Đề kiểm tra hoá học 8 tiết 53-Tuần 28 (thời gian 45 phút)
Câu 1. Trong các phản ứng sau, phản ứng thế là:
A. SO3 + H2O -------> H2SO4 C. CaO + H2O ------> Ca(OH)2
B. 2KClO3 ---------> 2KCl + 3O2 D. 2Al + Fe2O3 --------> 2Fe + Al2O3
Câu 2. Khử 40 gam sắt (III) oxit bằng khí hiđrô. Thể tích khí hiđrô (ĐKTC) cần dùng là:
A. 10,08 lit B. 22,4 lit C. 16,8 lit D. 18 lit
Ma trận đề kiểm tra môn hoá học 8 - tuần 27 TT Chủ đề kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng điểm Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận 1 tính chất - ứng dụng của hiđrô 1 0, 5 1 0,5 1 1,0 3 2,0 2 Phản ứng oxi hoá - khử 1 0, 5 1 0,5 1 0,5 1 3,0 4 4,5 3 Điều chế khí hiđrô phản ứng thế 1 0,5 1 0,5 1 2,0 1 0,5 4 3,5 4 Tổng điểm 3 1,5 3 1,5 1 2,0 2 1,0 2 4,0 11 10 Trường thcs tt cát bà Đề kiểm tra hoá học 8 Tổ khoa học tự nhiên tiết 53-tuần 28 (Thời gian 45 phút) I/ Trắc nghiệm khách quan( 4 điểm) * Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng Câu 1. Trong các phản ứng sau, phản ứng thế là: A. SO3 + H2O -------> H2SO4 C. CaO + H2O ------> Ca(OH)2 B. 2KClO3 ---------> 2KCl + 3O2 D. 2Al + Fe2O3 --------> 2Fe + Al2O3 Câu 2. Khử 40 gam sắt (III) oxit bằng khí hiđrô. Thể tích khí hiđrô (ĐKTC) cần dùng là: A. 10,08 lit B. 22,4 lit C. 16,8 lit D. 18 lit Câu 3. Cho các chất sau KMnO4, KClO3, HgO, HCl, H2SO4, Zn, Al, NaOH. Dãy chất dùng để điều chế hiđrô trong phòng thí nghiệm là: A. KMnO4, KClO3, HgO C. HCl, H2SO4, Zn B. HgO, Zn, Al D. NaOH, Zn, Al Câu 4. Dẫn khí hiđrô qua ống nghiệm đựng CuO nung nóng. Sau thí nghiệm, hiện tượng quan sát được là: A. Có tạo thành chất rắn màu đen vàng, có hơi nước tạo thành. B. Có tạo thành chất rắn màu đen nâu, không có hơi nước tạo thành. C. Có tạo thành chất rắn màu đỏ, có tạo thành hơi nước bám ở thành ống nghiệm. D. Có tạo thành chất rắn màu đỏ, không có tạo thành hơi nước bám ở thành ống nghiệm. Câu 5. Khí hiđrô là chất khử vì; A.Là khí nhẹ nhất. B.Chiếm oxi của chất khác khi tham gia phản ứng hoá học. C.Được điều chế bằng phản ứng của kim loại tác dụng với dung dịch axit. D. Là đpơn chất Câu 6. Người ta điều chế được 67,2 g sắt bằng cách dùng CO để khử Fe3O4. Khi đó thể tích khí CO (ĐKTC) đã dùng là: A. 35,84 lit B. 35,64lit C. 34,58 lit D. 34 lit Câu 7. Trong công nghiệp người ta điều chế hiđrô bằng cách: Nhúng kẽm vào dung dịch axit. C. Nhúng đồng vào dung dịch axit. Nhúng sắt vào dung dịch axit. D. Điện phân nước. Câu 8. Có thể thu được khí hiđrô bằng cách: Đẩy nước, đẩy không khí úp bình thu. C. Đẩy nước, đẩy không khí ngửa bình thu Đẩy không khí úp bình thu. D. Đẩy không khí ngửa bình thu II/ Tự luận ( 6 điểm) Câu 1. Có hai lọ khí không màu chứa khí hiđrô và khí oxi. Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt mỗi chất? Câu 2. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: A. C + H2O -------> CO + H2 C. Al + Fe2O3 --------> Fe + Al2O3 D. C + CO2 --------> CO B. CO + Fe2O3 ------- > Fe + CO2 Câu 3 . Để điều chế 14g sắt bằng cách dùng khí hiđrô khử sắt(III) oxit a) Viết phương trình phản ứng. b) Tính thể tích khí hiđrô đã dùng? c) Tính khối lượng Fe2O3 cần dùng? Đáp án – Biểu điểm đề kiểm tra hoá học 8 Tuần 28-tiết 53 I/ Trắc nghiệm khách quan(4điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D C B C B A B A I/ Trắc nghiệm tự luận(6điểm) Câu 1( 1 điểm) Cho tàn đóm vào hai lọ. Lọ làm cho tàn đóm bùng cháy có chứa khí oxi. Còn lại là lọ có chứa khí hiđrô. Câu 2.( 2 điểm) - Hoàn thành đúng mỗi phương trình phản ứng, ghi đủ điều kiện phản ứng ( 0,25điểm). Trả lời: Bốn phản ứng trên đều là phản ứng oxi hoá - khử ( 0,5điểm) Vì phản ứng xảy ra đồng thời sự oxi hoá- sự khử ( 0,5 điểm) Câu3.( 3 điểm) t0 - Phương trình phản ứng : Fe2O3 + 3H2 -----> 2Fe + 3H2O ( 0,5đ) - Tính đúng nFe = 14/56 = 0,25( mol) (0,5đ) - Theo phương trình phản ứng: nH2 = 3/2 nFe = 3/2. 0,25 = 0,375 ( mol) ( 0,5đ) - Thể tích khí hiđrô là : 0,375 . 22,4 = 8,4 lit ( 0,5đ) - Theo phương trình phản ứng: nFe2O3 = 1/2 nFe = 1/2. 0,25 = 0,125( mol) ( 0,5đ) - Khối luợng Fe2O3 là: 0,125. 160 = 20g ( 0,5đ) Đáp số : 8,4l 20g
File đính kèm:
- De kiem tra hoa 8 tuan 27.doc