Đề kiểm tra học kì II môn Địa lí Lớp 8 - Năm học 2012-2013 (Có đáp án)

Câu 1: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ra đời vào thời gian nào? Cho biết nguyên tắc hoạt động của hiệp hội?

Câu 2: Việt Nam gắn liền với các Châu lục, đại dương nào? Có biên giới chung trên đất liền, trên biển với những quốc gia nào?

Câu 3: Trình bày được đặc điểm chung của địa hình Việt Nam ?

Câu 4:

a. Hãy tính 1km2 trên đất liền ứng với bao nhiêu km2 trên mặt biển, biết rằng S đất liền bằng 330.991 km2; S biển Việt Nam bằng 1000.000km2?

b. Chứng minh Việt Nam là quốc gia có tính ven biển sâu sắc?

Câu 5:

Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu diện tích của ba nhóm đất chính của nước ta và rút ra nhận xét:

a. Đất feralit đồi núi thấp: 65%.

b. Đất mùn núi cao: 11%.

c. Đất phù sa: 24%.

 

doc17 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 385 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II môn Địa lí Lớp 8 - Năm học 2012-2013 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sơ đồ các vùng địa chất, kiến tạo (Phần đất liền trên bản đồ địa chất Việt Nam để:
+ Xác định các mảng nền hình thành qua các giai đoạn: Tiền Cambri, Cổ sinh, Trung Sinh, vùng sụt võng Tân sinh, các đứt gãy lớn.
+ Nhận biết các nơi hay xảy ra động đất ở Việt Nam.
- Đọc bản đồ, lược đồ Địa chất - khoáng sản Việt Nam để:
+ Nhận xét sự phân bố khoáng sản nước ta.
+ Xác định được các mỏ khoáng sản lớn và các vùng mỏ khoáng sản trên bản đồ.
- Sử dụng bản đồ, lược đồ địa hình Việt Nam để hiểu và trình bày một số đặc điểm chung của địa hình, mô tả đặc điểm và sự phân bố các khu vực địa hình ở nước ta.
- Phân tích lát cắt địa hình Việt Nam để chỉ ra tính phân bậc và hướng nghiêng chung của địa hình.
- Sử dụng bản đồ khí hậu Việt Nam hặc Át lát Địa lí Việt Nam để hiểu và trình bày một số đặc điểm của khí hậu nước ta và của mỗi miền.
- Phân tích bảng số liệu về nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh) để hiểu rõ sự khác nhau về khí hậu của mỗi miền.
- Sử dụng bản đồ địa lí tự nhiên hoặc Át-lat Địa lí Việt Nam, lược đồ các hệ thống sông lớn ở Việt Nam để trình bày các đặc điểm chung của sông ngòi và của các hệ thống sông lớn ở nước ta.
- phân tích bảng số liệu, bảng thống kê về các hệ thống sông lớn ở Việt Nam.
- Vẽ biểu đồ phân bố lưu lượng nước trong năm ở một địa điểm (trạm thủy văn) cụ thể.
- Đọc lát cắt địa hình, thổ nhưỡng để nhận biết sự tương ứng trong phân bố đất với địa hình nước ta.
- Sử dụng bản đồ, lược đồ thổ nhưỡng, bản đồ địa lí tự nhiên hoặc Át-lát địa lí Việt Nam:
+ Nhận xét sự phân bố các loại đất chính.
+ Giải thích sự phân bố đó.
- Phân tích bảng số liệu về ti lệ 3 nhóm đất chính.
- Phân tích bảng số liệu về biến động diện tích rừng.
- Sử dụng bản đồ địa lí tự nhiên hoặc Át-lát địa lí Việt Nam để nhận biết:
+ Sự phân bậc độ cao địa hình.
+ Các hướng gió chính.
+ Các dòng biển, các dòng sông lớn ở nước ta.
+ Rèn luyện kĩ năng tư duy địa lí tổng hợp thông qua việc củng cố và tổng kết các kiến thức đã học về các hợp phần tự nhiên.
- Sử dụng bản đồ, lược đồ địa lí tự nhiên của miền Bắc và Đông bắc Bắc Bộ, miền Tây bắc và Bắc Trung Bộ để trình bày vị trí giới hạn, các đặc điểm tự nhiên của miền.
- Phân tích lát cắt địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ để thấy rõ hướng nghiêng của địa hình, một số đặc điểm địa hình của miền.
Phân tích bảng số liệu nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm trong miền để thấy rõ sự khác nhau về mùa mưa.
- Vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu ở một số địa điểm trong miền.
Số câu: 3 câu
1
1
1
8đ = 100% 
3đ = 38%
3đ = 38%
2đ = 24%
Tổng số câu: 5 
3
2
1
100% = 10đ
50%
30%
20%
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - MÔN ĐỊA LÍ 8 - MÃ ĐỀ 02
NĂM HỌC 2012 - 2013 - ĐỀ SỐ 1
Điểm
