Đề kiểm tra định kì cuối học kì I môn Toán Lớp 3 - Năm học 2014-2015

Bài 1: (4 điểm) Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

1. của 36 kg là: A. 18km B. 9kg C. 18kg

2. Số bé nhất trong các số: 735; 412; 241; 275; 492; 873 là:

 A. 873 B. 241 C. 275

3. Kết quả bài toán: x - 673 = 245 là: A. x = 510 B. x = 918 C. x = 120

4. Một ngày có 24 giờ. Vậy 8 ngày có tất cả . giờ

 A. 248 giờ B. 3 giờ C. 192 giờ

5. Trong phép chia hết, 8 chia cho mấy để được thương lớn nhất?

 A. 1 B. 2 C. 4 D. 8

6. Dãy số: 12, 20, 28, Số thích hợp viết vào chỗ trống là:

 A. 38 B. 32 C. 36

7. Gấp 14 lên 8 lần, rồi bớt đi 13 thì được: A. 89 B. 99 C. 97

8. Số bé nhất để cộng với 68 mà chia hết cho 5 là:

 A. 5 B. 2 C. 1

 

doc6 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra định kì cuối học kì I môn Toán Lớp 3 - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TH KIÊN THỌ 3
Họ và tên: 
Lớp: . . . . . . . . .
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
 Năm học: 2014 - 2015; Môn: Toán - Lớp Ba
 Thời gian làm bài: 40 phút
Bài 1: (4 điểm) Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
1. của 36 kg là: A. 18km  B. 9kg   C. 18kg
2. Số bé nhất trong các số: 735; 412; 241; 275; 492; 873 là:
 A. 873  B. 241   C. 275
3. Kết quả bài toán: x - 673 = 245 là: A. x = 510  B. x = 918   C. x = 120
4. Một ngày có 24 giờ. Vậy 8 ngày có tất cả ... giờ
 A. 248 giờ B. 3 giờ   C. 192 giờ
5. Trong phép chia hết, 8 chia cho mấy để được thương lớn nhất?
 A. 1 B. 2   C. 4 D. 8 
6. Dãy số: 12, 20, 28,  Số thích hợp viết vào chỗ trống là:
 A. 38 B. 32   C. 36 
7. Gấp 14 lên 8 lần, rồi bớt đi 13 thì được: A. 89 B. 99   C. 97
8. Số bé nhất để cộng với 68 mà chia hết cho 5 là:
 A. 5 B. 2   C. 1 
Bài 2: (2 điểm) Đặt tính rồi tính:
 241 + 305 859 - 395 107 x 6 283 : 8
 .. .. .. .. .. .. .
 . . . .
 . .. . .
. . . .
 . .. . .
Bài 3: (1 điểm) Tìm X:
 a. x : 9 = 103 b. X x 4 = 848
 . .
 . .
Bài 4: (1 điểm) Nga có 95 quả cam, Hà có số quả cam bằng 1/5 số quả cam của Nga. Hỏi số quả cam của Nga nhiều hơn số quả cam của Hà là bao nhiêu quả?
Bài giải:
.
Bài 5: (1 điểm) Nga có 95 quả cam, Hà có số quả cam bằng 1/5 số quả cam của Nga. Hỏi số quả cam của Hà ít hơn số quả cam của Nga là bao nhiêu quả?
Bài giải:
.
Bài 5: (0,5 điểm) Tính giá trị của biểu thức:
a) 31 + 24 x 2 = . b) (90 - 50) : 5 = ..
 = . = .. 
Bài 6: (0,5 điểm) Số?	 M	 N
Hình chữ nhật MNPQ có:
 .. góc vuông
 .. góc không vuông
 Q	 P
Bài 7: (0,5 điểm) Cho phép chia với số chia là 8, thương là 6, số dư là số lớn nhất có thể có trong phép chia. Tìm số bị chia trên?
Bài giải:
Bài 8: (0,5) 
a. Tính chu vi hình chữ nhật ABCD có chiều rộng 15cm, chiều dài gấp đôi chiều rộng.
b. Tính chu vi thửa ruộng hình vuông có số đo cạnh là 259 m. 
Bài giải:
TRƯỜNG TH KIÊN THỌ 3
Họ và tên:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Lớp: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
 Năm học: 2014 - 2015
Môn: Tiếng Việt (Phần đọc hiểu) - Lớp Ba
A. Bài kiểm tra đọc: Bài tập đọc hiểu: (4 điểm) 
Đọc thầm đoạn văn sau và khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu dưới đây: 
Bếp lửa mùa đông
 Mùa đông, những bản làng ở vùng núi cao phía Bắc quê tôi, bếp các nhà lúc nào cũng đỏ lửa. Bếp lửa trở thành nơi sum họp, quây quần của mọi người trong những ngày giá rét.
 Ngày còn nhỏ, những buổi chiều, khi mẹ tôi nấu ăn, mấy anh chị em tôi lại xúm xít ngồi quanh. Bóng chiều đã nhập nhoạng. Người bước vào, ngồi xuống cạnh bếp, vừa xuýt xoa vừa hơ đôi tay lạnh cóng lên ngọn lửa hồng. Tôi sờ lên tấm áo bông cũ sờn trên người cha. Tấm áo lạnh toát vì sương giá sau một ngày làm lụng vất vả ngoài đồng.
