Đề kiểm tra học kỳ 1 – năm học 2007 - 2008 môn: hóa 12 – thời gian: 60 phút

Câu 1: Dùng phản ứng hóa học nào để chứng minh trong cấu tạo của Glucozơ có nhiều nhóm hidroxyl?

a. Tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng b. Tráng gương

c. Khử Cu(OH)2 , đun nóng d. Tác dụng với axit CH3COOH

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1053 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ 1 – năm học 2007 - 2008 môn: hóa 12 – thời gian: 60 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT VÕ THỊ SÁU	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 – NĂM HỌC 2007 - 2008
	MÔN: HÓA 12 – Thời gian: 60 phút – MÃ ĐỀ: 101
Câu 1: Dùng phản ứng hóa học nào để chứng minh trong cấu tạo của Glucozơ có nhiều nhóm hidroxyl?
a. Tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng	b. Tráng gương	
c. Khử Cu(OH)2 , đun nóng	d. Tác dụng với axit CH3COOH
Câu 2: Tính chất hóa học nào sau đây không phải của Glucozơ?
a. Tính chất của rượu đa chức	 b. Phản ứng thủy phân c. Tính chất của andehit d. Phản ứng lên men rượu
Câu 3: Người ta điều chế Glucozơ bằng cách :
a. Thủy phân dung dịch Saccarozơ có axit vô cơ xúc tác	b. Este hóa xenlulozơ 
c. Thủy phân tinh bột nhờ axit vô cơ xúc tác	d. Oxi hóa rươu đa chức
Câu 4: Đồng phân của Glucozơ là :
a. Saccarozơ	b. Mantozơ	c. Xenlulozơ	d. Fructozơ
Câu 5: Điểm khác nhau trong cấu tạo phân tử mạch hở của Glucozơ và đồng phân của nó là: 
a. Glucozơ có nhóm chức andehit còn đồng phân của nó thì có nhóm chức của một xeton. 
b. Số nhóm hydroxyl khác nhau	c. Dạng mạch cacbon khác nhau	d. Tất cả đều đúng.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG:
a. Saccarozơ là loại đường phổ biến nhất, có nhiều trong mía, củ cải đường, thốt nốt...
b. Saccarozơ có thể tham gia phản ứng tráng gương
c. Dung dịch Saccarozơ có phản ứng thủy phân khi đun nóng với xúc tác axit vô cơ
d. Dung dịch Saccarozơ phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng cho dung dịch xanh lam trong suốt
Câu 7: Cho phản ứng thủy phân sau: C12H22O11 + H2O → 2C6H12O6 ( α-Glucozơ). Đó là phản ứng thủy phân của:
a. Saccarozơ	b. Xenlulozơ	c. Mantozơ	d.Tinh bột
Câu 8: Để phân biệt 3 chất: hồ tinh bột, lòng trắng trứng và glixerin người ta làm thí nghiệm nào?
 I-Dùng HNO3 và Cu(OH)2.	II-Dùng dd I2 và Cu(OH)2.	III- dùng dd I2 và đun nóng
a. I, II	b. I, III	c. I, II, III	d. II, III
Câu 9: Công thức nào dưới đây là công thức tổng quát của aminoaxit no.
a. CnH2n +1(NH2)(COOH)	b. (NH2)x(COOH)y	c. CxHy(NH2)a(COOH)b	d. H2N-CxH2x-COOH
Câu 10: Alanin có công thức cấu tạo nào sau đây:
a. NH2 – CH2 – COOH	b. C6H5NH2	c. NH2 –CH(CH3)– COOH	d.CH3-CH(NH2)–CH2- OOH
Câu 11: Chất nào sau đây có phản ứng tráng gương?
