Đề kiểm tra học kì 1 - Môn hoá lớp 10 nâng cao
Câu 1: Đồng vị là gì?
Câu 2: Chu kì là gì? Trong bảng tuần hoàn có bao nhiêu chu kì?
Câu 3: Thế nào là liên kết cộng hoá trị?
Câu 4: Độ âm điện là gì?
Câu 5: Cho nguyên tố A ( Z= 26). Xác định vị trí A trong bảng hệ thống tuần hoàn.
Câu 6: viết cấu hình electron của các nguyên tố có đặc điểm sau:
a) Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm VIIIA.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 - MÔN HOÁ LỚP 10 NÂNG CAO NGÀY 24/12/2007 - THỜI GIAN: 60 PHÚT Học sinh chỉ điền đáp số phần bài tập. Câu 1: Đồng vị là gì? Câu 2: Chu kì là gì? Trong bảng tuần hoàn có bao nhiêu chu kì? Câu 3: Thế nào là liên kết cộng hoá trị? Câu 4: Độ âm điện là gì? Câu 5: Cho nguyên tố A ( Z= 26). Xác định vị trí A trong bảng hệ thống tuần hoàn. Câu 6: viết cấu hình electron của các nguyên tố có đặc điểm sau: Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm VIIIA. Nguyên tố Y thuộc chu kì 5, nhóm IB. Câu 7: So sánh tính kim loại của Al, Mg, Ca, Si. Câu 8: sắp xếp tính bazơ của các hydroxit sau: NaOH, Al(OH)3, KOH, Mg(OH)2. Câu 9: Viết công thức electron, công thức cấu tạo của: H2O, O2. Câu 10: Viết công thức cấu tạo của HClO4 , HNO3. Câu 11: Một nguyên tử trung hoà X có tổng số hạt là 46 hạt. Số hạt không mang điện ít hơn số hạt mang điện là 14 hạt. Xác định Z, A. Câu 12: Nguyên tử khối trung bình của Brôm là 79,986. Trong tự nhiên Brôm có 2 đồng vị là và . Tính % số nguyên tử của mỗi đồng vị Brôm. Câu 13: Nguyên tử trung hoà điện X có tổng số hạt trong nguyên tử là 126 hạt. Tỉ lệ giữa số hạt không mang điện và số hạt mang điện là 1: 1,52. Xác định tên nguyên tố X. Câu 14: Trong không khí Neon có 2 đồng vị là (91%) và (9%). Tính nguyên tử khối trung bình của Neon. Tính khối lượng của 6,72 lít khí Neon ( đkc). Câu 15: hợp chất khí với hydro của 1 nguyên tố là RH4. Trong oxit cao nhất của nó chứa 27,273% R theo khối lượng. Xác định tên R. Câu 16: Khi cho 0,45g một kim loại thuộc nhóm IIA tác dụng với nước thì thu được 0,252 lít khí H2 (đkc) thoát ra. Xác định tên kim loại. Câu 17: Cho 6g Mg tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 14,6%. Tính C% dung dịch thu được sau phản ứng. Câu 18: Khi cho 17,4g hỗn hợp 2 kim loại nằm ở 2 chu kì liên tiếp nhau và thuộc nhóm IIA, tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 11,76 lít H2 (đkc). Xác định 2 kim loại trên. Câu 19: A không phải là khí hiếm có phân lớp electron ngoài cùng là 4px. B có phân lớp electron ngoài cùng là 4sy. Viết cấu hình của A, B. Biết x+ y =7. Câu 20: Cho m(g) Fe vào 62,5(g) dung dịch HCl 29,2% thu được dung dịch A. Để trung hoà dung dịch A cần 200ml dung dịch KOH 1M. Tính C% các chất trong dung dịch A. Cho: Na (Z= 11), Al (Z=13), Mg (Z=12), K(Z=19), Ca (Z=20), Si(Z=14), O(Z=8), H(Z=1), N(Z=7), Cl (Z=17). Na= 23, Mg= 24, K=39, Cl= 35,5, Fe =56, Ca =40, C= 12, O= 16, HỌC SINH KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG BẢNG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN. ---------Hết--------- ĐÁP ÁN HÓA LỚP 10 NÂNG CAO HỌC KÌ I ( 24-12-2007) CÂU TRẢ LỜI ĐIỂM 1 Định nghĩa đồng vị 0,5 2 Định nghĩa chu kì, có 7 chu kì trong bảng HTTH 0,25*2= 0,5 3 Định nghĩa liên kết cộng hóa trị 0,5 4 Định nghĩa độ âm điện 0,5 5 Vị trí ( STT, Chu kì, nhóm ) 0,5 ( đúng hết mới chấm ) 6 2 cấu hình 0,25*2= 0,5 7 Ca> Mg> Al> Si hay ( Si<Al<Mg<Ca) 0,5 8 KOH, NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3 hay ( Al(OH)3, Mg(OH)2, NaOH, KOH) 0,5 9 2 công thức electron, 2 CTCT của H2O, O2 0,125*4= 0,5 10 2 CTCT của HClO4, HNO3 0,25*2= 0,5 11 Z=15, A=31 0,25*2= 0,5 12 50,7% & 49,3% 0,5 13 Sr hay Stronti 0,5 14 a) 20,18; b) 6,054g 0,25*2= 0,5 15 C hay Cacbon 0,5 16 Ca hay Canxi 0,5 17 18,199% hay 18,2% 0,5 18 Mg & Ca 0,5 19 2 cấu hình 0,25*2= 0,5 20 C% (FeCl2) = 26,98%; C% (HCl dư) = 10,34% 0,25*2= 0,5
File đính kèm:
- De_dap an_Hoa 10 NC.doc