Đề kiểm tra học kì I năm học 2008-2009 môn hoá 12 thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1 (1 điểm). Viết đồng phân cấu tạo các amino axit ứng với công thức phân tử C4H9NO2.
Câu 2 (1 điểm). Polimetyl metacrylat được tổng hợp từ axit và ancol tương ứng qua hai giai đoạn là este hóa (hiệu suất 60%) và trùng hợp (hiệu suất 80%).
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng.
b) Tính khối lượng axit cần dùng để thu được 1,2 tấn polime.
TRƯỜNG THPT TAM GIANG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2008-2009 MÔN HOÁ 12 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC HỌC SINH (8 câu, từ câu 1 đến câu 8): Câu 1 (1 điểm). Viết đồng phân cấu tạo các amino axit ứng với công thức phân tử C4H9NO2. Câu 2 (1 điểm). Polimetyl metacrylat được tổng hợp từ axit và ancol tương ứng qua hai giai đoạn là este hóa (hiệu suất 60%) và trùng hợp (hiệu suất 80%). a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng. b) Tính khối lượng axit cần dùng để thu được 1,2 tấn polime. Câu 3 (1 điểm). Cho các chất: Đimetyl amin, phenyl amin, etyl amin. Sắp xếp chúng theo thứ tự tăng dần lực bazơ. Giải thích. Câu 4 (1 điểm). Gọi tên các phản ứng và viết phương trình hóa học của phản ứng polime hóa các monome sau: a) CH2=CHCl b) H2N-[CH2]5-COOH Câu 5 (1 điểm). Thủy phân hoàn toàn 3 gam một este đơn chức, mạch hở X với 100ml dung dịch NaOH 0,5M (vừa đủ) thu được 1,6 gam một ancol. Xác định công thức cấu tạo và gọi tên X. (Biết C =12; H = 1; O = 16; Na = 23) Câu 6 (1 điểm). Cho 12 gam hỗn hợp bột Fe và Cu (theo tỉ lệ mol 1:1) vào 200ml dung dịch AgNO3 1,5M. Khuấy kỹ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A. Tính nồng độ mol của các ion trong dung dịch A. (Biết Fe = 56; Cu = 64; Ag = 108; thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể) Câu 7 (1 điểm). Amino axit X chứa một nhóm chức amino trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X thu được CO2 và N2 theo tỉ lệ thể tích là 4:1. Xác định công thức cấu tạo của X. Câu 8 (1 điểm). Nêu những thí nghiệm chứng minh cấu tạo phân tử mạch hở của glucozơ. PHẦN TỰ CHỌN: Học sinh chỉ được chọn làm phần I hoặc phần II theo đúng chương trình mình đã học. Phần I: Theo chương trình chuẩn (2 câu, từ câu 9 đến câu 10): Câu 9 (1 điểm). Viết chiều của phản ứng xảy ra giữa 2 cặp oxi hóa-khử sau: a) Cu2+/Cu và Al3+/Al b) Zn2+/Zn và Ag+/Ag Câu 10 (1 điểm). Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch glucozơ, tinh bột, saccarozơ. Phần II: Theo chương trình nâng cao (2 câu, từ câu 11 đến câu 12): Câu 11 (1 điểm). Có những pin điện hóa được tạo thành từ các cặp oxi hóa-khử sau: a) Cu2+/Cu và Al3+/Al b) Zn2+/Zn và Ag+/Ag Hãy cho biết điện cực dương và điện cực âm của mỗi pin điện hóa. Viết phản ứng hóa học của mỗi pin điện hóa khi pin hoạt động. Câu 12 (1 điểm). Trình bày phương pháp hóa học nhận biết 3 dung dịch glucozơ, fructozơ và glixerol đựng trong 3 lọ riêng biệt. