Đề kiểm tra học kỳ 1 – năm học 2007 - 2008 môn: hóa 10
Câu 1: Chọn phát biểu sai:
A. Kim cương là một dạng thù hình của Cacbon thuộc loại mạng tinh thể nguyên tử
B. Trong tinh thể kim cương , mỗi nguyên tử cacbon ở trạng thái lai hóa sp3
C. Tinh thể nguyên tử tạo bởi các nguyên tử nằm ở nút mạng liên kết với nhau bằng liên kết ion
D. Tinh thể nguyên tử có độ cứng lớn, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao
TRƯỜNG THPT VÕ THỊ SÁU ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÝ 1 – NĂM HỌC 2007 - 2008 MÔN: HÓA 10 – Thời gian: 45’ – MÃ ĐỀ: 101 A. Phần trắc nghiệm: Câu 1: Chọn phát biểu sai: Kim cương là một dạng thù hình của Cacbon thuộc loại mạng tinh thể nguyên tử Trong tinh thể kim cương , mỗi nguyên tử cacbon ở trạng thái lai hóa sp3 Tinh thể nguyên tử tạo bởi các nguyên tử nằm ở nút mạng liên kết với nhau bằng liên kết ion Tinh thể nguyên tử có độ cứng lớn, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao Câu 2: Băng phiến thuộc loại mạng tinh thể phân tử nên Dễ thăng hoa B. Có độ cứng lớn C. Nhiệt độ nóng chảy cao D. Nhiệt độ sôi cao Câu 3: Số oxi hóa của Nito trong HNO3 , N2O, NH4+, NO2 lần lượt là : +5 , +1 , +3 , +4 B. +5 , +1 , -3 , +4 C. -5 , +1 , -3 , +4 D. -5 , +1 , +3 , +4 Câu 4: Mn có số oxi hóa +6 trong hợp chất : KMnO4 B. K2MnO4 C. MnSO4 D. MnO2 Câu 5: Cộng hóa trị của Cacbon trong hợp chất CO2 , CH4 , C2H4 là Đều là 4 B. 2, 4 ,2 C. Đều là 2 D. 4 ,4 , 2 Câu 6: Điện hóa trị của Mg, Al, Na trong hợp chất MgCl2 , AlCl3 , NaCl lần lượt là II , III , I B. -2 , -3 , -1 C. +2 , +3 , +1 D. 2+ , 3+ , 1+ Câu 7: Phát biểu nào đúng A. sự oxi hóa là sự nhận electron của một chất. B. Chất khử là chất có số oxi hóa giảm sau phản ứng. C. Quá trình khử là quá trình làm tăng số oxi hóa của một chất. D. Chất bị oxi hóa là chất cho electron. Câu 8: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa- khử ? A. H2SO4 + 2KOH K2SO4 + 2H2O. B. SO3 +H2O H2SO4 C. 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 D. NH4Cl NH3 + HCl Câu 9: Cho Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng thu được Cu(NO3)2, NO2 và H2O. Trong phản ứng trên A. Cu(NO3)2 là chất khử, NO2 là chất oxi hóa. B. Cu là chất khử, HNO3 là chất oxi hóa. C. Cu là chất oxi hóa, HNO3 là chất khử . D. Cu là chất khử,NO2 là chất oxy hóa. Câu 10: Cho sơ đố phản ứng: Zn + HNO3 Zn (NO3)2 + NO + H2O Trong phương trình hoá học của phản ứng trên, các hệ số tương ứng với phân tử các chất là dãy số A. 3,8,3,2,4. B. 3,2,3,4,2. C. 2,3,2,3,4. D. 3,8,2,4,2. Câu 11: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hóa –khử ? A. Fe + 2HCl FeCl2 + H2 B. CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O. C. 4NH3 + 5O2 4NO + 6H2O. D. 2Al + 3Cl2 2AlCl3. Câu 12: Phản ứng hóa học có thể có sự thay đổi số oxi hóa của nguyên tố là phản ứng: A. hóa hợp. B. giữa một oxyt kim loại và một oxyt phi kim C. phân hủy. D. Tất cả đều đúng. B. Tự luận: Lý thuyết: Câu 1: a/ Cân bằng phản ứng oxi hóa - khử sau, bằng phương pháp thăng bằng electron, xác định chất khử, chất oxihóa? viết các quá trình khử, quá trình oxi hóa? Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + N2 + H2O. Nêu vai trò của HNO3 trong phản ứng trên? b/ Viết phản ứng tạo ra NaOH từ: 1 phản ứng oxi hóa -khử, và 1 phản ứng không phải là phản ứng oxi hóa khử. Câu 2: Hãy mô tả sự lai hóa của nguyên tử S trong phân tử SO2. Vẽ hình. Bài toán: Bài 1: a/ Cân bằng phản ứng H2C2O4+KMnO4+H2SO4→CO2 + MnSO4 + K2SO4 +H2O cho biết vai trò của các chất và quá trình. b/ Hoà tan 19,75g KMnO4 (thuốc tím) vào dung dịch H2SO4 loãng có dư rồi cho từ từ dung dịch H2C2O4 0,25M vào dung dịch trên đến khi vừa hết màu tím. Tính thể tích dung dịch H2C2O4 đã dùng. Bài 2: Xét phản ứng quang hợp của cây mía: CO2 + H2O → C12H22O11 + O2 a. Cho biết vai trò của các chất và cân bằng phản ứng trên? b. Muốn tổng hợp được 1 mol mol sacarozơ, cây mía phải hấp thu 5,64.103kJ. Viết phương trình nhiệt hoá học và tính năng lượng mà cây mía phải hấp thu từ ánh sáng mặt trời để tổng hợp được 42,75g đường.C12H22O11 Lưu ý: Các lớp 10 cơ bản học 2 tiết hoá một tuần không phải làm câu lý thuyết 2 và bài toán 2. ---Hết---
File đính kèm:
- Hoa 10-A.doc