Đề kiểm tra học kì II môn thi: hoa học 12 thời gian làm bài: 60 phút

Câu 1: Thuốc thử dùng để nhận biết Na, Ca, Al dạng bột, đựng trong các lọ mất nhãn là

A. H2O . B. NaOH. C. Na2CO3. D. HCl.

Câu 2: Điện phân NaCl nóng chảy thì sản phẩm thu được là

A. Na, Cl2. B. Na, O2 C. NaOH, Cl2. D. NaClO, Cl2

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1080 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II môn thi: hoa học 12 thời gian làm bài: 60 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(Đề thi có 3 trang)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN THI: HOA HỌC 12
Thời gian làm bài: 60 phút.
(40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 152
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Câu 1: Thuốc thử dùng để nhận biết Na, Ca, Al dạng bột, đựng trong các lọ mất nhãn là
A. H2O .	B. NaOH.	C. Na2CO3.	D. HCl.
Câu 2: Điện phân NaCl nóng chảy thì sản phẩm thu được là
A. Na, Cl2.	B. Na, O2	C. NaOH, Cl2.	D. NaClO, Cl2.
Câu 3: Thùng bằng kim loại nào có thể đựng các dung dịch HCl, H2SO4 loãng ?
A. Pb, Sn.	B. Al, Fe.	C. Al, Cr.	D. Cu, Ag.
Câu 4: Dẫn không khí bị ô nhiễm đi qua giấy lọc tẩm dung dịch Pb(NO3)2 thấy dung dịch xuất hiện màu đen. Không khí đó đã bị nhiễm bẩn khí nào sau đây?
A. NO2.	B. H2S.	C. SO2.	D. Cl2.
Câu 5: Thuốc thử để phân biệt CO2 và SO2 là
A. nước vôi trong (Ca(OH)2).	B. dung dịch HCl.
C. dung dịch nước brom dư (Br2).	D. dung dịch NaOH.
Câu 6: Cặp chất không xảy ra phản ứng hoá học là
A. Cu + dung dịch FeCl3.	B. Fe + dung dịch HCl.
C. Cu + dung dịch FeCl2.	D. Fe + dung dịch FeCl3.
Câu 7: Cho các dung dịch sau :
(1) Zn(NO3)2.
(2) Cu(NO3)2..
(3) AgNO3.
Sắt có phản ứng với các dung dịch
A. (1), (3).	B. (1), (2).	C. (1), (2), (3).	D. (2), (3).
Câu 8: Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Mg từ MgCl2 là
A. điện phân dung dịch MgCl2.	B. dùng K khử Mg2+ trong dung dịch MgCl2.
C. điện phân MgCl2 nóng chảy.	D. nhiệt phân MgCl2.
Câu 9: Cho Cu kim loại vào dung dịch HNO3 dư ( đặc, nóng), kết thúc phản ứng thu được 3,36 lít khí duy nhất. Khối lượng Cu đã tham gia phản ứng là
A. 6,4 gam.	B. 9,6 gam.	C. 14,4 gam.	D. 4,8 gam.
Câu 10: Phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng của nhôm với
A. dung dịch axit.	B. oxit kim loại.	C. nước.	D. phi kim.
Câu 11: Cho 2g một kim loại kiềm thổ tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 5,55 gam muối clorua.Tên của kim loại đó là
A. magie.	B. beri.	C. canxi.	D. bari.
Câu 12: Cho các ion: Fe2+ (1), Ag+ (2), Cu2+ (3). Thứ tự sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của các ion đó là
A. (1), (3), (2).	B. (2), (1), (3).	C. (2), (3), (1).	D. (1), (2), (3).
Câu 13: Tính chất hoá học chung của hợp chất sắt (II) là
A. vừa có tính khử, vừa có tính oxi hoá.
B. tính khử.
C. không có tính khử, cũng không có tính oxi hoá.
D. tính oxi hoá.
Câu 14: Dãy gồm các chất đều có tính chất lưỡng tính là
A. Cr2O3, Cr(OH)3, Na2CO3, NaHCO3.	B. Cr2O3, Cr(OH)3, Al2O3, Na2CO3.
C. Cr2O3, Cr(OH)3, Al2O3, NaHCO3.	D. ZnO, Zn(OH)2, ZnSO4, Na2CO3.
Câu 15: Kim loại natri khi cháy trong không khí , ngọn lửa có màu
A. tím.	B. vàng.	C. đỏ.	D. xanh.
Câu 16: Zn bị ăn mòn điện hóa khi tiếp xúc với kim loại M để ngoài không khí ẩm. Vậy M là
A. Ca.	B. Fe.	C. Mg.	D. Al.
Câu 17: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của kim loại kiềm ?
A. Năng lượng cần dùng để tách electron hoá trị ( năng lượng ion hoá ) tương đối lớn.
B. Chất khử mạnh nhất trong số các kim loại.
C. Vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.
D. Có tính oxi hoá mạnh.
Câu 18: Chất có thể làm mềm nước cứng vĩnh cửu là
A. Ca(OH)2.	B. NaCl.	C. Na2CO3.	D. HCl.
Câu 19: Fe tác dụng với dung dịch HNO3 loãng được dung dịch Fe(NO3)3 và khí X không màu, sau đó có màu đỏ nâu. Khí X là