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. -----Hết----- TRƯỜNG THPT TAM GIANG HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2008-2009 MÔN HOÁ 12 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu Ý Nội dung Điểm 1 Viết đúng 5 CTCT các đồng phân amino axit ứng với CTPT C4H9NO2 1,00 2 1,00 a Viết pthh các pư: H2SO4 đ, t0 CH2=CCH3-COOH + CH3OH D CH2=CCH3-COOCH3 + H2O P, t0, xt CH3 ]n [ | n CH2=CCH3-COOCH3 → CH2 - C | COOCH3 0,25 0,25 b Khối lượng axit cần dùng: (tấn) 0,5 3 1,00 1 - Sắp xếp đúng: phenyl amin < etyl amin < đimetyl amin 0,5 2 - Giải thích đúng 0,5 4 1,00 a - Phản ứng trùng hợp: - Viết pthh (ghi đủ điều kiện) 0,5 b - Phản ứng trùng ngưng: - Viết pthh (ghi đủ điều kiện) 0,5 5 1,00 RCOOR’ + NaOH → RCOONa + R’OH 0,05 ¬ 0,05 mol → 0,05 → → R’ = 15 (-CH3) → R = 1 (H) → CTCT X: HCOOCH3 Metyl fomat 0,25 0,25 0,25 0,25 6 1,00 Theo bài: 56x + 64x = 12 → x = 0,1 (mol) Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag 0,1→ 0,2 0,1 Cu + 2Ag → Cu2+ + 2Ag 0,05 ¬0,1 → 0,05 Vậy: 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 7 1,00 - Theo bài → X chỉ chứa 1 nhóm NH2 → chỉ có 1 nguyên tử N; - Đốt cháy hoàn toàn X được tỉ lệ thể tích giữa CO2 và N2 → cứ 1 nguyên tử N thì có 2 nguyên tử C. Vậy, CTCT của X là: H2N-CH2-COOH. 0,25 0,25 0,5 8 1,00 Gồm 04 thí nghiệm, nêu đúng mỗi thí nghiệm được 0,25 điểm 9 1,00 2Al + 3Cu2+ → 2Al3+ + 3Cu Zn + 2Ag+ → Zn2+ + 2Ag 0,5 0,5 10 1,00 - Nhận biết tinh bột bằng dd I2; - Nhận biết glucozơ bằng phản ứng tráng bạc (viết pư); - Dung dịch còn lại là saccarozơ. 0,25 0,5 0,25 11 1,00 a b - Điện cực dương là Cu - Điện cực âm là Al 2Al + 3Cu2+ → 2Al3+ + 3Cu - Điện cực dương là Ag - Điện cực âm là Zn Zn + 2Ag+ → Zn2+ + 2Ag 0,25 0,25 0,25 0,25 12 1,00 - Nhận biết glucozơ bằng nước brom, qua dấu hiệu nước brom bị mất màu CH2OH-[CHOH]4-CHO + Br2 + H2O → CH2OH-[CHOH]4-COOH + 2HBr - Nhận biết được fructozơ bằng pư tráng bạc, do trong dung dịch kiềm fructozơ chuyển hóa thành glucozơ qua cân bằng sau: Fructozơ glucozơ CH2OH-[CHOH]4-CHO + 2[Ag(NH3)2]OH CH2OH-[CHOH]4-COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O - Dung dịch còn lại là glixerol. 0,5 0,5 +++++++ Nguồn: TamGiangNet, 14/12/2009 +++++++ @ - website đang xây dựng, cập nhật phần mềm, tài liệu cá nhân có trong quá trình làm việc, sử dụng máy tính và hỗ trợ cộng đồng: + Quản lý giáo dục, các hoạt động giáo dục; + Tin học, công nghệ thông tin; + Giáo trình, giáo án; đề thi, kiểm tra; Và các nội dung khác. @Quản trị: Trần Quốc Thành, 090 5 59 00 99 @Keywords: thư viện giáo dục, lý luận, phương pháp, tổng hợp, bách khoa, quản lý, đào tạo, giáo dục, sư phạm, dạy học, giảng viên, giáo viên, sinh viên, học sinh, toán học, toán, giải tích, hình học, đại số, download, giáo trình, đề tài, chuyên đề, tiểu luận, tin học, công nghệ thông tin, phần mềm, máy tính, sách, ebook, văn, thơ, Trần Quốc Thành, Ngọc Linh Sơn, ngoclinhson, tài liệu, tư liệu, bài giảng, giáo án, đề thi, kiểm tra, tự chọn, chủ đề, sáng kiến kinh nghiệm
File đính kèm:
- H12.De-Dapan.KTHK1.Hoa12.up.NLS.doc