ứng tráng bạc nên X có 1 nhóm – CHO
- Nếu X là R- CHO không có gốc nào phù hợp cho MR= 31
- Nếu X là HCOOR thì R = 15 ( CH3) là phù hợp
HCOOCH3 +2[Ag(NH3)2]OH →NH4OCOOCH3 + 2Ag + 3NH3 + H2O
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
Câu 10: ( 1 điểm) Điện phân 200ml dung dịch NaCl 2M ( d = 1,1g/ml) với điện cực trơ. Khi ở catot thoát ra 22,4 lit khí đo ở điều kiện 200C, 1at thì ngưng điện phân. Xác định nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch sau điện phân. 
Phương trình điện phân : 2NaCl + 2H2O 2NaOH + H2 + Cl2 (1)
Theo (1) < 0,93 mol
Nên có điện phân nước: 2H2O 2H2 + O2
Số mol do nước điện phân là 0,93 – 0,2 = 0,73 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: 
mdd = (200 x 1,1) – [0,93x2 +(0,73:2)32+ 71x 0,2] =192,26g
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm
0,25điểm

File đính kèm:

  • docDe thi HKI4_Mon Hoa 12.doc
Giáo án liên quan