a. Saccarozơ	b. Tinh bột	c. Glucozơ	d. Xenlulozơ
Câu 12: Để phân biệt saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ ở dạng bột nên dùng cách nào sau đây?
a. Cho từng chất tác dụng với HNO3/H2SO4 đ	b. Cho từng chất tác dụng với dung dịch iot
c. Cho từng chất vào nước, đun nóng nhẹ và thử với dung dịch iot
d. Cho từng chất tác dụng với vôi sữa Ca(OH)2
Câu13: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không chứng minh được nhóm chức anđehit của glucozơ?
a. Oxi hóa glucozơ bằng AgNO3/NH3	b. Oxi hóa glucozơ bằng Cu(OH)2 đun nóng
c. Lên men glucozơ bằng xúc tác enzim	d. Khử glucozơ bằng H2/Ni, to
Câu 14: Ứng dụng nào dưới đây không phải là ứng dụng của glucozơ?
a. Làm thực phẩm dinh dưỡng và thuốc tăng lực	b. Tráng gương, tráng bình thủy.
c. Nguyên liệu sản xuất rượu etylic.	d. Nguyên liệu sản xuất P.V.C
Câu 15: Saccarozơ và mantozơ sẽ tạo sản phẩm giống nhau khi tham gia phản ứng nào dưới đây?
a. Tác dụng với Cu(OH)2	b. Tác dụng với AgNO3/NH3	c. Thủy phân 	d. Đốt cháy hoàn toàn
Câu 16: Điểm khác nhau cơ bản về thành phần nguyên tố giữa protit so với gluxit và lipit:
a. Nguyên tố N.	b. Nguyên tố Fe.	c. Nguyên tố S.	d. Nguyên tố ôxy.
Câu 17: Sự kết tủa của protit bằng nhiệt độ được gọi là :
a. Sự trùng ngưng.	b. Sự ngưng tụ protit.	c. Sự phân huỷ protit.	d. Sự đông tụ protit.
Câu 18: Khi nhỏ dd HNO3 đậm đặc vào dung dịch lòng trắng trứng , đun nóng hỗn hợp thấy xuất hiện-------(1) ; cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện ----(2).
a. (1) : ↓ trắng , (2) : dung dịch tím xanh.	b. (1) : ↓ vàng , (2) : dung dịch tím xanh.
c. (1) : ↓ xanh , (2) : dung dịch vàng.	d. (1) : ↓ vàng , (2) : dung dịch xanh.
Câu 19: Có bao nhiêu đipeptit gồm hai mắc xích khác nhau có thể tạo ra thành từ 2 amino axit alanin và glixin 
a. 2	b. 3	c. 4	d. 1
Câu 20: Có bao nhiêu đipeptit gồm hai mắc xích khác nhau được tạo thành từ alanin và axit glutamic.
a. 1	b. 2	c. 3	d. 4
Câu 21: Khi thuỷ phân protit sau đây: NH2-CH2-CO-NH-CH(CH2-COOH)-CO-NH-CH(CH2-C6H5 )-CO-NH-CH2-COOH ta sẽ được bao nhiêu amino axit khác nhau.
a. 1	b. 2	c. 3	d. 4
Câu 22: Trong các chất sau: etan; propylen; benzen; glyxin; styren. Chất nào cho được phản ứng trùng hợp.
a. C2H6	b. C2H6 , C6H6	c. NH2-CH2-COOH	d. C3H6, C6H5-CH= CH2
Câu 23: Monome tương ứng với polime: -[CH2 – CH (OOC-CH3)]n- là
a. Mêtylacrylat	b. vinylclorua	c. viny axetat	d. axit acrylic
Câu 24. số mắc xích của poli etylen có khối lượng phân tử 5000 (đvc) là:
a. 250,5	b. 200,5	c. 160,5	d. 178,5
Câu 25. Hợp chất nào sau đây không thể tham gia phản ứng trùng ngưng:
a. phenol và anđehit fomic	b. axit ađipic và hecxa metylen đi amin c. glizin 	d. metylmetacrylat
Câu 26. X → Y→ poli etylen , X không là chất nào:
