Đề kiểm tra định kì đợt 3 môn Ngữ văn 7 - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Tân Trường (Có đáp án)
Câu 1 ( 3 điểm)
Cho đoạn thơ có sử dụng phép liệt kê (phần in đậm):
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. (Bảo Định Giang)
a. Xét về mặt cấu tạo phép liệt kê được thực hiện theo cách nào?
b. Xét về mặt ý nghĩa phép liệt kê thuộc cách liệt kê nào ?
c. Đoạn thơ có sử dụng một phép tu từ chủ yếu, đó là phép tu từ nào? Nêu tác dụng của phép tu từ đó?
Trường THcs tân trường đề khảo sát chất lượng đợt 3 Năm học 2010 - 2011- 03-27 Môn: Ngữ văn 7 Thời gian làm bài: 60 phút. Câu 1 ( 3 điểm) Cho đoạn thơ có sử dụng phép liệt kê (phần in đậm): Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng Nhị vàng, bông trắng, lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. (Bảo Định Giang) a. Xét về mặt cấu tạo phép liệt kê được thực hiện theo cách nào? b. Xét về mặt ý nghĩa phép liệt kê thuộc cách liệt kê nào ? c. Đoạn thơ có sử dụng một phép tu từ chủ yếu, đó là phép tu từ nào? Nêu tác dụng của phép tu từ đó? Câu 2 (7 điểm) Hãy giải thích câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ( Bài văn viết khoảng 01 trang giấy thi) ----------- Hết ------------ Trường THcs tân trường đề khảo sát chất lượng đợt 3 Năm học 2010 - 2011-03-27 Môn: Ngữ văn 7 Thời gian làm bài: 60 phút. Hướng dẫn chấm Câu 1 ( 3 điểm Bài làm đảm bảo các ý sau; a. Xét về cấu tạo: phép liệt kê Nhị vàng, bông trắng, lá xanh được thực hiện theo cách liệt kê không theo cặp - 0,5 điểm b. Xét về mặt ý nghĩa phép liệt kê Nhị vàng, bông trắng, lá xanh được thực hiện theo cách liệt kê không tăng tiến - 0,5 điểm c. + Gọi tên dược phép tu từ, nêu rõ dấu hiệu của phép đó, được 1 điểm: Phép điệp ngữ: Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng/ Nhị vàng, bông trắng, lá xanh + Nêu được tác dụng của phép tu từ được 1 điểm: Nhấn mạnh làm nổi bật vẻ đẹp của cây sen Câu 2 (7 điểm) Bài làm đạt các yêu cầu sau: * Về hình thức; Kiểu bài nghị luận - phép lập luận giải thích làm rõ một câu tục ngữ. Bài viết có bố cục ba phần, nội dung từng phần thể hiện rõ đặc trưng kiểu bài. Lập luận theo trình tự hợp lí để làm rõ nội dung câu tục ngữ. Biết liên kết câu, đoạn. Lời văn mạch lạc, có sức thuyết phục. * Về nội dung: Có thể theo gợi ý trong dàn bài sau; A. Mở bài - 1 điểm - Dẫn dắt vấn đề, trích câu tục ngữ - Nêu khái quát nội dung vấn đề cần giải thích B. Thân bài: 5 điểm - Giải thích từ ngữ trong câu tục ngữ để làm rõ các nghĩa - được 2 điểm ( Trả lời câu hỏi tìm ý: Thế nào là? Như thế nào?) + Nghĩa đen: + Nghĩa bóng: - Nêu rõ câu tục ngữ khuyên ta điều gì? ( Hiểu theo nghĩa rộng) 2 điểm ( Trả lời câu hỏi tìm ý vì sao nhân dân lại khuyên như vậy) + Con cái phải hiếu thảỏ, biết ơn với ông bà, cha mẹ + Học trò phải biết ơn thầy cô,.. + Nhân dân phải biết ơn những vị anh hùng liệt sĩ đã chiến đấu hi sinh bảo vệ Tổ quốc. Biết ơn những người đã mang lại cho ta cuộc sống ấm no ( Nêu dẫn chứng) - Mục đích sử dụng và nghệ thuật diễn đạt của câu tục ngữ - 1 điểm + Ông cha dùng để răn dạy con cháu về đạo lí làm người hoặc để nhắc ở ai đó có thái độ vô ơn : mới khỏi vòng đã cong đuôi. + Câu tục ngữ được được tác giả dân gian diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ, từ ngữ ngắn gọn, cô đúc dễ nhớ, dễ thuộc và dễ vận dụng. Dễ khơi gợi sự liên tưởng của người đọc, người nghe. C. Kết bài - 1 điểm - Khẳng định ý nghĩa câu tục ngữ - Mở rộng * Biểu điểm + Điểm 6,7 đạt các yêu cầu ở mức cao. + Điểm 4,5 đạt các yêu cầu, bài làm có những mắc những lỗi đơn giản. + Điểm 2,3 đạt các yêu cầu, nội dung bài làm còn sơ sài, viết đơn giản. + Điểm 1 chưa đạt được yêu cầu, mới viết được một vài ý có liên qua đến nội dung câu tục ngữ . + Điểm 0 lạc đề hoàn toàn. * Lưu ý: Học sinh có thể có trình tự lập luận khác nhưng nội dung giải thích vẫn đảm bảo làm rõ câu tục ngữ thì bài viết đó vẫn chấm theo biểu điểm bình thường. Chú ý những bài viết có tính độc lập cao, lời văn sắc xảo. ----------- Hết ---------
File đính kèm:
- de_kiem_tra_dinh_ki_dot_3_mon_ngu_van_7_nam_hoc_2010_2011_tr.doc