Lời phê của cô giáo
Câu 1: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ra đời vào thời gian nào? Cho biết nguyên tắc hoạt động của hiệp hội?
Câu 2: Việt Nam gắn liền với các Châu lục, đại dương nào? Có biên giới chung trên đất liền, trên biển với những quốc gia nào?
Câu 3: Trình bày được đặc điểm chung của địa hình Việt Nam ?
Câu 4: 
Hãy tính 1km2 trên đất liền ứng với bao nhiêu km2 trên mặt biển, biết rằng S đất liền bằng 330.991 km2; S biển Việt Nam bằng 1000.000km2?
Chứng minh Việt Nam là quốc gia có tính ven biển sâu sắc?
Câu 5: 
Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu diện tích của ba nhóm đất chính của nước ta và rút ra nhận xét:
a. Đất feralit đồi núi thấp: 65%.
b. Đất mùn núi cao: 11%.
c. Đất phù sa: 24%.
BÀI LÀM
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II- MÔN ĐỊA LÍ 8 – MÃ ĐỀ 02
NĂM HỌC 2012 – 2013 – ĐỀ SỐ 1
Câu 1: (1đ)
- Thành lập: 8/8/1967. (0.25đ)
- Nguyên tắc: Tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia thành viên và ngày càng hợp tác toàn diện hơn, cùng khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế. (0.75đ)
Câu 2: (1đ)
- Việt nam gắn liền với Châu Á- Thái Bình Dương. (0.25đ)
- Biên giới trên đất liền với: Trung Quốc, Lào, Cam-Pu-Chia. (0.25đ)
- Biên giới trên Biển với: Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Trung Quốc. (0. 5đ)
Câu 3: (3đ- Mỗi ý đúng 0.5đ)
- Địa hình đa dạng, đồi núi là bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc địa hình Việt Nam.
- Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau.
- Hướng nghiêng của địa hình là hướng tây bắc- đông nam.
- Hai hướng chủ yếu của địa hình là tây bắc- đông nam và vòng cung.
- Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
- Địa hình nước ta chịu tác động mạnh mẽ của con người.
Câu 4: (3đ)
a. Tỉ lệ tương ứng với biển trên đất liền là: (1đ)
S biển	= 1000.000 = 3.02 => 1km2 trên đất liền ứng với 3 km2 trên biển.
S đất liền 330.991
b. (2đ) 
- Nước ta có Biển Đông bao bọc toàn bộ phí Đông và Nam phần đất liền. (0.5đ)
- Địa hình nước ta lại kéo dài theo bờ biển trên 3000 km, bề ngang khá hẹp nhất là miền Trung, vì vậy ảnh hưởng của Biển rất mạnh mẽ, sâu sắc, rộng khắp và trở thành đặc điểm chung của thiên nhiên, duy trì và tăng cường tính chất nóng ẩm, gió mùa của thiên nhiên Việt Nam. (1.5đ)
Câu 5: 
Nhận xét: (1đ) 
 + Trong ba nhóm đất trên chiếm S lớn nhất là đất Feralit với 65% diện tích đất tự nhiên sau đóđến Đất phù sa: 24% diện tích đất tự nhiên chiếm diện tích nhỏ nhất là Đất mùn núi cao: 11% diện tích đất tự nhiên.
a Vẽ biểu đồ: (1đ)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - MÔN ĐỊA LÍ 8 - MÃ ĐỀ 02
NĂM HỌC 2012 - 2013 - ĐỀ SỐ 2
Điểm
Lời phê của cô giáo
Câu 1: Mục tiêu chung của hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) là gì? 
Câu 2: Việt Nam gắn liền với các Châu lục, đại dương nào? Có biên giới chung trên đất liền, trên biển với những quốc gia nào?
Câu 3: Nêu đặc điểm cơ bản của các hệ thống sông lớn ở nước ta?
Câu 4: Về mùa đông (tháng 11 -> tháng 4) khí hậu nước ta có đồng nhất không? chứng minh?
Câu 5: 
Cho bảng số liệu về diện tích rừng ở Việt Nam ( đơn vị triệu ha), qua một số năm: 
Năm
1943
1993
2001
Diện tích rừng
14.3
8.6
11.8
a. Vẽ biểu đồ hình cột.
b. Nhận xét xu hướng biến động của diện tích rừng Việt Nam.
BÀI LÀM
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II- MÔN ĐỊA LÍ 8 – MÃ ĐỀ 02
NĂM HỌC 2012 – 2013 – ĐỀ SỐ 2
Câu 1: (1đ)
- Trong 25 năm đầu, Hiệp hội được tổ chức như một khối hợp tác về quân sự. Từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX với mục tiêu chung là giữ vững hòa bình, an ninh, ổn định khu vực, các nước còn lại lần lượt gia nhập Hiệp hội để xây dựng một cộng đồng hòa hợp, cùng nhau phát triển an ninh, xã hội.
Câu 2: (1đ)
- Việt nam gắn liền với Châu Á- Thái Bình Dương. (0.25đ)
