Đề kiểm tra định kì cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Hưng Đạo (Có đáp án)

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng : 3 điểm. HS đạt.điểm

II. Đọc thành thầm và làm bài tập (7 điểm ) Thời gian 30 phút

CHIM HỌA MI HÓT

 Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.

 Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.

Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày.

Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi.

(Theo Ngọc Giao)

 Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu.

Câu 1: (0,5 điểm) Con chim họa mi từ đâu bay đến?

 A. Từ phương Bắc. B. Từ phương Nam.

 C. Từ trên rừng. D. Không rõ từ phương nào.

Câu 2: (0,5 điểm) Những buổi chiều, tiếng hót của chim họa mi như thế nào?

 A. Trong trẻo, réo rắt. B. Êm đềm, rộn rã.

 C. Lảnh lót, ngân nga. D. Buồn bã, nỉ non.

 

docx16 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra định kì cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Hưng Đạo (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN PHẦN ĐỌC HIỂU
TT
Chủ đề
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
Đọc hiểu văn bản
Số câu
2
2
1
1
6
Câu số
1,2
3,4
5
6
Điểm
1
1
1
1
4
2
Kiến thức Tiếng Việt
Số câu
1
1
1
1
4
Câu số
7
8
9
10
Điểm
0,5
0,5
1
1
3
Tổng điểm
1,5
1,5
2
2
7
UBND THÀNH PHỐ CHÍ LINH
TRƯỜNG TH HƯNG ĐẠO
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM
NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 5
Họ và tên học sinh: ............................................................... Lớp 5......................
Điểm đọc:............. 
Điểm viết:............. 
Chung: ................
Nhận xét của giáo viên
..
..
GV coi: .GV chấm 
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng : 3 điểm. HS đạt.............điểm
II. Đọc thành thầm và làm bài tập (7 điểm ) Thời gian 30 phút
CHIM HỌA MI HÓT
	Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.
	Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.
Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày.
Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi. 
(Theo Ngọc Giao) 
 Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu.
Câu 1: (0,5 điểm) Con chim họa mi từ đâu bay đến?
 A. Từ phương Bắc.	B. Từ phương Nam.
 C. Từ trên rừng.	D. Không rõ từ phương nào. 
Câu 2: (0,5 điểm) Những buổi chiều, tiếng hót của chim họa mi như thế nào?
 A. Trong trẻo, réo rắt. 	B. Êm đềm, rộn rã.
 C. Lảnh lót, ngân nga. 	D. Buồn bã, nỉ non. 
Câu 3: (0,5 điểm) Chú chim họa mi được tác giả ví như ai?
 A. Nhạc sĩ tài ba.	B. Nhạc sĩ giang hồ. 
 C. Ca sĩ tài ba.	D. Ca sĩ giang hồ.
Câu 4: (0,5 điểm) Vì sao buổi sáng con chim họa mi lại kéo dài cổ ra mà hót? 
 A. Vì nó muốn khoe khoang giọng hót của mình.
 B. Vì nó muốn đánh thức muôn loài thức dậy. 
 C. Vì nó muốn luyện cho giọng hay hơn. 
 D. Vì nó muốn các bạn xa gần lắng nghe.
Câu 5: (1 điểm) Hãy miêu tả lại cách ngủ của chim họa mi?
Câu 6: (1 điểm) Nội dung chính của bài văn trên là gì?
Câu 7: (0,5 điểm) Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ tĩnh mịch? 
 A. im lặng	B. thanh vắng 
 C. âm thầm	D. lạnh lẽo
Câu 8: (0,5điểm) Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
Mảnh mai, mềm mại, mềm mỏng, móm mém, mênh mang.
Rung rinh. rực rỡ, róc rách, rơm rạ, rì rào.
Lấp ló, lấp lánh, lung linh, long lanh, lộng lẫy.
Câu 9: (1 điểm) Phân tích cấu tạo của câu sau: 
Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm.
Câu 10: (1 điểm) Đặt một câu ghép nói về chủ đề học tập có sử dụng cặp quan hệ từ chỉ nguyên nhân - kết quả.
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
PHẦN 2: KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
1. Chính tả (Nghe viết): (2 đ) (Thời gian 20 phút).
2. Tập làm văn: ....../8 điểm (Thời gian: 35 phút)
 Em chọn một trong hai đề sau, khoanh tròn vào đề đã chọn rồi làm bài.
 Đề 1: Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương: một dòng sông uốn khúc quanh co, một đồng lúa rộng mênh mông, hay một con đường thân thuộc in dấu chân quen,Em hãy tả một trong những cảnh đẹp đó của quê hương mình.
 Đề 2: Hãy tả một người thân trong gia đình mà em yêu quý.
HS bốc thăm đọc 1 trong các bài tập đọc sau và trả lời câu hỏi gắn với nội dung bài đọc (Thời gian không quá 2 phút/HS).
Tên bài
Trang
Câu hỏi
Nghĩa thầy trò (trang 79)
79
Câu hỏi 1: Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì ?
Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để mừng thọ thầy.
Câu hỏi 2: Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ
Cho cụ từ thuở học vỡ lòng như thế nào?
TL:
Rất tôn kính 
Tà áo dài Việt Nam
122
Câu hỏi 1: Chiếc áo dài có vai trò ntn trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa ?
Dùng để mặc thường ngày, mặc cả khi lao động nặng nhọc
Câu hỏi 2: Chiếc áo tứ thân có đặc điểm như thế nào?
