Đề kiểm tra học kì I - Vật Lí 11 cơ bản Năm học 2009-2010

Câu 1: Có bốn vật A, B, C, D kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B nhưng lại đẩy C. Vật C hút vật D. Khẳng định nào sau đây là không đúng?

 A Điện tích của vật A và D cùng dấu. B Điện tích của vật B và D cùng dấu.

 C Điện tích của vật A và C cùng dấu. D Điện tích của vật A và D trái dấu.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1069 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I - Vật Lí 11 cơ bản Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở Giáo dục và Đào tạo Đăk Lăk
Trường THPT DTNT N’Trang Lơng
Đề kiểm tra học kì I - Vật Lí 11 cơ bản
Năm học 2009-2010 Thời gian 45min
Mã đề 064
I. Lý thuyết
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng A, B, C hoặc D.
Câu 1: Có bốn vật A, B, C, D kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B nhưng lại đẩy C. Vật C hút vật D. Khẳng định nào sau đây là không đúng?
	A Điện tích của vật A và D cùng dấu.	B Điện tích của vật B và D cùng dấu.
	C Điện tích của vật A và C cùng dấu.	D Điện tích của vật A và D trái dấu.
Câu 2: Có hai điện tích điểm q1 và q2, chúng đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng?
	A q1> 0 và q2 0.	D q1.q2 > 0.
Câu 3: Suất điện động của nguồn điện được đo bằng đơn vị nào?
	A Oát (W)	B Ôm ( ) 	C Ampe (A)	D Vôn (V)
Câu 4: Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng
	A dự trữ điện tích của nguồn điện.	B tác dụng lực của nguồn điện.
	C tích điện cho hai cực của nó.	D thực hiện công của nguồn điện.
Câu 5: Công của nguồn điện được xác định theo công thức:
	A A = UI.	B A = UIt.	C A = Eit.	D A = Ei.	
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng?
	A Khi nhiễm điện do hưởng ứng, electron chỉ dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của vật bị nhiễm điện.
	B Khi nhiễm điện do hưởng ứng, sự phân bố điện tích trên vật bị nhiễm điện vẫn không thay đổi.
	C Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn dịch chuyển từ vật không nhiễm điện sang vật nhiễm điện.
	D Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn dịch chuyển từ vật nhiễm điện sang vật không nhiễm điện.
Câu 7: Hai điểm M và N nằm trên cùng một đường sức của một điện trường đều có cường độ E, hiệu điện thế giữa M và N là UMN, khoảng cách MN = d. Công thức nào sau đây là không đúng? 
	A UMN = E.d	B AMN = q.UMN	C E = UMN.d 	D UMN = VM – VN.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
	A Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật đã nhận thêm êlectron. 
	B Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các ion dương.	
	C Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật thiếu êlectron.
	D Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật thừa êlectron.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng?
	A Dòng điện trong chất khí tuân theo định luật Ôm.	
	B Hạt tải điện cơ bản trong chất khí là electron, iôn dương và iôn âm.
	C Hạt tải điện trong chất khí chỉ có các các iôn dương và ion âm.
	D Cường độ dòng điện trong chất khí ở áp suất bình thường tỉ lệ thuận với hiệu điện thế.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về cách mạ một huy chương bạc?
	A Dùng muối AgNO3.	B Đặt huy chương ở giữa anốt và catốt. 	
	C Dùng huy chương làm catốt.	R3
R2
R1
M
N
1, r1
2, r2
D Dùng anốt bằng bạc.
II. Bài tập
1. Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:
Biết 1 = 1,5 V , r1 = 1, 2 = 3 V , r2 = 2.
R1 = 6, R2 = 12, R3 = 36.
a. Tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn. 
b. Tính cường độ dòng điện I3 chạy qua điện trở R3.
c. Tính hiệu điện thế UMN giữa hai điểm M và N.
d. Thay R2 bằng một bình điện phân Đồng Sulphat có cực dương bằng đồng và có điện trở tương đương. Tính lượng hao mòn của cực dương sau 2 giờ 40 phút 50 giây. Biết khối lượng mol của đồng là 64g/mol, hóa trị của đồng là 2.
2. Một điện tích q = - 10-7 (C) đặt tại điểm M. Xác định véctơ tại điểm N cách điện tích q một khoảng 3cm, trong chân không.
===========Hết ==========
Đáp án :
	1. A	2. D	3. D	4. D	5. C	6. A	7. C	8. B	9. B	10. B	

File đính kèm:

  • doc11a.doc