Đề kiểm tra học kỳ 1 –năm học: 2007 – 2008 môn hóa học – lớp 11 – chương trình chuẩn

Câu 2 : Cặp chất nào sau đây có thể tồn tại trong cùng một dung dịch?

 A. Đồng (II) nitrat và amoniac B. Axit nitric và đồng (II) nitrat.

 C. Bari hidroxit và axit photphoric. D. Amoni hidrophotphat và kali hidroxit

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 894 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ 1 –năm học: 2007 – 2008 môn hóa học – lớp 11 – chương trình chuẩn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở Giáo dục & Đào tạo TP Hồ Chí Minh
Trường THPT Mạc Đĩnh Chi	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I –NĂM HỌC: 2007 – 2008
ĐỀ 2
	 MÔN HÓA HỌC – LỚP 11 – CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
	Thời gian làm bài : 50 phút 
	Đề kiểm tra có 02 trang
HỌC SINH CÓ SBD CHẴN LÀM ĐỀ 2 VÀ PHẢI GHI VÀO GIẤY LÀM BÀI “ ĐỀ 2 ’’
A .TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm gồm 12 câu )
+ Y 
+ Z 
Câu 1 : Cho sơ đồ phản ứng sau : (NH4)2SO4 	 NH4Cl 	 NH4NO3
Y , Z lần lượt là chất nào sau đây ? 
	A. HCl ; HNO3	B. BaCl2 ; AgNO3 	C. CaCl2 ; HNO3 	D. HCl ; AgNO3
Câu 2 : Cặp chất nào sau đây có thể tồn tại trong cùng một dung dịch?
 	A. Đồng (II) nitrat và amoniac	B. Axit nitric và đồng (II) nitrat.
 	C. Bari hidroxit và axit photphoric.	D. Amoni hidrophotphat và kali hidroxit
Câu 3 : Chọn phát biểu sai :
	A. Tất cả muối amoni đều dễ tan trong nước và là chất điện li mạnh.
B. Phân đạm amoni, phân urê thích hợp với vùng đất ít chua, hoặc đã khử chua bằng vôi .
	C. Kim cương và than chì là hai dạng thù hình của cacbon nên có tính chất vật lí giống nhau.
	D. Thường dùng khí CO2 để dập tắt đám cháy ( trừ đám cháy do kim loại mạnh Al , Mg ) 
Câu 4: Một dung dịch có pH=5 thì nồng độ [H+] bằng :
 	A. 2,0 . 10-5 M . 	B. 5 .10-4M 	C. 1,0 . 10-5M . 	D. 1,0 .10-4M . 
Câu 5: Thành phần chính của phân supe photphat kép là :
 	A.Ca (H2PO4)2 	B. Ca3(PO4)2	
	C. Ca(H2PO4)2 và CaSO4 	D. Ca3(PO4)2 và CaSO4 
Câu 6 : Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng ?
	A. Nitơ là chất khí không màu , không mùi , không duy trì sự cháy và sự hô hấp .
	B. Vì có liên kết ba trong phân tử nên nitơ rất bền ở nhiệt độ thường.
	C . Khi tác dụng với kim loại hoạt động, nitơ thể hiện tính khử.
	D . Số oxi hóa của nitơ trong các hợp chất và ion : Ca3N2 , N2O4, NH4+, NO2- lần lượt là -3, +4 , -3, +3.
Câu 7 : Để điều chế 2 lít NH3 từ N2 và H2 với hiệu suất = 25% thì thể tích N2 cần dùng ở cùng điều kiện là :
 	A. 8 lít	B. 4 lít	 	C. 2 lít	D. 1 lít 
Câu 8: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào chứng minh axit HNO3 có tính oxi hóa ? 