Được may từ 4 mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền ở giữa sống lưng. Đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau.
Bầm ơi
130
Câu hỏi 1: Điều gì khiến anh chiến sĩ nhớ tới mẹ? Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ ?
TL:
Xa nhà, canh gác giữa trời mưa rét. Nhớ hình ảnh: “ heo heo gió núibầm ra ruộng cấy bầm run, chân lộimạ non”
Câu hỏi 2: Anh chiến sĩ đã dùng cách nói nào để làm yên lòng mẹ ?
TL:
Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều - Thương con bầm chớ đời bầm sáu mươi.
Út Vịnh
136
Câu hỏi 1: Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có sự cố gì ?
TL:
Lúc thì tảng đá nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì có ai đó tháo cả ốc thanh ray, trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu
Câu hỏi 2: Út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu ?
TL:
- Lao ra la lớn: “Hoa, Lan, tàu hỏa đến!”
- Nhào tới ôm Lan lăn tới mép ruộng,cứu sống cô bé trước cái chết trong gang tấc.
Những cánh buồm 
140
Câu hỏi 1: Những câu hỏi ngây thơ của con cho thấy con có ước mơ gì?
TL:
Ước muốn đi đến những chân trời xa, khám phá những điều mới lạ.
Câu hỏi 2: Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến điều gì?câu thơ nào nói lên điều đó?
TL:
Người cha nhớ đến những ước mơ của chính mình thuở nhỏ.
Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận/ Cha gặp lại mình trong những ước mơ con.
PHIẾU BỐC THĂM BÀI KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG LỚP 5
Nghĩa thầy trò (trang 79)
Trang 79
Tà áo dài Việt Nam
Trang 122
Bầm ơi
Trang 130
Út Vịnh
Trang 136
Những cánh buồm 
Trang 140
Chính tả : GV đọc cho HS nghe - viết trong thời gian 20 phút 
 Mùa thảo quả
Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái. Thảo quả chín dần. Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng .
Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đốm lửa hồng, ngày qua ngày lại thắp thêm nhiều ngọn mới, nhấp nháy vui mắt.
Theo Ma Văn Kháng
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 - CUỐI NĂM HỌC 
A. Phần đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: 
Câu
điểm 
Đáp án
1
0,5
D
2
0,5
B
3
0,5
B
4
0,5
D
5
1
Họa mi từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ
6
1
Ca ngợi tiếng hót của chim họa mi- một loại chim quý hót hay.
7
0,5
B
8
0,5
C
9
1
Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy //lại hót vang lừng chào nắng sớm.
10
1
Học sinh đặt đúng câu ghép theo yêu cầu.Đầu câu viết hoa, hết câu có dấu chấm.
-Nếu đầu câu không viết hoa, hết câu không có dấu chấm trừ 0,5 điểm.
B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
Chính tả (2 điểm): GV đọc cho HS nghe - viết trong thời gian 20 phút 
1. Chính tả: (2 điểm) Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 2 điểm.
 - Tốc độ đạt yêu cầu: chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.
 - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.
2. Tập làm văn. 
Đề 1:
TT
Điểm thành phần
Nội dung yêu cầu
1
Mở bài
1,0 đ
Giới thiệu được cảnh đẹp quê hương định tả.
2
Thân bài
1,0 đ
Tả bao quát cảnh đẹp.
1,0 đ
Tả cảnh đẹp theo trình tự không gian và thời gian...
2,0 đ
Cảnh đẹp đó gắn với các hoạt động con người...
Kết bài
1,0 đ
Nêu được cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về cảnh đẹp quê hương 
4
Chữ viết, chính tả
0,5 đ
Bài viết không sai quá 5 lỗi chính tả, chữ viết sạch, rõ ràng.
5
Dùng từ, đặt câu
0,5 đ
Dùng từ hợp lí, đặt câu gọn gàng, đủ ý, có hình ảnh.
6
Sáng tạo, cảm xúc
1,0 đ
Thể hiện được sự sáng tạo trong dùng từ, đặt câu, biểu lộ được cảm xúc chân thành.
Tùy theo mức độ đạt được, GV cho điểm ở các mức: 8 - 7,5.......1
Đề 2: 
TT
Điểm thành phần
Nội dung yêu cầu
1
Mở bài
1,0 đ
Giới thiệu người thân em định tả .
2
Thân bài
1,0 đ
Tả ngoại hình: vóc dáng, mái tóc, khuôn mặt...
2,0 đ
Tả tính tình, hoạt động (có thể đan xen thêm nét tả khác về hình dáng)
1,0 đ
Kỉ niệm đáng nhớ hoặc ấn tượng sâu sắc về người thân được tả.
3
Kết bài
1,0 đ
Tình cảm của em đối với người được tả
4
Chữ viết, chính tả
0,5 đ
Bài viết không sai quá 5 lỗi chính tả, chữ viết sạch, rõ ràng.
5
Dùng từ, đặt câu
0,5 đ
Dùng từ hợp lí, đặt câu gọn gàng, đủ ý, có hình ảnh.
6
Sáng tạo
1,0 đ
Thể hiện được sự sáng tạo trong lời tả hoặc biểu lộ cảm xúc, so sánh, nhận xét tinh tế...
Tùy theo mức độ đạt được, GV cho điểm ở các mức : 8,0 - 7,5.......1,0
2. Tập mà văn ( 8 điểm)
Chọn một trong các đề sau:
Đề1. Sân trường em có rất nhiều cây cho bóng mát. Hãy tả lại một cây cho bóng mát mà em yêu thích.
Đề 2. Nhà em nuôi rất nhiều con vật. Hãy tả con vật mà em yêu quý.
Bài làm
Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc gây kín đáo và lặng lẽ.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_nam_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_20.docx
Giáo án liên quan