Đề kiểm tra học kì II môn Địa lí Lớp 6 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Tân Trường (Có đáp án)
Câu 1 (2 điểm)
Sông và hồ khác nhau như thế nào? Kể tên một số con sông lớn mà em biết?
Câu 2 (3 điểm)
Trình bày vị trí và đặc điểm của tầng đối lưu trong khí quyển?
Câu 3 (2 điểm)
Thế nào là "sóng biển"? Nguyên nhân chính tạo ra sóng biển là gì?
Câu 4 (1 điểm)
Một ngọn núi cao 2500m, biết nhiệt độ ở chân núi là 270C. Hãy tính nhiệt độ ở đỉnh núi.
Câu 5 (2 điểm)
Tại sao không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa (lúc bức xạ mặt trời mạnh nhất), mà lại chậm hơn, tức là vào lúc 13 giờ?
PHÒNG GD&ĐT CẨM GIÀNG TRƯỜNG THCS TÂN TRƯỜNG ĐỀ SỐ I ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn Địa lí 6 Thời gian: 45 phút * Ma trận đề kiểm tra: Chủ đề (nội dung)/mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cấp độ thấp Vận dụng cấp độ cao Cộng Khí quyển - Hiểu được đặc điểm của tầng đối lưu - Vận dụng kiến thức đã học để tính toán sự giảm nhiệt khi lên cao - Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một hiện tượng thực tế Số câu: 03 TSĐ=6đ=60% Số câu.... Số điểm.... Số câu: 1 Số điểm: 3 Số câu: 1 Số điểm: 1 Số câu: 1 Số điểm: 2 Số câu: 3 6đ = 60% Thủy quyển - Biết được khái niệm sóng biển, nguyên nhân tạo ra sóng biển - Hiểu được sự khác nhau giữa sông và hồ Số câu: 02 TSĐ=4đ=40% Số câu: 1 Số điểm: 2 Số câu: 1 Số điểm: 2 Số câu... Số điểm... Số câu... Số điểm... Số câu: 2 4đ = 40% Tổng số câu TSĐ Tỉ lệ % Số câu: 01 Số điểm 2đ 20% Số câu: 02 Số điểm 5đ 50% Số câu: 01 Số điểm 1đ 10% Số câu: 01 Số điểm: 2đ 20% Số câu: 5 Số điểm: 10 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Môn Địa lí 6 Câu Phần Nội dung cần đạt Điểm 1 * Phân biệt "sông" và "hồ": - Sông là dòng chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa. - Hồ là khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong lục địa. * Kể tên một số con sông lớn: S.Hồng, S.Mê Công, S.Nin, S.Vôn ga, ... 0.75đ 0.75đ 0.5đ 2 - Tầng đối lưu là tầng tiếp giáp với mặt đất, dày trung bình 16 km. - Tập trung 90% lượng không khí. - Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng. - Càng lên cao nhiệt độ càng giảm (0,60C/100m). - Là nơi xảy ra các hiện tượng khí tượng (mây, mưa, sấm chớp...). 1đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 3 - Sóng biển là sự chuyển động của các hạt nước biển theo những vòng tròn lên xuống theo chiều thẳng đứng. Đó là sự chuyển động tại chỗ của các hạt nước biển. - Gió là nguyên nhân chính tạo ra sóng. 1.5đ 0.5đ 4 - Lên cao 2500m, số nhiệt độ giảm đi là: (2500x0,6) : 100 = 150C. - Vậy nhiệt độ ở đỉnh núi là: 270C - 150C = 120C. (HS chỉ đưa ra đáp án 120C, vẫn cho điểm tối đa.) 1đ 5 - Không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa (lúc bức xạ mặt trời mạnh nhất), mà lại chậm hơn, tức là vào lúc 13 giờ vì: khi ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống bề mặt đất, chúng không trực tiếp làm cho không khí nóng lên mà các tia sáng đó lại được mặt đất hấp thụ rồi bức xạ lại không khí nên phải đến 13 giờ không khí trên mặt đất mới nóng nhất. 2đ (Bài viết được điểm tối đa cho từng ý phải là bài viết trình bày sạch sẽ, diễn đạt mạch lạc, biết liên hệ và sáng tạo. GV căn cứ vào mức độ hoàn thành của HS để thưởng hoặc trừ điểm cho phù hợp). TRƯỜNG THCS TÂN TRƯỜNG LỚP:. HỌ VÀ TÊN:........ ĐIỂM:....... KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn Địa lí 6 Thời gian: 45 phút ĐỀ BÀI Câu 1 (2 điểm) Sông và hồ khác nhau như thế nào? Kể tên một số con sông lớn mà em biết? Câu 2 (3 điểm) Trình bày vị trí và đặc điểm của tầng đối lưu trong khí quyển? Câu 3 (2 điểm) Thế nào là "sóng biển"? Nguyên nhân chính tạo ra sóng biển là gì? Câu 4 (1 điểm) Một ngọn núi cao 2500m, biết nhiệt độ ở chân núi là 270C. Hãy tính nhiệt độ ở đỉnh núi. Câu 5 (2 điểm) Tại sao không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa (lúc bức xạ mặt trời mạnh nhất), mà lại chậm hơn, tức là vào lúc 13 giờ? BÀI LÀM ... --------------------Hết---------------------
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_dia_li_lop_6_nam_hoc_2014_2015_tru.doc