Đề kiểm tra định kì cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Hưng Đạo (Có đáp án)
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng, nghe nói: ./4 điểm
2. Đọc hiểu, kiến thức tiếng Việt: /6 điểm. (Thời gian: 20 phút)
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi
Lễ hội đền Hùng
Lễ hội đền Hùng còn gọi là Giỗ Tổ Hùng Vương, là một lễ hội lớn ở Việt Nam để tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng. Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch tại Phú Thọ nhưng thực chất là đã diễn ra hàng tuần trước đó. Lễ hội kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với nghi thức rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng. Hiện nay, lễ hội đền Hùng đã được công nhận là Quốc giỗ của Việt Nam. Có 2 nghi thức được cử hành cùng thời điểm trong ngày chính hội:
- Nghi thức rước kiệu vua: Đám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương.
- Nghi thức dâng hương: Những người tới dự cùng dâng lễ vật lên các vua Hùng để thể hiện lòng biết ơn của mình đối với tổ tiên.
Phần hội có nhiều trò chơi dân gian. Đó là những cuộc thi hát xoan, thi vật, thi kéo co hoặc thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Lễ hội đền Hùng diễn ra để tưởng nhớ ai? (0,5đ)
a. Những người có công với đất nước b. Người dân Phú Thọ
c. Các vua Hùng d. Các đoàn thủy binh
Câu 2: Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức chính vào ngày nào trong năm? (0,5đ)
a. Rằm tháng giêng b. 10 tháng 3 âm lịch
c. rằm tháng tám d. 1 tháng 3 âm lịch
MA TRẬN NỘI DUNG KIỂM TRA ĐỌC HIỂU VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KÌ II LỚP 3 (Đọc thầm và làm bài tập - 6 điểm) Mạch kiến thức, kỹ năng Số câu, số điểm, câu số Mức 1 (Nhận biết, nhắc lại) Mức 2 (Hiểu) Mức 3 (Vận dụng) Mức 4 (Vận dụng nâng cao) Tổng Đọc hiểu văn bản - Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài đọc. -Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết trong bài đọc; nêu đúng ý nghĩa của chi tiết, hình ảnh trong bài. - Hiểu ý chính của đoạn văn. Số câu 2 2 1 1 6 Số điểm 1 1 0,5 1 3,5 Kiến thức tiếng Việt - Biết đặt, trả lời câu hỏi như thế nào? - Biết đặt dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ngắn. - Biết sử dụng hình ảnh nhân hóa để đặt câu. Số câu 1 1 1 0 3 Số điểm 0,5 1 1 0 2,5 Tổng Số câu 3 3 2 1 9 Số điểm 1,5 1,5 2 1 6 UBND THÀNH PHỐ CHÍ LINH TRƯỜNG TH HƯNG ĐẠO ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 3 Họ và tên học sinh: ............................................................... Lớp 3...................... Điểm đọc:............. Điểm viết:............. Chung: ................ Nhận xét của giáo viên .. .. GV coi: .GV chấm A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng, nghe nói:./4 điểm 2. Đọc hiểu, kiến thức tiếng Việt:/6 điểm. (Thời gian: 20 phút) Đọc bài sau và trả lời câu hỏi Lễ hội đền Hùng Lễ hội đền Hùng còn gọi là Giỗ Tổ Hùng Vương, là một lễ hội lớn ở Việt Nam để tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng. Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch tại Phú Thọ nhưng thực chất là đã diễn ra hàng tuần trước đó. Lễ hội kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với nghi thức rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng. Hiện nay, lễ hội đền Hùng đã được công nhận là Quốc giỗ của Việt Nam. Có 2 nghi thức được cử hành cùng thời điểm trong ngày chính hội: - Nghi thức rước kiệu vua: Đám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. - Nghi thức dâng hương: Những người tới dự cùng dâng lễ vật lên các vua Hùng để thể hiện lòng biết ơn của mình đối với tổ tiên. Phần hội có nhiều trò chơi dân gian. Đó là những cuộc thi hát xoan, thi vật, thi kéo co hoặc thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1: Lễ hội đền Hùng diễn ra để tưởng nhớ ai? (0,5đ) a. Những người có công với đất nước b. Người dân Phú Thọ c. Các vua Hùng d. Các đoàn thủy binh Câu 2: Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức chính vào ngày nào trong năm? (0,5đ) Rằm tháng giêng b. 10 tháng 3 âm lịch rằm tháng tám d. 1 tháng 3 âm lịch Câu 3: Nghi thức để kết thúc phần lễ trong lễ hội đền Hùng là gì? (0,5đ) a. Thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc b. Nghi thức dâng hương c. Nghi thức rước kiệu d. Rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng Câu 4: Trong ngày hội chính, có mấy nghi thức được cử hành? (0,5đ) hai nghi thức c. ba nghi thức bốn nghi thức d. năm nghi thức Câu 5: Kể tên một số trò chơi dân gian trong lễ hội ở đền Hùng? (1 đ) Câu 6: Các từ ngữ: chạy tiếp sức, nhảy xa, đấu kiếm, đoạt huy chương vàng thuộc chủ điểm nào? (0,5đ) a. Sáng tạo b. Nghệ thuật c. Ngôi nhà chung d. Thể thao Câu 7 : Điền