A. 3 FeO + 10 HNO3 ® 3 Fe(NO3)3 + NO + 5 H2O
	B. Fe2O3 + 6 HNO3 ® 2 Fe(NO3)3 + 3 H2O
C. Na2CO3 + 2 HNO3® 2 NaNO3 + CO2 + H2O
D. Cu(OH)2 + 2 HNO3 ® Cu(NO3)2 + 2 H2O
Câu 9 : Thể tích khí N2 ( đktc ) thu được khi nhiệt phân hoàn toàn 32 gam muối amoni nitrit là : ( Cho N =14 ; H =1 ; O =16 ) 
A. 22,4 lít 	B.17,92 lít C.11,2 lít D. 8,96 lít 
Câu 10: Câu phát biểu nào dưới đây không đúng ? 
	A. Dung dịch NH3 làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng, và quỳ tím chuyển sang màu xanh.
	B. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3 lúc đầu xuất hiện kết tủa keo trắng sau đó kết tủa tan tạo dung dịch trong suốt không màu.
	C. Axit cacbonic là một triaxit, kém bền dễ bị phân hủy.
	D. Tất cả muối photphat trung hòa đều ít tan trong nước, trừ muối của kim loại kiềm và amoni.
Câu 11 : Chọn phản ứng sai :
 	A. 2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O 	B. H3PO4 +3 AgNO3 à Ag3PO4 ¯+ 3HNO3
 	C. (NH4)3PO4 3 NH3 + H3PO4 	 	D. CaCO3 CaO + CO2
Câu 12: Cho các phản ứng hóa học sau :
	(1) C + O2 à CO2 	(2) 3C + 4Al à Al4C3 
	(3) 2CuO + C à 2Cu + CO2 	(4) C + H2O à CO + H2
	(5) C + 2 H2 à CH4 
Cacbon thể hiện tính oxi hóa ở phản ứng nào ? 
	A. 1, 3 , 4 	B. 2 , 5 	C. 1 , 2 ,3 	D. chỉ có phản ứng 2 
B .TỰ LUẬN ( 7 điểm )
Câu 1 ( 2 điểm ) 
Viết phương trình phản ứng hóa học ( dạng phân tử ) thực hiện chuỗi phản ứng sau :
(2) 
(3) 
(1) 
	 CO2 	 CaCO3 CaCl2
(4) 
	HNO3 
(6) 
(5) 
	 H3PO4 ( NH4 )3 PO4 NH3 
	b) Viết phương trình phản ứng hóa học ( dạng ion thu gọn ) của phản ứng ( 3) và (6 )
Câu 2 ( 1, 5 điểm ) 
Có 4 lọ mất nhãn chứa riêng biệt các dung dịch sau : NH4Cl , NH4NO3 , Na3PO4 , NaNO3 . Bằng phương pháp hóa học nêu cách nhận biết các lọ dung dịch trên , viết phương trình phản ứng . 
Câu 3 ( 1 điểm ) Viết 1 phương trình phản ứng hóa học chứng minh cho mỗi trường hợp sau :
NH3 thể hiện tính khử ; NH3 thể hiện tính bazo 
P thể hiện tính oxi hóa 
H3PO4 có tính axit mạnh hơn H2CO3 
Câu 4 ( 1,5 điểm ) Hoà tan hoàn toàn a gam hỗn hợp FeO và Fe2O3 trong dung dịch HNO3 đặc nóng ( vừa đủ ) , thu được 2,24 lít khí màu nâu đỏ (đktc) . Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 72,6g muối khan 
a) Tính khối lượng HNO3 tham gia phản ứng ? 
b) Tính giá trị a ? 
Câu 5 ( 1 điểm ) Nung 7,2 g CaCO3 ở 10000 C và cho toàn bộ lượng khí thoát ra hấp thụ hết vào 500 ml dd NaOH 0,36 M . Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng thu được chất rắn X . Tính khối lượng chất rắn X thu được  ? 
	Cho C=12 ; O =16 ; Ca =40 ; Na = 23 ; H =1 ; Fe =56 ; N =14 
---HẾT---

File đính kèm:

  • docHOA 11 - CT CHUAN - DE 2.doc
Giáo án liên quan