Đề kiểm tra học kì I năm học 2011 – 2012 môn: Ngữ văn 11

 I. Mục đích của đề kiểm tra :

 - Nhận biết mức độ nắm vững chuẩn kiến thức - kĩ năng môn Ngữ văn của học sinh lớp 11 trong học kì I của năm học qua các kiến thức cụ thể :

 - Nhận biết và thông hiểu một số kiến thức về tác gia văn học Nguyễn Đình Chiểu.

 - Vận những những kiến thức, kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội (nghị luận về một tư tưởng, đạo lí) với một số chủ đề cho trước.

 - Vận dụng những kiến thức, kĩ năng làm văn nghị luận văn học về một tác phẩm văn xuôi đã học : nắm vững nội dung tác phẩm, số phận, đặc điểm của nhân vật, nghệ thuật trần thuật; cách thức trình bày và sắp xếp các luận điểm, bố cục của bài văn.

 - Bồi dưỡng ý thức và tình cảm lành mạnh, đúng đắn đối với con người và cuộc sống.

II. Hình thức của đề kiểm tra :

 - Tự luận

 - Hình thức tổ chức kiểm tra: 90 phút

III. Khung ma trận đề kiểm tra :

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1770 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I năm học 2011 – 2012 môn: Ngữ văn 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT LƯƠNG THẾ VINH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2011 – 2012
 Môn : Ngữ văn 11 (Chương trình chuẩn)
 Thời gian làm bài : 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
 I. Mục đích của đề kiểm tra :
 - Nhận biết mức độ nắm vững chuẩn kiến thức - kĩ năng môn Ngữ văn của học sinh lớp 11 trong học kì I của năm học qua các kiến thức cụ thể :
 - Nhận biết và thông hiểu một số kiến thức về tác gia văn học Nguyễn Đình Chiểu.
 - Vận những những kiến thức, kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội (nghị luận về một tư tưởng, đạo lí) với một số chủ đề cho trước.
 - Vận dụng những kiến thức, kĩ năng làm văn nghị luận văn học về một tác phẩm văn xuôi đã học : nắm vững nội dung tác phẩm, số phận, đặc điểm của nhân vật, nghệ thuật trần thuật; cách thức trình bày và sắp xếp các luận điểm, bố cục của bài văn.
 - Bồi dưỡng ý thức và tình cảm lành mạnh, đúng đắn đối với con người và cuộc sống.
II. Hình thức của đề kiểm tra :
 - Tự luận 
 - Hình thức tổ chức kiểm tra: 90 phút
III. Khung ma trận đề kiểm tra :
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
1. Văn học
- Tác giả Nguyễn Đình Chiểu.
- Những đặc điểm cơ bản về nội dung thơ văn của tác giả Nguyễn Đình Chiểu.
Số câu : 1
Số điểm : 2
Tỉ lệ : 100%
2
 2
100 %
20% = 2 điểm
2. Làm văn
Nhân biết được những đức tính quan trọng của một người học sinh.
Hiểu được thế nào là “cần cù” thế nào là “siêng năng”
- Lựa chọn những luận cứ thích hợp và kĩ năng đã học về đoạn văn nghị luận xã hội để viết đoạn văn nghị luận về tư tưởng đạo lí (đạo đức, lối sống)
Tích hợp kiến thức, kĩ năng đã học về văn nghị luận văn học để làm một văn cụ thể.
Số câu : 2
Số điểm : 8
Tỉ lệ : 100%
1
3
37,5%
1
5
62,5 %
80% = 8 điểm
100 % = 10 điểm
IV. Biên soạn đề kiểm tra :
Câu 1 (2.0 điểm) : Trình bày đặc điểm về nội dung thơ văn của tác giả Nguyễn Đình Chiểu.
Câu 2 : (3.0 điểm) :. Viết một đoạn văn làm sáng tỏ luận điểm sau : Cần cù, chăm chỉ là phẩm chất cần có của một người học sinh.
Câu 3: (5.0 điểm) : Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao.
V. Hướng dẫn chấm, thang điểm :
Câu 1 : (2.0 điểm) : Học sinh cần trình bày được các ý cơ bản sau :
 - Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa : giáo dục những bài học về đạo lí làm người chân chính mang tinh thần Nho giáo nhưng đậm đà tính nhân dân và truyền thống dân tộc (sống nhân hậu, thủy chung, ngay thẳng, cao cả, dám đấu tranh ...) (1đ)
