Đề kiểm tra định kỳ môn Ngữ văn Lớp 8 - Trường THCS Chu Văn An (Có đáp án)

Phần I- Trắc nghiệm( 2 điểm)

Câu 1: Các từ : trái ( quả ), bầm (mẹ), tê (kia), mõi( lấy cắp) , mô (đâu),

ngỗng ( điểm 2), cha, bà là từ địa phương. Đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai

Câu 2: Trong các phần gạch chân sau, phần nào có sử dụng biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh?

Bác Dương thôi đã thôi rồi

 A

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta

 B C D

 (Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến)

Câu 3: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện định nghĩa về câu ghép:

 Câu ghép là những câu do hai hay nhiều cụm C - V .(1) . tạo thành. Mỗi cụm C – V này được gọi là .(2) .

Câu 4: Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B để có một nhận định đúng.

Cột A Cột B

1. Trợ từ a. Là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.

2. Thán từ b. Là từ dùng để mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.

3. Tình thái từ c. Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ khác trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.

4. Từ tượng hình d. Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc hoặc dùng để gọi đáp.

 e. Là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, cấu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.

Phần II : Phần tự luận ( 8 điểm)

Câu 1(2điểm): Hãy đặt dấu câu vào đoạn trích sau cho thích hợp (có điều chỉnh viết hoa trong trường hợp cần thiết). Cho biết công dụng của mỗi dấu câu đó.

 Người hàng xóm thưa bẩm quan, con cho hắn mượn vạc, hắn không trả.

(Truyện dân gian Việt Nam)

