Đề kiểm tra hết học kì II môn: Vật lý lớp 11

I – Phần chung cho tất cả học sinh. (7 điểm)

Câu 1: (1 điểm). Tại sao trong từ trường, ta đưa ra vectơ cảm ứng từ ? Đại lượng này có phương, chiều, độ lớn và đơn vị được xác định như thế nào ?

Câu 2: (1 điểm). Người ta xác định chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện đặt trong từ trường theo quy tắc nào ? Hãy nêu quy tắc đó ?

Câu 3: (1 điểm). Với điều kiện nào, thì mắt nhìn rõ được vật ?

Câu 4: (2 điểm). Một dây dẫn thẳng, dài mang dòng điện 5 (A) đặt trong không khí.

a) Xác định độ lớn của vectơ cảm ứng từ do dòng điện gây ra tại điểm M cách dây dẫn 10(cm) ?

b) Nếu tại điểm M ta đặt một đoạn dòng điện có cường độ 2(A), có chiều dài 20(cm) song song với dây dẫn, thì lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện ấy có độ lớn là bao nhiêu ?

 

doc1 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 682 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra hết học kì II môn: Vật lý lớp 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD & ĐT yên bái
Trường thpt nghĩa lộ
ccc@&?ddd
đề kiểm tra hết học kì ii năm học 2008 – 2009
Môn: vật lý
Lớp: 11 – Ban KHTN - Ban KHXB&NV - Ban cơ bản
Thời gian làm bài: 45 phút
I – Phần chung cho tất cả học sinh. (7 điểm)
Câu 1: (1 điểm). Tại sao trong từ trường, ta đưa ra vectơ cảm ứng từ ? Đại lượng này có phương, chiều, độ lớn và đơn vị được xác định như thế nào ?
Câu 2: (1 điểm). Người ta xác định chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện đặt trong từ trường theo quy tắc nào ? Hãy nêu quy tắc đó ?
Câu 3: (1 điểm). Với điều kiện nào, thì mắt nhìn rõ được vật ?
Câu 4: (2 điểm). Một dây dẫn thẳng, dài mang dòng điện 5 (A) đặt trong không khí.
 Xác định độ lớn của vectơ cảm ứng từ do dòng điện gây ra tại điểm M cách dây dẫn 10(cm) ?
Nếu tại điểm M ta đặt một đoạn dòng điện có cường độ 2(A), có chiều dài 20(cm) song song với dây dẫn, thì lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện ấy có độ lớn là bao nhiêu ?
Câu 5: (2 điểm). Mắt của một người chỉ nhìn rõ được vật đặt trong khoảng từ 10(cm) đến 40(cm).
Mắt người này bị tật gì ? Để sửa tật của mắt, người ấy phải đeo sát mắt một thấu kính gì ? Có độ tụ bao nhiêu ?.
Khi đeo kính, người này nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt bao nhiêu ?
II – Phần riêng (3điểm). (Học sinh chỉ được chọn phần dành riêng cho ban của mình)
A. ban khtn (nâng cao)
Câu 6a: (1 điểm). Một lăng kính có góc chiết quang A, chiết suất n đặt trong không khí. Chiếu vào mặt bên của lăng kính một tia sáng đơn sắc SI từ phía đáy của lăng kính đi lên với góc tới i = 450, thì bên trong lăng kính có góc khúc xạ r bằng góc tới r’ và bằng 300. Tìm góc chiết quang A, góc lệch D và chiết suất n của lăng kính ?
Câu 7a: (2 điểm). Một thấu kính có tiêu cự 20 (cm), một vật sáng AB cao 5 (cm) đặt thẳng góc với trục chính của thấu kính và cách thấu kính 10 (cm).
Đó là thấu kính gì? Tìm vị trí, độ cao và tính chất ảnh của vật tạo bởi qua thấu kính?
Muốn thu được ảnh thật bằng vật, thì phải di chuyển vật sáng AB theo chiều nào với một khoảng cách là bao nhiêu ?
B. ban khxh&nv và ban cơ bản.
Câu 6b: (1 điểm). Tìm độ lớn suất điện động tự cảm xuất hiện trong một cuộn dây mang dòng điện có độ tự cảm L = 0,002 (H). Trong khoảng thời gian 0,01 (s), cường độ dòng điện trong cuộn dây giảm đều từ 3(A) đến 0(A)
Câu 7b: (2 điểm). Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 (cm), một vật sáng AB cao 3 (cm) đặt thẳng góc với trục chính của một thấu kính và cách thấu kính 20 (cm).
Độ tụ của thấu kính là bao nhiêu ?
Tìm vị trí, độ cao và tính chất ảnh của vật tạo bởi qua thấu kính ?
----------------Hết----------------

File đính kèm:

  • docDe Ktra HKII-Lop 11(2008-2009).doc
  • docHuong dan cham- Ktra HKII- lop 11(2008-2009).doc