 - Lòng yêu nước, thương dân : thơ văn yêu nước chống Pháp của Nguyễn Đình Chiểu đã ghi lại chân thực một thời đau thương của đất nước, khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí cứu nước của nhân dân ta, đồng thời nhiệt liệt biểu dương những anh hùng, nghĩa sĩ đã chiến đấu, hi sinh vì Tổ quốc. (1 đ)
Câu 2 : (3.0 điểm ) : Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau :
 - Hình thức : một đoạn văn hoàn chỉnh, có luận điểm rõ ràng.
 - Nội dung : có các luận cứ sau :
 + Cần cù, chăm chỉ là biện pháp chủ yếu để học sinh có thể tiếp thu, tích lũy nhiều tri thức trong học tập và cuộc sống.
 + Cần cù chăm chỉ giúp cho các học sinh có sự hạn chế về trí thông minh có thể tiếp thu tri thức gần hoặc ngang bằng với các học sinh khác. Đồng thời nó giúp cho các học sinh vốn thông minh hoc tập đạt hiệu quả cao hơn.
 Vì vậy cần cù, chăm chỉ là phẩm chất cần có đối với bất cứ một học sinh nào.
Câu 3 : (5.0 điểm ).
1. Yêu cầu về kỹ năng :
 - Có kỹ năng viết một bài văn nghị luận văn học : phân tích đề, lập dàn ý, diễn đạt thành các đoạn văn cụ thể và liên kết thành một bài văn nghị luận văn học về một tác phẩm văn xuôi hoàn chỉnh.
 - Bố cục bài viết rõ ràng, luận điểm chặt chẽ, văn viết trôi chảy, có cảm xúc.
 - Không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức :
 HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau đây :
Mở bài :
 - Giới thiệu khái quát về tác giả Nam Cao, vị trí và giá trị của tác phẩm Chí Phèo trong sự nghiệp sáng tác của tác giả.
- Khái quát về tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở
 b. Thân bài :
Giới thiệu ngắn gọn về lai lịch của Chí Phèo : mồ côi, bất hạnh; lớn lên là một người nông dân lương thiện, có lòng tự trọng nhưng vì Bá Kiến ghen tuông vô cớ nên bị đẩy vào tù.
Nêu ngắn gọn sự biến đổi hoàn toàn về hình dạng, tính cách và hành động của Chí sau khi ra tù về.
Phân tích được diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở :
- Cảm nhận được những âm thanh quen thuộc của cuộc sống.
- Nhớ lại mơ ước giản dị về một gia đình nhỏ.
- Sợ hãi sự cô độc, già nua.
Sau khi được ăn bát cháo hành :
 - Cảm nhận được tình yêu mộc mạc, chân thành của Thị Nở.
 - Hối hận về những việc đã làm.
 - Khát khao được sống lương thiện với mọi người, được chung sống với Thị Nở, được xã hội chấp nhận.
 - Bát cháo hành chính là hương vị của tình người, của tình thương hiếm hoi, duy nhất và muộn màng mà Chí được hưởng trong cuộc đời mình.Là tình yêu của một người đàn bà dành cho một người đàn ông, là hạnh phúc bình dị đối với Chí.
- Tác giả đã trân trọng tình người đáng quý niềm tin vào bản chất lương thiện của con người , đây chính là giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo rất tinh tế đánh thức ở nhân vật khát vọng làm người, được sống cuộc đời lương thiện.
 c. Kết bài : 
 - Khẳng định lại tâm trạng của nhân vật Chí Phèo, giá trị của tác phẩm.
 - Nêu cảm xúc của bản thân về nhân vật Chí Phèo.
 III. Chuẩn cho điểm :
Điểm 4 – 5 : Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, bài viết chặt chẽ, mạch lạc.
Điểm 2 – 3 : Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên nhưng chưa thật sâu sắc, còn một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
Điểm 2 : Đáp ứng khoảng 2/3 số ý, mắc một số lỗi về diễn đạt.
Điểm 1 : Chỉ được một vài ý nhỏ, chưa hoàn thiện bài văn theo yêu cầu.
Điểm 0 : Lạc đề, bỏ giấy trắng.
* Lưu ý : Giáo viên tùy tình hình bài làm thực tế của HS linh động trong khi chấm bài.

File đính kèm:

  • docde kiem tra van 1011.doc
Giáo án liên quan