A. NO2.	B. NO.	C. NH3.	D. N2O3.
Câu 20: Cho sơ đồ phản ứng : +X +Y 
 FeCl2 → FeCl3→ Fe(OH)3 .
Để thực hiện các phản ứng thể hiện dãy biến hoá trên thì X, Y tương ứng là
A. Cl2, NaOH.	B. Cl2, H2O.	C. HCl, NaOH.	D. HCl, H2O.
Câu 21: Phương pháp thường dùng để sản xuất gang là
A. khử sắt oxit bằng CO ở nhiệt độ cao ( phương pháp nhiệt luyện ).
B. điện phân muối sắt nóng chảy.
C. điện phân dung dịch muối sắt .
D. dùng chất khử mạnh để khử ion sắt trong dung dịch muối ( phương pháp thuỷ luyện ).
Câu 22: Trong hệ thống tuần hoàn , sắt (Fe) là nguyên tố hoá học thuộc nhóm
A. VIIA	B. VIIB.	C. VIIIB	D. VIIIA
Câu 23: Cho phương trình phản ứng sau : 3FeO + 10HNO3 3Fe(NO3)3 + 5H2O + NO.
FeO đóng vai trò
A. là chất khử, nhưng đồng thời cũng là chất oxi hoá.
B. không là chất oxi hoá và cũng không là chất khử.
C. là chất oxi hoá.
D. là chất khử.
Câu 24: Hoà tan 10g hỗn hợp bột Fe và Fe2O3 bằng một lượng dung dịch HCl vừa đủ thu được 1,12 lít hidro ( đktc) . Phần trăm theo khối lượng của Fe và Fe2O3 trong hỗn hợp ban đầu là
A. 50%. 50%	B. 20%, 80%	C. 10%, 90%	D. 28%, 72%
Câu 25: Kim loại Cu phản ứng được với dung dịch
A. KNO3.	B. FeSO4.	C. HCl.	D. AgNO3.
Câu 26: Chất có khả năng phá hủy tầng ozon là
A. CFC (cloroflorocacbon).	B. CO.
C. SO2.	D. H2S.
Câu 27: Sơ đồ thể hiện nguyên tắc sản xuất gang từ sắt oxit đến sắt trong lò cao là
A. Fe2O3 → FeO → Fe3O4 → Fe.	B. FeO → Fe3O4 → Fe2O3 → Fe.
C. Fe3O4 → Fe2O3 → FeO → Fe.	D. Fe2O3→ Fe3O4 → FeO → Fe.
Câu 28: Dung dịch muối có phản ứng kiềm là
A. ZnSO4	B. Al2(SO4)3.	C. Na2SO4.	D. Na2CO3 .
Câu 29: Cho biết hiệu suất phản ứng là 80% trong phản ứng nhiệt nhôm (Fe2O3 + Al). Để có được 5,6 kg sắt thì khối lượng của Fe2O3 cần dùng là
A. 7kg.	B. 10kg	.	C. 8kg.	D. 9kg.
Câu 30: Chất vừa tác dụng với HCl, vừa tác dụng với NaOH là
A. Ca(OH)2.	B. Fe(OH)3.	C. Al(OH)3.	D. Mg(OH)2	.
Câu 31: Cho 2,7 gam Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư. Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích khí H2 (ở đktc) thoát ra là (Cho Al = 27)
A. 4,48 lít.	B. 3,36 lít.	C. 2,24 lít.	D. 6,72 lít.
Câu 32: Để điều chế FeSO4 từ Fe2(SO4)3 có thể dùng chất nào sau đây ?
A. H2SO4.	B. NaOH.	C. HNO3.	D. Fe.
Câu 33: Oxit dễ bị H2 khử ở nhiệt độ cao tạo thành kim loại là
A. CuO.	B. CaO.	C. K2O.	D. Na2O.
Câu 34: Cấu hình electron của ion Al3+ giống cấu hình electron của ion
A. Mg2+.	B. Ca2+.	C. K+.	D. Ba2+.
Câu 35: Dãy sắp xếp các kim loại đúng theo thứ tự tính khử tăng dần là
A. Pb, Ni, Sn, Zn.	B. Pb, Sn, Ni, Zn.	C. Ni, Zn, Pb, Sn.	D. Ni, Sn, Zn, Pb.
Câu 36: Kim loại bị phá hủy trong môi trường kiềm là
A. Cu.	B. Fe.	C. Al.	D. Mg.
Câu 37: Cho dãy các kim loại: Na, Cu, Fe, Ag, Zn. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là
A. 5.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 38: Trong công nghiệp, natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp
A. điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn điện cực.
B. điện phân dung dịch NaNO3 , không có màn ngăn điện cực
C. điện phân NaCl nóng chảy.
D. điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực
Câu 39: Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí hiđro (ở đktc), dung dịch X và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là (Cho H = 1, Fe = 56, Cu = 64)
A. 4,4 gam.	B. 5,6 gam.	C. 3,4 gam.	D. 6,4 gam.
Câu 40: Có 3 chất rắn đựng trong 3 lọ riêng biệt : Na2CO3, CaCO3, Na2SO4 . Để phân biệt từng chất có thể dùng thuốc thử nào sau đây ?
A. H2SO4.	B. BaCl2.	C. NaOH.	D. HCl.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ THI 152
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1-10
A
A
D
B
C
C
D
C
D
B
11-20
C
A
B
C
B
B
B
C
B
A
21-30
A
C
D
D
D
A
D
D
B
C
31-40
B
D
A
A
B
C
C
D
A
A

File đính kèm:

  • docDE KT HOC KI II MON HOA HOC 12 rat sat voi chuongtrinh.doc