- Biên giới trên đất liền với: Trung Quốc, Lào, Cam-Pu-Chia. (0.25đ)
- Biên giới trên Biển với: Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Trung Quốc. (0. 5đ)
Câu 3: (3đ)
- Sông ngòi Bắc Bộ: 
+ Chế độ nước theo mùa, thất thường, lũ tập trung nhanh và kéo dài có mưa theo mùa, các sông có dạng nan quạt, mùa lũ từ tháng 6->tháng 10. (0.75đ)
+ Các hệ thống sông tiêu biểu: sông Hồng và sông Thái Bình. (0.25đ)
- Sông ngòi Trung Bộ: 
+ Ngắn và dốc, lũ muộn do mưa vào thu đông (từ tháng 9 -> tháng 12), lũ lên nhanh và đột ngột, nhất là khi gặp mưa và bão, do địa hình hẹp ngang và dốc. (0.75đ)
+ Các hệ thống sông tiêu biểu: sông Cả, s.Mã, S. Thu Bồn, S. Ba (Đà rằng). (0.25đ)
- Sông ngòi Nam Bộ:
+ Lượng nước lớn, chế độ nước khá điều hòa do địa hình tương đối bằng phẳng, khí hậu điều hòa hơn vùng Bắc Bộ và Trung Bộ. Mùa lũ bắt đầu từ tháng 7 -> tháng 11. (0.75đ)
+ Có hai hệ thống sông lớn tiêu biểu là Mê Công và Đồng Nai. (0.25đ)
Câu 4: (3đ)
- Mùa đông khí hậu ba miền nước ta không đồng nhất, biểu hiện: (0. 5đ)
+ Miền Bắc: Chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ lục địa tràn xuống từng đợt, mang lại một mùa đông không thuần nhất, đầu mùa đông, tiết thu se lạnh, khô hanh, cuối mùa đông tiết xuân mưa phùn, ẩm ướt. (1đ)
+ Miền Trung: có mưa rất lớn vào những tháng cuối năm. (0.75đ)
+ Miền Nam: thời tiết nóng, khô, ổn định suốt mùa. (0.75đ)
Câu 5: (2đ).
b. Nhận xét: (1đ)
- Trong vòng 50 năm diện tích rừng nước ta giảm nhanh chóng từ 14.3 ha còn 8.6 ha (giảm 5.7 triệu ha).
- Trong vòng 8 năm từ 1993 – 2001: diện tích rừng nước ta tăng lên nhanh chóng tăng 3.2 triệu ha.
 s
a. Vẽ biểu đồ: 1đ
Năm
Biểu đồ: diện tích rừng ở Việt Nam qua một số năm
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - MÔN ĐỊA LÍ 8 - MÃ ĐỀ 02
NĂM HỌC 2012 - 2013 - ĐỀ SỐ 3
Điểm
Lời phê của cô giáo
Câu 1: Nêu những lợi thế và khó khăn của Việt Nam khi trở thành thành viên của ASEAN?
Câu 2: Việt Nam gắn liền với các Châu lục, đại dương nào? Có biên giới chung trên đất liền, trên biển với những quốc gia nào?
Câu 3: Trình bày đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam.
Câu 4: Chứng minh rằng tài nguyên sinh vật nước ta rất có giá trị to lớn về các mặt sau đây:
a. Phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống.
b. bảo vệ môi trường sinh thái.
Câu 5: 
Cho bảng lượng mưa (mm) và lưu lượng (m3/s) theo các tháng trong năm của trạm thủy văn sau:
* Lưu vực sông Gianh (Trạm Đồng Tâm):
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Lượng mưa (mm)
50.7
34.9
47.2
66.0
104.7
170.0
136.1
209.5
530.1
582.0
231.0
67.9
lưu lượng (m3/s)
27.7
19.3
17.5
10.7
28.7
36.7
40.6
58.4
185.0
178.0
94.1
43.7
a.Vẽ biểu đồ cột thể hiện sự phân bố lưu lượng dòng chảy trong năm tại trạm Đồng Tâm (sông Gianh)
b. Hãy tính lượng mưa trung bình tháng trong năm, lưu lượng trung bình tháng trong năm của trạm thủy văn Đồng Tâm theo số liệu ở bảng trên.
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II- MÔN ĐỊA LÍ 8 – MÃ ĐỀ 02
NĂM HỌC 2012 – 2013 – ĐỀ SỐ 3
Câu 1: (1đ- Mỗi ý đúng 0.5đ)
* Thuận lợi: Có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, vd: Xuất khẩu gạo, nhập khẩu xăng dầu, phân bón, vvv, thực hiện dự án Hành lang Đông- Tây, quan hệ trong thể thao, văn hóavvv.
* Khó khăn: Chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế- xã hội, sự khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng ngôn ngữ.
Câu 2: (1đ)
- Việt nam gắn liền với Châu Á- Thái Bình Dương. (0.25đ)
- Biên giới trên đất liền với: Trung Quốc, Lào, Cam-Pu-Chia. (0.25đ)
- Biên giới trên Biển với: Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Trung Quốc. (0.5đ) 
Câu 3: (3đ)
- Nước ta có mạ

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_dia_li_lop_8_nam_hoc_2012_2013_co.doc
Giáo án liên quan