Đề kiểm tra học kì II Hoá học 11 - Mã đề : 357
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH (20 câu, từ câu 1 đến câu 20)
Câu 1: Dẫn hỗn hợp khí A gồm propan và xiclopropan đi vào dung dịch brom sẽ quan sát được hiện tượng nào?
A. Màu dung dịch nhạt dần và có khí thoát ra.
B. Màu dung dịch mất hẳn và không có khí thoát ra.
C. Màu dung dịch không đổi.
D. Màu dung dịch nhạt dần và không có khí thoát ra.
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 1 hidrocacbon (A) thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Vậy hidrocacbon đó thuộc dãy đồng đẳng nào?
A. Ankađien và ankin. B. Anken và xicloankan.
C. Anken. D. Ankan.
Câu 3: Để nhận biết propanal và axeton người ta dùng thuốc thử
A. dung dịch AgNO3/NH3. B. dung dịch Na2CO3.
C. quỳ tím. D. H2, xt Ni, t0.
Câu 4: Số đồng phân ancol ứng với công thức phân tử C3H8O và C4H10O lần lượt bằng:
A. 2, 4. B. 2, 5. C. 3, 4. D. 2, 3.
Câu 5: Cho 3 chất: (X) là C6H5OH; (Y) là CH3 – C6H4 – OH; (Z) là C6H5 – CH2OH. Những hợp chất nào trong số các chất trên là đồng đẳng của nhau?
A. X, Y, Z. B. Y, Z. C. X, Y. D. X, Z.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TỔ: HOÁ - SINH MÔN: HOÁ HỌC 11 Thời gian làm bài: 45 phút. Họ và tên: Mã đề : 357 Lớp: 11/... I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH (20 câu, từ câu 1 đến câu 20) Câu 1: Dẫn hỗn hợp khí A gồm propan và xiclopropan đi vào dung dịch brom sẽ quan sát được hiện tượng nào? A. Màu dung dịch nhạt dần và có khí thoát ra. B. Màu dung dịch mất hẳn và không có khí thoát ra. C. Màu dung dịch không đổi. D. Màu dung dịch nhạt dần và không có khí thoát ra. Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 1 hidrocacbon (A) thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Vậy hidrocacbon đó thuộc dãy đồng đẳng nào? A. Ankađien và ankin. B. Anken và xicloankan. C. Anken. D. Ankan. Câu 3: Để nhận biết propanal và axeton người ta dùng thuốc thử A. dung dịch AgNO3/NH3. B. dung dịch Na2CO3. C. quỳ tím. D. H2, xt Ni, t0. Câu 4: Số đồng phân ancol ứng với công thức phân tử C3H8O và C4H10O lần lượt bằng: A. 2, 4. B. 2, 5. C. 3, 4. D. 2, 3. Câu 5: Cho 3 chất: (X) là C6H5OH; (Y) là CH3 – C6H4 – OH; (Z) là C6H5 – CH2OH. Những hợp chất nào trong số các chất trên là đồng đẳng của nhau? A. X, Y, Z. B. Y, Z. C. X, Y. D. X, Z. Câu 6: Cho các chất có công thức cấu tạo như sau: HO – CH2 – CH2 – OH (X); HO– CH2 – CH2 – CH2 –OH (Y); HO– CH2 –CH(OH)– CH2 –OH (Z); CH3 – CH2 –O– CH2 – CH3 (R); CH3 – CH(OH) – CH2OH (T). Những chất tác dụng được với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch có màu xanh lam là: A. X, Y, Z, T. B. X, Z, T. C. X, Y, R, T. D. Z, R, T. Câu 7: Cho 14 gam hỗn hợp X gồm etanol và phenol tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch NaOH 1,0M. Thành phần phần trăm theo khối lượng của phenol là: A. 76,14%. B. 32,86%. C. 67,14%. D. 57,14%. Câu 8: Trong các chất sau đây chất nào có đồng phân hình học? A. CH3 – CH = CH – CH3. B. CH2 = CH – CH3. C. CH2 = CH – CH2 – CH3. D. CH3 – CH = C(CH3) – CH3. Câu 9: Một hỗn hợp 2 ankan là đồng đẳng kế tiếp có khối lượng 16 gam. Đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp nói trên cần 40,32 lít khí O2 (đktc). Công thức phân tử của 2 ankan là: A. CH4 và C2H6. B. C2H6 và C3H8. C. C3H8 và C4H10. D. C5H12 và C4H10. Câu 10: Cho các chất sau: metan, etilen, but-1- in, but -2- in, axetilen, andehit axetic, glixerol, axeton. Trong các chất trên, có bao nhiêu chất tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo thành kết tủa? A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 11: Hợp chất CH2 = CH – CH(CH3)CH = CH – CH3 có tên thay thế là: A. 4 – metyl penta – 2,5 – đien. B. 3 – metyl hexa – 1,3 – đien. C. 2,4 – metyl penta – 1,4 – đien. D. 3 – metyl hexa – 1,4 – đien. Câu 12: Cho các chất: phenol, metanol, etanol, đimetyl ete. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là A. đimetyl ete. B. phenol. C. etanol. D. metanol. Câu 13: Hiđro hoá (cộng H2, xt Ni, t0) hoàn toàn 4,4g một anđehit no, đơn chức, mạch hở X thu được chất Y. Cho toàn bộ lượng Y sinh ra tác dụng với Na (dư) thì thu được 1,12 lít khí (đktc). Công thức cấu tạo của X là? A. CH3OH. B. CH3CH2OH. C. CH3CHO. D. HCHO. Câu 14: Cho lần lượt các chất C2H5Cl, C2H5OH, C6H5OH vào dung dịch NaOH đun nóng. Số chất tham gia phản ứng là A. 2. B. 1. C. 3. D. 0. Câu 15: Đun 1,66 gam hai ancol với H2SO4 đặc thu được hai anken là đồng đẳng kế tiếp nhau. Đốt hỗn hợp hai anken cần 1,956 lít O2 (250C và 1,5 atm). Công thức cấu tạo thu gọn của hai ancol là: A. CH3OH và C2H5OH. B. C2H5OH và C3H5OH. C. C3H7OH và C4H9OH. D. C2H5OH và C3H7OH. Câu 16: Dùng phản ứng hóa học nào để chứng minh nguyên tử hiđro trong nhóm hiđroxyl (-OH) của phenol linh động hơn nguyên tử hiđro trong nhóm hiđroxyl (-OH) của ancol etylic ? A. C6H5OH + Na. B. C6H5OH + NaOH. C. C6H5OH + Br2. D. A, B đều đúng. Câu 17: Cho các chất: Propen, propan, propin. Thuốc thử dùng để nhận biết các chất đó là A. dd AgNO3/NH3, dd Cl2. B. dd Br2, dd Cl2. C. dd KMnO4, HBr. D. dd AgNO3/NH3, dd Br2. Câu 18: Cho sơ đồ chuyển hóa: C6H6 → X → C6H5OH → Y → C6H5OH. X, Y lần lượt là A. C6H5OK, C6H5Cl. B. C6H5Cl, C6H5OK. C. C6H5NO2, C6H5ONa. D. C6H5NO2, C6H5Br. Câu 19: Thực hiện phản ứng trime hoá C2H2 có xúc tác là cacbon hoạt tính ở 600oC để điều chế benzen. Nếu dùng 28 lít C2H2 (đktc) và hiệu suất phản ứng là 60% thì khối lượng benzen thu được là bao nhiêu? A. 54,17 gam. B. 19,5 gam. C. 13 gam. D. 32,5 gam. Câu 20: 15,4 gam hỗn hợp X gồm hai anken đồng đẳng kế tiếp làm mất màu vừa đủ một dung dịch chứa 48,0 gam brom. Vậy công thức phân tử của 2 anken đó là: A. C3H6 và C4H8. B. C5H10 và C6H12. C. C4H8 và C5H10. D. C2H4 và C3H8. II. PHẦN RIÊNG [10 câu] HS chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc phần B) A. Theo chương trình Chuẩn (10 câu, từ câu 21 đến câu 30) Câu 21: Khi cho glixerol tác dụng với Cu(OH)2. Hiện tượng xảy ra là: A. Cu(OH)2 tan ra tạo thành dung dịch có màu lam thẩm. B. Cu(OH)2 tan ra tạo thành dung dịch có màu xanh lam. C. Cu(OH)2 không tan và có kết tủa đỏ gạch. D. Không có hiện tượng gì. Câu 22: Andehit no, đơn chức, mạch hở có công thức cấu tạo thu gọn đúng là A. CnH2n + 1O (n 1). B. CnH2nO (n 0). C. CnH2n + 1CHO (n 0). D. CnH2n + 2 – 2kCHO (n0). Câu 23: Cho các chất: metan, xiclopropan, propen, propin, benzen, toluen, stiren. Số chất làm mất màu dung dịch brom là A. 6. B. 5. C. 3. D. 4. Câu 24: Sản phẩm của phản ứng hợp nước vào axetylen là A. CH2=CH-OH. B. CH3CHO. C. CH3CH2OH. D. CH3-CH(OH)2. Câu 25: Cho 5,4 g một anđehit no, đơn chức, mạch hở thực hiện phản ứng tráng bạc hoàn toàn thu được 16,2 g Ag kết tủa. Công thức của anđehit đó là A. C3H7CHO. B. HCHO. C. C2H5CHO. D. CH3CHO. Câu 26: Đốt cháy một hiđrôcacbon A thu được 17,6 gam CO2 và 9,0 gam H2O. Xác định dãy đồng đẳng của A? A. Ankan. B. Anken. C. Ankađien. D. Ankin. Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 ankin A, B thu được 3,36 lít CO2 (đktc) và 1,8 gam nước. Vậy số mol hỗn hợp ankin bị đốt cháy là: A. 0,15 mol. B. 0,25 mol. C. 0,08 mol. D. 0,05 mol. Câu 28: Hợp chất CH3CH2CH(CH3)CH2CH3 có tên thay thế là A. 2 – etylbut – 1 – en. B. 3- etylbut – 3 – en. C. 1,1 – đietyleten. D. 3 – metylpentan. Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn m gam ancol no, đơn chức, mạch hở, sau phản ứng thu được 13,2g CO2 và 8,1g H2O. Công thức cấu tạo thu gọn của ancol đó là: A. C3H7OH. B. C2H5OH. C. C4H9OH. D. CH3OH. Câu 30: Đốt 0,2 mol ankan thu được 0,8 mol CO2. Tìm số đồng phân của ankan đem đốt? A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. B. Theo chương trình Nâng cao (10 câu, từ câu 31 đến câu 40) Câu 31: Một anđehit (Z) trong đó oxi chiếm 37,21% theo khối lượng và Z chỉ chứa một loại nhóm chức. Cứ 1 mol (Z) phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng tạo ra 4 mol Ag. Vậy công thức cấu tạo đúng của Z là A. HCHO. B. CHO – C2H4 – CHO. C. CHO – CH2 – CHO. D. CH3CHO. Câu 32: Khi lên men 0,1 lít ancol etylic 920 với hiệu suất phản ứng 80%. Biết khối lượng riêng ancol etylic bằng 0,8 g/ml. Khối lượng axit axetic thu được là bao nhiêu? A. 7,68 g. B. 96,8 g. C. 30,9 g. D. 76,8 g. Câu 33: Hợp chất A có công thức phân tử C7H8O là dẫn xuất của hiđrôcacbon thơm. Số đồng phân của A có khả năng phản ứng với kim loại natri là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 34: Chọn đáp án gồm những phương trình hoá học đúng. 1. Br – C6H4 – CH2Br + NaOHloãng Br – C6H4 – CH2OH + NaBr. 2. Cl – C6H4 – CH2Cl + NaOHđặc HO – C6H4 – CH2Cl + NaCl. 3. 2CH3CH2Br + 2Mg 2CH3 – CH2MgBr2. 4. C6H5ONa + HCl C6H5OH + NaCl. 5. ancol isopropylic + CuOaxeton + Cu + H2O. 6. Br–C6H4–CH2–Br + KOH đặcKO–C6H4–CH2OH + KBr + HBr. A. 1, 4, 6. B. 1, 3, 4. C. 2, 3, 6. D. 2, 3, 5. Câu 35: Một hợp chất X có công thức phân tử C4H8O. Biết (X) làm mất màu nước brôm, tác dụng với natri và khi ôxi hoá (X) bởi CuO thì sản phẩm không có khả năng tráng bạc. Công thức cấu tạo sau đây của X là đúng? A. 2-metylbutan-3-ol. B. 2-metyl propenol. C. But-3-en-2-ol. D. But-2-en-1-ol. Câu 36: Cho 9,2 gam hỗn hợp B gồm ancol propylic và một ancol (A) thuộc dãy đồng đẳng của ancol etylic tác dụng với K dư thu được 2,24 lít khí (đktc). Công thức cấu tạo thu gọn đúng của ancol A là A. C2H5OH. B. C3H7OH. C. C4H9OH. D. CH3OH. Câu 37: Đốt cháy hết a mol ancol no (Y) cần vừa đủ 2,5 a mol oxi. Công thức phân tử của Y là: A. C2H4(OH)2. B. C4H6(OH)2. C. C3H6(OH)2. D. C3H5(OH)3. Câu 38: Khi tách nước từ ancol 3-metylbutan-2-ol, sản phẩm chính thu được là A. 3-metylbut-1-en. B. 3-metylbut-2-en. C. 2-metylbut-2-en. D. 2-metylbut-3-en. Câu 39: Một ancol no (X) có công thức là (C2H5O)n. Hỏi công thức phân tử của X là gì? A. C8H20O4. B. C4H10O2. C. C6H15O3. D. C2H5O. Câu 40: Cho sơ đồ: . X là A. Propan – 1,3 – điol. B. Propan. C. xiclopropan. D. Propen. (Cho: C = 12; Na = 23; O = 16; H = 1; Br = 80; K = 39; N= 14; Cl = 35,5; Ca = 40; S = 32; Ag = 108). Học sinh không được sử dụng thêm tài liệu gì . ----------- HẾT ---------- Mã đề: 357 01. Ab c d 02. a B c d 03. A b c d 04. A b c d 05. a b C d 06. a B c d 07. a b C d 08. A b c d 09. a b C d 10. a b C d 11. a b c D 12. a B c d 13. a b C d 14. A b c d 15. a b c D 16. a B c d 17. a b c D 18. a B c d 19. a B c d 20. A b c d 21. a B c d 22. a b C d 23. a b c D 24. a B c d 25. A b c d 26. A b c d 27. a b c D 28. a b c D 29. a B c d 30. a b C d 31. a B c d 32. a b c D 33. a b c D 34. A b c d 35. a b C d 36. a b c D 37. A b c d 38. a b C d 39. a B c d 40. a b C d
File đính kèm:
- De tham khao Hoa11 HKII so 6.doc