Đề kiểm tra học kì 1 (2007 – 2008) môn : hóa học – khối 10 (tiếp)
Câu 1: Số oxi hóa của nitơ trong NH3 , HNO3 , NO2 lần lượt là:
A. -3 , +4 , +5 B. +3 , +5 , -3 C. +5 , -3 , +3 D. -3 , +5 , +4
Câu 2: Theo quy luật biến đổi tính chất của đơn chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì:
A. Kim loại yếu nhất là xesi B. Phi kim mạnh nhất là iot
C. Kim loại mạnh nhất là liti D. Phi kim mạnh nhất là flo
Trường THPT Ngô Gia Tự MÃ ĐỀ : 203 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (07 – 08) MÔN : HÓA HỌC – KHỐI 10 (CB) Thời gian làm bài: 50 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : Câu 1: Số oxi hóa của nitơ trong NH3 , HNO3 , NO2 lần lượt là: A. -3 , +4 , +5 B. +3 , +5 , -3 C. +5 , -3 , +3 D. -3 , +5 , +4 Câu 2: Theo quy luật biến đổi tính chất của đơn chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì: A. Kim loại yếu nhất là xesi B. Phi kim mạnh nhất là iot C. Kim loại mạnh nhất là liti D. Phi kim mạnh nhất là flo Câu 3: Dầu hiệu để nhận biết phản ứng oxi hóa - khử là A. Tạo ra chất kết tủa B. Có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố C. Có sự thay đổi màu sắc các chất D. Tạo ra chất khí Câu 4: Loại phản ứng nào sau đây luôn luôn không là phản ứng oxi hóa - khử : A. Phản ứng phân huỷ B. Phản ứng hóa hợp C. Phản ứng trao đổi D. Phản ứng thế trong hóa vô cơ Câu 5: Khí nitơ rất bền do 2 nguyên tử nitơ liên kết với nhau bằng : A. 1 liên kết ba B. Liên kết cho nhận C. 3 liên kết đơn D. Liên kết cộng hoá trị Câu 6: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa - khử ? A. CaCO3 + 2HCl à CaCl2 + CO2 + H2O B. SO3 + H2O à H2SO4 C. CO2 + Ca(OH)2 à CaCO3 + H2O D. C + H2O à CO + H2 Câu 7: Cho nguyên tố R thuộc nhóm VIA, chọn khẳng định đúng : A. R là phi kim, công thức oxit cao nhất là RO3 , hợp chất khí với hidro là H2R B. R là phi kim, công thức oxit cao nhất là RO3 , hợp chất khí với hidro là RH3 C. R là phi kim, công thức oxit cao nhất là R2O6 , hợp chất khí với hidro là RH2 D. R là phi kim, công thức oxit cao nhất là R2O5 , hợp chất khí với hidro là RH3 Câu 8: Liên kết cộng hóa trị là liên kết : A. Giữa các phi kim với nhau B. Được tạo nên giữa 2 nguyên tử do sự dùng chung 1 hay nhiều cặp electron chung C. Trong đó cặp electron chung bị lệch về một nguyên tử D. Được hình thành do sự dùng chung electron giữa 2 nguyên tử khác nhau Câu 9: Trong bảng tuần hoàn, nhóm gồm các kim loại điển hình là: A. VIIA B. IIA C. IA D. IB Câu 10: Liên kết hóa học trong NaCl được hình thành là do: A. Mỗi nguyên tử Na, Cl góp chung 1 electron B. Hai hạt nhân nguyên tử hút electron rất mạnh C. Mỗi nguyên tử đó nhường hoặc thu proton và trở thành các ion trái dấu hút nhau D. Mỗi nguyên tử đó nhường hoặc thu electron và trở thành các ion trái dấu hút nhau Câu 11: Phân tử nào sau đây có liên kết cộng hóa trị phân cực mạnh ? A. HCl B. H2 C. N2 D. CH4 Câu 12: Số proton, nơtron, electron trong ion là : A. 17, 17, 17 B. 17, 18, 17 C. 18, 18, 18 D. 17, 18, 18 TỰ LUẬN : ( 7,0 điểm ) Lập phương trình oxi hóa khử của các phản ứng sau: (2,0 đ) a) Fe2O3 + CO à Fe + CO2 b) Mg + H2SO4 à MgSO4 + H2S + H2O Giải thích sự tạo thành liên kết ion trong phân tử K2S. Cho K (Z = 19) , S (Z = 16) (1,0 đ) Viết công thức electron và công thức cấu tạo của phân tử HClO3 . Cho H (Z = 1), Cl (Z = 17), O (Z = 8) (1,0 đ) Một nguyên tố R kết hợp với hidro tạo thành hợp chất khí có công thức RH3 . Oxit cao nhất của nguyên tố này có 65,2% R về khối lượng. Tìm nguyên tử khối của R (1,0 đ) Hoà tannhết 13,7 g kim loại M có hóa trị II trong 50 g nước sinh ra 2,24 lít khí H2 (đkc) . (2,0 đ) Xác định tên kim loại M ( Be = 9 , Mg = 24 , Ca = 40 , Sr = 188 , Ba = 137 ) Tính nồng độ % của dung dịch bazơ thu được
File đính kèm:
- 203.doc