Đề kiểm tra giữa học kỳ I (2008-2009) môn: hóa học – khối 12 thời gian : 45 phút

Câu 1: Nhôm hiđroxit thu được từ cách làm nào sau đây ?

 A. Cho Al2O3 tác dụng với nước.

 B. Cho dư dung dịch HCl vào dung dịch natri aluminat.

 C. Thổi dư khí CO2 vào dung dịch natri aluminat.

 D. Cho dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 919 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kỳ I (2008-2009) môn: hóa học – khối 12 thời gian : 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TPHCM	ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I (2008-2009)
Trường THPTDL NGUYỄN BỈNH KHIÊM	MÔN: HÓA HỌC – KHỐI 12
HỌ VÀ TÊN:	THỜI GIAN : 45 PHÚT
LỚP:	 	( Đề thi gồm có 30 câu trắc nghiệm)
 Mã đề: 001
Câu 1: Nhôm hiđroxit thu được từ cách làm nào sau đây ?
 A. Cho Al2O3 tác dụng với nước. 	
 B. Cho dư dung dịch HCl vào dung dịch natri aluminat.
 C. Thổi dư khí CO2 vào dung dịch natri aluminat. 	
 D. Cho dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3.
Câu 2: Chỉ dùng hóa chất nào sau đây có thể phân biệt 3 chất rắn là Mg, Al và Al2O3 ?
 A. Dung dịch KCl. 	B. Dung dịch HCl.
 C. Dung dịch KOH. 	D. Dung dịch CuCl2.
Câu 3: Các dung dịch ZnSO4 và AlCl3 đều không màu. Để phân biệt 2 dung dịch này có thể dùng dung dịch của chất nào sau đây?
 A. NaOH. 	B. HNO3.
 C. NH3. 	D. HCl.
Câu 4: Hiện tượng nào sau đây đúng khi cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch AlCl3 ?
 A. Dung dịch đục dần do tạo ra chất kết tủa sau đó kết tủa tan và dung dịch lại trong suốt. 
 B. Dung dịch đục dần do tạo ra chất kết tủa và kết tủa không tan khi cho dư dung dịch NH3.
 C. sủi bọt khí, dung dịch vẫn trong suốt và không màu. 	
 D. Sủi bọt khí và dung dịch đục dần do tạo ra chất kết tủa.
Câu 5: Hòa tan m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng chỉ thu được hỗn hợp gồm 0,15 mol N2O và 0,01 mol NO. Giá trị của m là:( Cho Al=27, N=14, O=16 )
 A. 11,07 g. 	B. 1,35 g.
 C. 0,81 g. 	D. Kết qủa khác.
Câu 6: Nung nóng hỗn hợp gồm 10,8 gam bột nhôm với 8 gam bột Fe2O3(không có không khí), nêú hiệu suất phản ứng 80% thì khôí lượng Al2O3 thu được là: (Cho Fe=56, Al=14, O=16 )
 A. 16,32 g. 	B. 4,08 g.
 C. 8,16 g. 	D. Kết qủa khác.
Câu 7: Fe có số hiệu nguyên tử là 26. Ion Fe3+ có cấu hình electron là:
 A. [Ar]3d6. 	B. [Ar]3d5.
 C. [Ar]3d64s2. 	D. [Ar]3d34s2.
Câu 8: Fe có thể tan được chất nào sau đây?
 A. FeCl3 . 	B. AlCl3.
 C. FeCl2 . 	D. MgCl2.
Câu 9: Cho 14 g kim loại X tác dụng vơí dung dịch HCl thu được dung dịch muối trong đó kim loại có số oxi hóa +2 và 5,6 lít H2 (đkc). Kim loại X là: ( Cho Fe=56, Mg=24, Zn=65 )
 A. Ni. 	B. Fe.
 C. Zn . 	D. Mg.
Câu 10: Cho 9 gam hỗn hợp kim loại Mg và Fe tác dụng hết với dung dịch HCl thấy thoát ra 5,6 lít H2 (đkc). Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là: (Cho Mg=24, Fe=56, H=1, Cl=35,5 )
 A. 22,25 g. 	B. 25,75 g.
 C. 24,45 g. 	D. 26,75 g.
Câu 11: Nhận định nào sau đây sai ?
 A. Sắt tan được trong dung dịch FeCl3. 	
 B. Đồng tan được trong dung dịch FeCl3.
 C. Sắt tan được trong dung dịch FeCl2 	
 D. Sắt tan được trong dung dịch CuSO4.
Câu 12: Hợp chất nào sau đây của sắt vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử ?
 A. FeO. 	B. Fe(OH)3.
 C. Fe(NO3)3. 	D. Fe2O3.
Câu 13: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sau đây không đúng ?
 A. Gang trắng chứa ít cacbon hơn gang xám. 	