a. Etan	b. Axetylen	c. Andehyt axetic	d. Propan
Câu 27. Polime thiên nhiên nào có thể không là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng
a. tinh bột	b. cao su thiên nhiên	c. protit	d. tơ tằm
Câu 28. thủy tinh hữu cơ được tổng hợp từ nguyên liệu :
a. Vinyl clorua	b. Metylmetacrylat	c. Styren	d. Vinyl axetat
Câu 29. Monome nào không tham gia phản ứng trùng hợp:
a. butadien -1,3	b. axit meta crylic	c. axit aminoaxetic	d. vinyl clorua
Câu 30. Có thể điều chế glyxin từ:
a. NH2 – CH2 – COO- C2H5	b. NH3Cl – CH2 – COO H c. NH2 – CH2 – COO NH4 d. Tất cả đều đúng.
Câu 31: Đun nóng dd chứa mg glucozơ với bạc oxit trong dd ammoniac, thấy 6,48g bạc kim lọai tách ra, giả sử hiệu suất pứ là 80%. Khối lượng m của glucozơ là:
a. 5,67g 	b. 6,57g 	c. 7,65g 	d. 6,75g 
Câu 32: Cho 22,5g glucozơ lên men thành rượu etylic với hiệu suất 75%. Dẫn khí cacbonic sinh ra vào nước vôi trong có dư, thu được bao nhiêu gam kết tủa?
a. 18,75g	b. 17,85g	c. 15,87g	d. 17,58g 
Câu 33: Cho m kg nho chứa 20% tinh chất lên men thành rượu etylic. Trong quá trình chế biến, rượu bị hao hụt mất 12%. Khối lượng rượu thu được là 11,5g Tính m:
a. 124,87g 	b. 127,84g 	c. 128,47g 	d. 124,78g 
Câu 34: Tính khối lượng gỗ chứa 80% xenlulozơ cần dùng để sản xuất ra 0,25 tấn xenlulozơ triaxetat với hiệu suất 80%.
a. 0,25 tấn 	b. 0,29 tấn	c. 0,27 tấn 	d. 0,31 tấn
Câu 35: Tính khối lượng kết tủa Ag hình thành khi tiến hành tráng gương hòan tòan 18g dd đường nho chứa 75% glucozơ.
a. 12,6,g	b. 21,6g	c.16,2g	 	d. 26,1g
Câu 36: Trung hòa 1 mol β - amino axit A cần 1 mol HCl tạo ra muối B có hàm lượng nitơ là 11,155% theo khối lượng.Công thức của A: 
a. CH3 – CH (NH2)CH2 – COOH	b. CH3 – CH (NH2) – COOH 
c. H2N – CH2 – CH2 – COOH	d. HOOC-CH2 – CH(NH2)-CH2- COOH
Câu 37: Trùng hợp 2,8 lít propylen (đktc), với hiệu suất phản ứng là 75%,khối lượng polyme thu được: 
a. 4,1253 gam	b. 3,1253 gam 	c. 4,9375 gam	 	d.3,9375gam 
Câu 38: Trùng hợp 10,75 vinyl axetat hiệu suất 75% thu được m gam PVA. Số mắc xích vynyl axetat có trong m gam polyme nói trên là:
a. 5,65.1021	b. 5,65.1022 	c. 5,65.1020	 	d. 5,65.1023 
Câu 39: Để trung hoà 9,25 gam một axit đơn chức cần đúng 200 ml dung dịch NaOH 0,625M .Công thức phân tử của axit là:
a. CH3COOH	b. C3H7COOH 	c. C2H5COOH	d. HCOOH
Câu 40: Trùng hợp hoàn toàn m gam metylmetacrylat hiệu suất 75% thu được x gam polyme và 3,125 gam metylmetacrylat còn dư. Tính x.
a. 9,375g	b.9,735g	c.9,537g 	d.9,753g 	
Cho C:12 O:16 H:1 Na:23 Cl:35,5 N:14 Số Avogadro =6,023x1023
---Hết---
Mã đề 101	Mã đề 549
Câu 25	Câu 9	: c. glixin
Câu 33	Câu 25	: m gam đường nho
Câu 34	Câu 27	: a. 0,25	b. 0,22	c. 0,29	d. 0,24
Câu 38	Câu 35	: 10,75 gam Vinylaxetat

File đính kèm:

  • docHoa12-A.doc
Giáo án liên quan