Đề kiểm tra học kì 1 (2007 – 2008) môn: hóa khối : 10 thời gian: 50 phút

1. Trong 1 chu kỳ khi điện tích hạt nhân tăng dần thì:

A. Bán kính nguyên tử giảm dần, tính kim loại tăng dần

B. Bán kính nguyên tử tăng dần, tính kim loại tăng dần

C. Bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim tăng dần

D. Bán kính nguyên tử giảm dần, tính phi kim tăng dần

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 916 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì 1 (2007 – 2008) môn: hóa khối : 10 thời gian: 50 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Tư thục
TRƯƠNG VĨNH KÝ
ĐỀ KIỂM TRA HKI (2007 – 2008)
Ngày: 26/12/2007
	MÔN: HÓA 	KHỐI : 10 	THỜI GIAN: 50 phút
	BAN KHTN
I/ TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
1. Trong 1 chu kỳ khi điện tích hạt nhân tăng dần thì:
A. Bán kính nguyên tử giảm dần, tính kim loại tăng dần
B. Bán kính nguyên tử tăng dần, tính kim loại tăng dần
C. Bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim tăng dần
D. Bán kính nguyên tử giảm dần, tính phi kim tăng dần
2. Một anion Xn- có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 3p6. Vậy cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của nguyên tử X có thể là:
A. 3s1 hay 3s2	B. 4p1	C. 3p4 hay 3p5 hay 3p3	D. Tất cả đều sai
3. Trong một nhóm A đi từ trên xuống dưới:
A. Tính kim loại giảm, tính phi kim tăng	B. Tính kim loại tăng, tính phi kim giảm
C. Tính kim loại giảm, tính phi kim giảm	D. Tính kim loại tăng, tính phi kim tăng
4. Cho biết tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 1 nguyên tử là 155. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33 hạt. Tìm số khối A của nguyên tử trên:
A. 108	B. 61	C. 47	D. Tất cả đều sai
5. Chọn định nghĩa đúng nhất về liên kết cộng hóa trị. Liên kết cộng hóa trị là liên kết:
A. Giữa các phi kim với nhau
B. Trong đó cặp electron chung bị lệch về một nguyên tử
C. Được hình thành do sự dùng chung electron của 2 nguyên tử khác nhau
D. Được hình thành giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung
6. Chọn câu sai. Các nguyên tử liên kết với nhau thành phân tử để:
A. Chuyển sang trạng thái có năng lượng thấp hơn	B. Có cấu hình electron của khí hiếm
C. Có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2e hoặc 8e	D. Chuyển sang trạng thái có năng lượng cao hơn
7. Những câu sau đây, câu nào sai?
A. Trong chu kỳ, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần
B. Trong chu kỳ theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, năng lượng ion hóa của nguyên tử các nguyên tố tăng dần
C. Nguyên tử của các nguyên tố cùng chu kỳ có số electrong bằng nhau
D. Trong một nhóm A, đi từ trên xuống độ âm điện các nguyên tố giảm dần
8. Phát biểu nào sau đây về liên kết ion là đúng:
A. Liên kết giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình
B. Lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích ngược dấu
C. Trong đó có sự nhường và nhận electron
D. Cả 3 đều đúng
9. Hãy chọn đáp án đúng. Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kỳ sau lại được lặp lại giống như chu kỳ trước là do:
A. Sự lặp lại tính kim loại của các nguyên tố thuộc chu kỳ sau so với chu kỳ trước
B. Sự lặp lại tính phi kim của các nguyên tố thuộc chu kỳ sau so với chu kỳ trước
C. Sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kỳ sau so với chu kỳ trước
D. Sự lặp lại tính chất hóa học của các nguyên tố thuộc chu kỳ sau so với chu kỳ trước
10. Dãy nào trong các dãy sau đây gồm các phân lớp electron đã bảo hòa?
A. s1, p3, d7, f12	B. s2, p5, d9, f13	C. s2, p4, d10, f11	D. s2, p6, d10, f14
11. Các obitan trong một phân lớp electron:
A. Có cùng sự định hướng trong không gian	
B. Có cùng mức năng lượng
C. Khác nhau về mức năng lượng
D. Có hình dạng không phụ thuộc vào đặc điểm mỗi phân lớp
12. Tổng số proton trong XA32- và XA42- lần lượt là 40 và 48. Nguyên tố X và A là:
A. S và O	B. N và P	C. K và O	D. K và S
II/ TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1 (1đ): Giải thích sự tạo thành các phân tử sau:
a) HNO3
b) Na2O
Biết N(Z = 7), H(Z = 1), Na( Z = 11), O( Z = 8)
Câu 2 (3đ): 
Cân bằng các phương trình phản ứng oxi – hoá khử sau theo phương pháp thăng bằng electron :
a) H2 S + O2 ® SO2 + H2 O 
b) Cu + HNO3 ® Cu(NO3)2 + NO + H2 O
c) FeS2 + H2 SO4 ® Fe2(SO4)3 + SO2 + H2 O
Câu 3 (3đ): 
a) Cho nguyên tố R ở nhóm III A, trong oxit cao nhất Oxi chiếm 47,06% về khối lượng. Tìm tên của R. (2đ)
b) Cho m(g) R vào 109,5g dung dịch HCl (vừa đủ) được dung dịch muối có nồng độ 11,93%. Tính m? (1đ)
Biết B : 10,81; Al : 27; Ca : 40; H : 1; Cl : 35,5; O : 16
(Học sinh không được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn)
HẾT
ĐÁP ÁN MÔN HÓA KHỐI 10 BAN KHTN – HK1 (2007 – 2008)
I/ TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
D
D
B
A
D
D
C
D
C
D
B
A
II/ TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1 : 
 O O
 + ­
a) H. + .O. + . ®H - O – N = O (1đ) 
 +
b) Na ® Na+ + 1e
 O + 2e ® O2-
Sau đó : 2 Na+ + O2- ® Na2O (1đ)
Câu 2 :
 2 H2 + 3 2 ® 2O2 + 2H2
 2 S2- ® S+4 +6e
 3 O2 + 4e ® 2 O-2 (1đ)
b)
 3 + 8HO3 ® 3(O3)2 + 2O + 4H2O
 3 ® + 2e
 2 +3e ® (1đ)
c)
 22 + 14H2 O4 ® F2(SO4)3 + 15O2 + 14H2O
 1 2FeS2 ® 2 + 4 + 22e
 11 + 2e ® (1đ)
Câu 3 
R ở nhóm IIIA, công thức oxit có dạng R2 O3
%O = 100% Þ 47,06 = 100 ÞMR = 27
 Vậy R là nhôm (1,5đ)
b) 
 Al + 3HCl ® AlCl3 + 3/2H2­
 x x 3/2x (mol)
nHCl = = 0,3 (mol)
Gọi x là số mol của Al
mAlCl3 = 133,5x . Áp dụng định luật bảotoàn khối lượng, ta có:
mdd AlCl3 = m ddHCl + mAl - mH2
 = 109,5 + 27x - 1,5x
 = 109,5 + 25,5x
C%AlCl3 = Û 11,93% = Ûx = 0,1
 mAl = 2,7( g ) (1,5đ)
HẾT

File đính kèm:

  • docHOA 10_KHTN.doc