 B. Hàm lượng C trong gang nhiều hơn trong thép.
 C. Gang là hợp kim Fe-C và một số nguyên tố khác. 	
 D. Gang là hợp chất của Fe-C.
Câu 14: Có thể dùng dung dịch nào sau đây để hòa tan hoàn toàn một mẫu gang ?
 A. Dung dịch NaOH. 	B. Dung dịch HNO3 đặc nóng.
 C. Dung dịch HCl. 	D. Dung dịch H2SO4.
Câu 15: Trong quá trình sản xuất gang, xỉ lò là chất nào sau đây ?
 A. CaSiO3. 	B. SiO2 và C.
 C. MnSiO3. 	D. MnO2 và CaO.
Câu 16: Khối lượng K2Cr2O7 cần lấy để tác dụng đủ với 0,3 mol FeSO4 trong dung dịch ( có H2SO4 làm môi trường ) là: ( Cho K=39, Cr=52, O=16 )
 A. 28,4 g. 	B. 29,4 g.
 C. 14,7 g. 	D.Kết qủa khác.
Câu 17: Ba hỗn hợp kim loại: 1) Cu - Ag 
 2) Cu - Al 
 	 3) Cu - Mg
Dùng dung dịch của cặp chất nào sau đây để nhận biết các hỗn hợp trên ?
 A. HCl và NaOH. 	B. HCl và Mg(NO3)2.
 C. HCl và Al(NO3)3. 	D. HCl và AgNO3.
Câu 18: Cho V lít khí H2(đkc) đi qua bột CuO (dư ) đun nóng, thu được 64 gam Cu. Nếu Cho V lít khí H2(đkc) đi qua bột FeO (dư ) đun nóng thì khối lượng Fe thu được là bao nhiêu ? (Cho Cu=64, Fe=56 )
 A. 28 g. 	B. 24 g.
 C. 56 g. 	D. Kết qủa khác.
Câu 19: Dung dịch nào sau đây có thể làm mất màu tím của dung dịch loãng chứa KMnO4 và H2SO4 ?
 A. FeSO4. 	B. CuSO4.
 C. Fe2(SO4)3. 	D. Al2(SO4)4.
Câu 20: Thể tích dung dịch KOH 0,2 M để làm kết tủa hết ion Fe3+ trong 100 ml dung dịch FeCl3 0,2 M là:
 A. 600 ml. 	B. 300 ml.
 C. 100 ml. 	D. Kết qủa khác.
Câu 21: Trong 3 oxít FeO, Fe2O3, Fe3O4 chất nào tác dụngvới axít HNO3 cho ra chất khí.
 A. Chỉ có FeO. 	B. FeO và Fe3O4.
 C. Chỉ có Fe2O3. 	D. Chỉ có Fe3O4.
Câu 22: Cho phương trình Cu + 2 FeCl3 2 FeCl2 + CuCl2
 A. ion Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion Cu2+ 	
	 B. ion Fe2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion Fe3+.
 C. ion Fe3+ có tính oxi hóa yếu hơn ion Cu2+ 
 D. ion Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion Fe2+
Câu 23: Dãy gồm các hợp chất chỉ có tính oxi hóa là:
 A. FeO, Fe2O3. 	B. Fe(OH)2, FeO.
 C. Fe(NO3)2, FeCl3. 	D. Fe2O3, Fe2(SO4)3.
Câu 24: Từ bột sắt điều chế FeO theo phản ứng
 A. 3Fe + 4H2O Fe3O4 + 4H2­	 B. 2Fe + O2 2FeO
 C. Fe + H2O FeO + H2­	 D. Cả A, B, C đúng.
Câu 25: Dẫn từ từ V lít khí CO (đkc) đi qua ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO, Fe2O3 (ở nhiệt độ cao). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí X. Dẫn toàn bộ khí X ở trên vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thì tạo thành 4 gam kết tủa. Giá trị của V là: ( Cho Ca=40, C=12, O=16 )
 A. 0,224. 	B. 0,896.
 C. 0,448. 	D. Kết qủa khác.
Câu 26: Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng vơí dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là:
 A. HNO3. 	B. Cu(NO3)2.
 C. Fe(NO3)3. 	D. Fe(NO3)2.
Câu 27: Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thì màu dung dịch chuyển từ
 A. màu da cam sang màu vàng. 	B. màu vàng sang màu da cam.
 C. không màu sang màu vàng. 	D. không màu sang màu da cam.
Câu 28: Oxit lưỡng tính là:
 A. Cr2O3. 	B. CaO.
 C. MgO. 	D. CrO.
Câu 29: Phèn chua có công thức nào sau đây ?
 A. K2SO4. Al2(SO4)3.24H2O. 	B. K2SO4. Al2(SO4)3.12H2O.
 C. K2SO4.12H2O. 	D. Al2(SO4)3.12H2O.
Câu 30: Dãy các oxit kim loại bị khử bởi H2 khi nung nóng là:
 A. Al2O3, Fe2O3, ZnO 	B. Cr2O3, BaO, CuO
 C. CuO, MgO, FeO 	D. Fe3O4, PbO, CuO.
.........Hết........

File đính kèm:

  • docde thi giua hoc ki.doc
Giáo án liên quan