dấu câu thích hợp vào mỗi ô trống: (1 đ) Khi vươn lên khỏi mặt đất o mầm cây reo lên khe khẽ o “Bầu trời đẹp đẽ quá!” Câu 8: Bộ phận in đậm trong câu: “Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. ” trả lời cho câu hỏi nào? (0,5đ) a. Ở đâu? b. Khi nào? c. Vì sao? d. Bằng gì? Câu 9: Đặt câu có hình ảnh nhân hóa (1 đ) B. KIỂM TRA VIẾT 1. Chính tả nghe - viết: /4 điểm (Thời gian 15 phút) 2. Tập làm văn ./6 điểm (Thời gian 25 phút) Chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 6 đến 8 câu kể về việc làm tốt em đã làm để bảo vệ môi trường. Đề 2: Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 6 đến 8 câu kể về một người lao động trí óc mà em biết. Bài làm PHIẾU BỐC THĂM BÀI KIỂM TRA ĐỌC LỚP 3 Ông tổ nghề thêu TV3 tập 2 trang 22 (Đoạn 1,2) Nhà bác học và bà cụ TV3 tập 2 trang 31 (Đoạn 2,3) Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên - TV3 tập 2 trang 60 Đoạn 2 Người đi săn và con vượn TV 3 tập 2 trang 113 (Đoạn 1,2) Bác sĩ Y-éc-xanh - TV 3 tập 2 trang 106 ( đoạn 3) UBND THÀNH PHỐ CHÍ LINH TRƯỜNG TIỂU HỌC HƯNGĐẠO ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II MÔN TIẾNG VIỆT : LỚP 3 NĂM HỌC : 2018 – 2019 ĐỀ KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG DÀNH CHO HỌC SINH Kiểm tra đọc thành tiếng: (4 điểm) HS bốc thăm đọc 1 trong các bài tập đọc sau và trả lời câu hỏi gắn với nội dung bài đọc (Thời gian không quá 2 phút/HS). Tên bài Trang Câu hỏi Ông tổ nghề thêu (Đoạn 1,2) 22 1. Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào? 2. Nhờ chăm chỉ học tập, Trần Quốc Khái đã thành đạt như thế nào? Nhà bác học và bà cụ (Đoạn 2,3) 31 1. Bà cụ mong nuốn điều gì? 2. Mong muốn của bà cụ gợi cho Ê-đi-xơn ý nghĩ gì? Hội đua voi ở Tây Nguyên ( Đoạn 2 ) 60 1. Cuộc đua diễn ra như thế nào? 2.Voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh, dễ thương? Bác sĩ Y- éc - xanh (Đoạn 3) 106 1. Những câu nào nói lên lòng yêu nước của bác sĩ Y-éc - xanh? 2.Theo em, vì sao Y- éc - xanh ở lại Nha Trang? Người đi săn và con vượn (Đoạn 1,2) 113 1. Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn? 2. Cái nhìn căm giận của vượn mẹ nói lên điều gì? B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 1. Chính tả: Nghe-viết: 4 điểm Tiếng chim buổi sớm Buổi sớm mùa hè ở quê tôi thật trong trẻo. Phút ban mai bắt đầu bằng tiếng hót lảnh lót, ríu ran của bầy chim. Con chim cu gáy có giọng trầm ấm, ngân dài. Chú chích chòe dậy sớm nhất thì liến thoắng học bài. Mấy chú chim chìa vôi ríu rít rủ nhau sà xuống sân nhặt thóc. Còn mấy chú chim sâu thì lích rích thật vui. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM HỌC 2018 – 2019 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 ( Phần đọc hiểu và kiểm tra viết) I. ĐỌC HIỂU, KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT: (6 điểm) 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (6 điểm) Câu 1 : 0,5 điểm Câu 2 : 0,5 điểm Câu 3 : 0,5 điểm Câu 4 : 0,5 điểm Câu 6 : 0,5 điểm c b d A d Câu 5 : 1 điểm hát xoan, vật, kéo co , bơi trải. Câu 7 : 1 điểm Dấu cần điền: dấu phẩy, dấu hai chấm Câu 8 : 0,5 điểm b Câu 9 : 1 điểm B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 1. Chính tả: Nghe-viết: 4 điểm - Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm (Học sinh viết thiếu chữ là không đảm bảo tốc độ; thiếu mỗi chữ trừ 0,25 điểm) - Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ: 1 điểm (Tùy mức độ cho 1,0 - 0,75 - 0,5 ) - Trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: 1 điểm ( Tùy mức độ cho 1,0 - 0,75 - 0,5 ) - Viết đúng chính tả : 1 điểm (sai mỗi lỗi trừ 0,2 điểm, những lỗi giống nhau trừ 1 lần) 2. Tập làm văn: 6 điểm Yêu cầu cần đạt Điểm ĐỀ 1 - Học sinh viết được đoạn văn đảm bảo các nội dung sau: + Em đã làm việc tốt gì để góp phần bảo vệ môi trường? + Em đã làm việc tốt đó ở đâu? Khi nào? + Em đã tiến hành công việc đó ra sao? + Kết quả công việc đó như thế nào? + Cảm tưởng của em sau khi làm việc đó. 3 - Toàn bài chữ viết rõ ràng, trình bày sạch, không mắc quá 5 lỗi chính tả. 1 - Dùng từ phù hợp, đặt câu đúng văn cảnh. 1 - Bài viết có sáng tạo. 1 Yêu cầu cần đạt Điểm ĐỀ 2 - Học sinh viết được đoạn văn đảm bảo các nội dung sau: + Giới thiệu người lao động trí óc đó là ai? Làm nghề gì? + Kể về hình dáng, tính tình sự quan tâm tới mọi người, với bản thân em, tuổi đời,, + Kể về công việc hàng ngày của người đó ? + Công việc đó mang lại lợi ích gì? + Tình cảm của em đối với người đó. 3 - Toàn bài chữ viết rõ ràng, trình bày sạch, không mắc quá 5 lỗi chính tả. 1 - Dùng từ phù hợp, đặt câu đúng văn cảnh. 1 - Bài viết có sáng tạo. 1
File đính kèm:
- de_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_nam_mon_tieng_viet_lop_3_nam_hoc_20.doc