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 159 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra định kỳ môn Ngữ văn Lớp 8 - Trường THCS Chu Văn An (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MA TRẬN
Chủ đề
Các cấp độ nhận thức
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chủ đề 1 
Câu ghép, từ loại (trợ từ , thán từ, tình thái từ)
Nhớ khái niệm từ loại, nhận biết từ loại
Hiểu, phân tích cấu tạo ngữ pháp, cách nối vế câu
Viết đoạn văn sử dụng câu ghép hợp lí
Sử dụng sáng tạo, có hiệu quả cao từ loại và câu ghép
 Câu
Điểm
1,4
1.0
2
2.0
3
1.0
3
2.0
Số câu:4
Số điểm:6.0
Tỉ lệ%: 60
Chủ đề 2
Trường từ vựng, từ tượng hình, từ tượng thanh, từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội
Nhớ khái niệm từ tượng hình, từ tượng thanh, 
Viết đoạn văn sử dụng từ tượng hình, tượng thanh hợp lí
Câu
Điểm
4
0.25
3
1.0
Số câu: 2
Sốđiểm:1.25
Tỉ lệ%: 12.5
Chủ đề 3
Biện pháp tu từ : nói giảm nói tránh
Nhận biết biện pháp nói giảm nói tranh
Câu
Điểm
2
0.25
Số câu: 1
Sốđiểm:0.25
Tỉ lệ%:2.5
Chủ đề 4
Dấu câu
Nhớ công dụng dấu câu
Hiểu công dụng của dấu câu 
Biết sử dụng dấu câu hợp lí
Câu
Điểm
3
0.5
1
1.0
1
1,0
Số câu: 2
Số điểm:2.5 
Tỉ lệ%:25
Tổng số câu
Tổngsốđiểm
Tỉ lệ %
3
2
20
2
3
30
2
5
50
7
10
100
UBND THỊ XÃ CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ LỚP 8
MÔN : NGỮ VĂN
 (Thời gian làm bài: 45 phút)
Phần I- Trắc nghiệm( 2 điểm)
Câu 1: Các từ : trái ( quả ), bầm (mẹ), tê (kia), mõi( lấy cắp) , mô (đâu), 
ngỗng ( điểm 2), cha, bà là từ địa phương. Đúng hay sai?
Đúng	B. Sai
Câu 2: Trong các phần gạch chân sau, phần nào có sử dụng biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh?
Bác Dương thôi đã thôi rồi
 A
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta
 B C D
 (Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến)
Câu 3: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện định nghĩa về câu ghép:
 Câu ghép là những câu do hai hay nhiều cụm C - V ..(1).. tạo thành. Mỗi cụm C – V này được gọi là ..(2).. 
Câu 4: Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B để có một nhận định đúng.
Cột A
Cột B
1. Trợ từ
a. Là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
2. Thán từ
b. Là từ dùng để mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
3. Tình thái từ
c. Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ khác trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
4. Từ tượng hình
d. Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc hoặc dùng để gọi đáp.
e. Là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, cấu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói. 
Phần II : Phần tự luận ( 8 điểm)
Câu 1(2điểm): Hãy đặt dấu câu vào đoạn trích sau cho thích hợp (có điều chỉnh viết hoa trong trường hợp cần thiết). Cho biết công dụng của mỗi dấu câu đó.
	Người hàng xóm thưa bẩm quan, con cho hắn mượn vạc, hắn không trả.
(Truyện dân gian Việt Nam)
Câu 2 (2điểm): Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu ghép sau đây và cho biết cách nối các vế câu:
a.Trống lại thúc, mõ lại khua, tù và rúc liên thanh bất chỉ.
 ( Tắt Đèn - Ngô Tất Tố)
b. Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...
 (Lão Hạc- Nam Cao)
Câu 3 (4điểm):
 Viết một đoạn văn ( khoảng 10 đến 15 dòng) thuyết minh về trường THCS Chu Văn An. Trong đoạn văn đó có sử dụng hợp lí câu ghép, từ tượng hình, từ tượng thanh (chú thích rõ các từ tượng hình, từ tượng thanh và câu ghép đã sử dụng).
------------------------------Hết------------------------------------
UBND THỊ XÃ CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN
HƯỚNG DẪN CHẤM 
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ
MÔN : NGỮ VĂN 8
 (Hướng dẫn chấm gồm 2 trang)
Phần I: Trắc nghiệm ( 2 điểm – mỗi phương án đúng: 0,25 điểm)
Câu
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Mức tối đa
Đáp án B
Đáp án A
Đáp án:
(1)không bao chứa nhau
(2) một vế câu
1-c; 2-d
3-e; 4-a
Mức không đạt
Chọn đáp án khác hoặc không có đáp án
Phần II: Tự luận ( 8 điểm):
Câu 1: (2 điểm) 
a. Mức tối đa: ( 2 điểm)
- Điền đúng dấu câu và viết hoa vào chỗ cần thiết (1 điểm): dấu hai chấm, dấu ngoặc kép( dấu gạch ngang):
- Cách 1: Người hàng xóm thưa : “Bẩm quan, con cho hắn mượn vạc, hắn không trả”.
- Cách 2: Người hàng xóm thưa : 
 - Bẩm quan, con cho hắn mượn vạc, hắn không trả.
- Nêu đúng công dụng của mỗi dấu câu (1 điểm)
+ Dấu hai chấm: đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp hay lời thoại ( dùng với dấu gạch ngang) . 
+ Dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang: đánh dấu câu dẫn trực tiếp.
 b. Mức chưa tối đa: ( 0,25- 1,75 điểm)
- Điền đúng dấu câu nhưng chưa viết hoa vào chỗ cần thiết hoặc điền chưa đầy đủ.
 - Nêu được công dụng của mỗi dấu câu nhưng chưa đầy đủ.
 c. Mức không đạt: - Không làm bài hoặc không hiểu gì.
Câu 2: (2 điểm) 
a. Mức tối đa: ( 2 điểm)
 a.Trống/ lại thúc, mõ/ lại khua, tù và /rúc liên thanh bất chỉ. (0,5đ)
 C1 V1 C2 V2 C3 V3
- Các vế câu nối với nhau bằng dấu câu (dấu phẩy) (0,5đ)
b. Đối với những người ở quanh ta, (nếu) ta /không cố tìm mà hiểu họ,(thì) ta /chỉ thấy 
 TN	 QHT C1 V1 QHT C2
họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... (0,5đ)
 V2
- Các về câu nối với nhau bằng dấu phẩy và cặp quan hệ từ (nếu - thì) (0,5đ)
b. Mức chưa tối đa: ( 0,25- 1,75 điểm)
- Phân tích được cấu tạo nhưng chưa chỉ ra được cách nối các vế câu.
- Phân tích, chỉ ra được cách nối các vế câu nhưng chưa đầy đủ.
 c. Mức không đạt: - Không làm bài hoặc không hiểu gì.
 Câu 3: (4 điểm)
a. Mức tối đa: (4 điểm)
* Về phương diện nội dung: (3,0 điểm) 
- Viết đúng thể loại thuyết minh, đúng đề tài: 0,75 đ
- Sử dụng và gọi tên đúng: 
+ từ tượng hình : 0,75đ
+ từ tượng thanh : 0,75đ
+ câu ghép : 0,75đ
* Về các tiêu chí khác: (1 điểm):
 - Hình thức: Đảm bảo đúng hình thức đoạn văn, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, chữ viết sạch đẹp.
 - Phát triển ý theo một trình tự lô gic, hợp lí; thực hiện tốt việc liên kết ý trong câu, câu trong đoạn.
 - Sáng tạo: Học sinh có cách thể hiện riêng, độc đáo trong nội dung và hình thức diễn đạt 
 b. Mức chưa tối đa:( 0,25- 3,75 điểm)
 - Chỉ đảm bảo được một vài tiêu chí trong các yêu cầu về nội dung và hình thức trên.
 c. Mức không đạt: - Không làm bài hoặc làm lạc đề.
 *Lưu ý: Tùy theo mức độ bài cho điểm cụ thể.
----------------------------------Hết-----------------------------------

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ky_mon_ngu_van_lop_8_truong_thcs_chu_van_an.doc
Giáo án liên quan