 Những đêm mùa đông, người trong bản thường đến nhà nhau chơi. Bếp lửa trở thành phòng khách của gia đình. Mọi người ngồi quây quần, sưởi lửa, nói chuyện nhà, chuyện bản, chuyện mùa màng, thời vụ.
 Chiều nay, đi trong cái lạnh của của gió mùa đông bắc nơi phố phường, tôi lại ước ao muốn được ngồi bên bếp lửa của quê hương.
(Ba Hưng)
1. Đoạn văn miêu tả cảnh ở đâu ?
A. Một bản làng vùng núi cao phía Bắc B. Một buôn làng vùng núi ở Tây Nguyên.
C. Một làng xóm vùng trung du phía Bắc.
2. Trong những ngày giá rét mọi người thường sum họp ở đâu ?
A . Trong phòng khách. B. Bên đống lửa ngoài trời. C. Bên cạnh bếp lửa.
3. Tấm áo bông cũ trên người cha lạnh toát vì:
A. Đi ngoài trời lạnh về. B. Sương giá sau một ngày làm lụng vất vả. C. Đi ngoài trời mưa về.
4. Câu “Bếp lửa hồng trở thành phòng khách của gia đình” được cấu tạo theo mẫu câu nào ? A. Ai là gì? B. Ai làm gì ? C. Ai thế nào ? 
5. Ý của câu cuối “Chiều nay, đi trong cái lạnh của gió mùa đông bắc nơi phố phường, tôi lại ước ao muốn được ngồi bên bếp lửa của quê hương” nói lên điều gì ?
 A. Tác giả nhớ về bếp lửa của quê hương.
 B. Tác giả ước muốn được về quê và ngồi bên bếp lửa. 
 C. Tác giả đang đi trên đường về quê hương. 
6. Em có thể đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu sau:
a. Ếch con ngoan ngoãn chăm chỉ và thông minh.
b. Trời xanh ngắt trên cao xanh như dòng sông trong trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.
7. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm:
a. Mẹ là người phụ nữ dịu dàng và nhân hậu.
..
b. Bác nông dân đang cày ruộng.
..
8. Gạch dưới các hình ảnh so sánh các sự vật với nhau:
a. Mặt nước hồ trong tựa như mặt gương soi.
b. Những hạt sương sớm đọng trên lá long lanh như những bóng đèn pha lê.
CHÍNH TẢ: (nghe viết) (5 điểm) Nhà rông ở Tây Nguyên
Viết đoạn: “Gian đầu nhà rông  đến cúng tế) - (Sách Tiếng Việt lớp 3, tập 1, trang 127)
TẬP LÀM VĂN: (5 điểm)
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (7 - 10 câu) kể về một trong những cảnh đẹp ở quê em mà em được biết theo gợi ý sau:
a. Giới thiệu cảnh đẹp mà em biết? Cảnh đẹp đó ở đâu?
b. Cảnh đó có gì đẹp? c. Cảnh đẹp đó gợi cho em những suy nghĩ gì?
Bài làm:
HƯỚNG DẪN CHẤM KTĐK CUỐI HỌC KÌ I 
Môn: Toán - Lớp 3
Câu 1: (4 điểm)
 - Khoanh tròn đúng mỗi câu được 0,5đ : 1c. 2b	 3b	 4c 5a 6c 7b 8b
Câu 2: (2 điểm) Đặt tính rồi tính
HS làm đúng mỗi bài đạt 0,5 điểm, đặt tính không thẳng cột, mỗi bài trừ 0,25 đ
Đáp án: 241 + 305 = 546 859 – 395 = 464
 107 x 6 = 642 283 : 8 = 35 (dư 3) 
Câu 3: (1 điểm) Tìm x
1) HS làm đúng mỗi bài đạt 0,5 đ
a) x : 9 = 103 b) X x 4 = 848
 x = 103 x 9 x = 848 : 4
 x = 927 x = 212
Câu 4: (0,5 điểm) Giải toán có lời văn; Đúng câu lời giải và đáp số ghi 0,25 đ
Hai phép tính đúng ghi 0,25 đ
Bài giải:
Hà có số quả cam là:
 95 : 5 = 19 (quả) 
Số quả cam của Nga nhiều hơn số quả cam của Hà là:
 95 - 19 = 76 (quả) Đáp số: 76 quả
 * Sai hoặc thiếu đáp số trừ 0,12đ; Sai hoặc thiếu đơn vị trừ 0,12đ toàn bài Câu 5: (0,5 điểm) Giải toán có lời văn; Đúng câu lời giải và đáp số ghi 0,25 đ
Hai phép tính đúng ghi 0,25 đ
Bài giải:
Hà có số quả cam là:
 95 : 5 = 19 (quả) 
Số quả cam của Hà ít hơn số quả cam của Nga là:
 95 - 19 = 76 (quả) Đáp số: 76 quả
 * Sai hoặc thiếu đáp số trừ 0,12đ; Sai hoặc thiếu đơn vị trừ 0,12đ toàn bài 
Câu 6: (1 điểm) Tính giá trị của biểu thức:
Đúng mỗi câu ghi 0,5đ
a) 31 + 24 x 2 = 31 + 48 (0,25đ)
 = 79 (0,25đ)
b) (90 - 50) : 5 = 40 : 5 (0,25đ)
 = 8 (0,25đ)
Câu 7: (0,5 điểm) Đúng mỗi câu ghi 0,25đ
Hình chữ nhật MNPQ có:
 4 góc vuông
 0 góc không vuông
Bài 8: (0,5 điểm)
Tìm đúng số bị chia là 55 ghi 0,5 đ
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM KTĐK CUỐI KỲ I 
Môn: Tiếng Việt - Lớp 3
ĐỌC HIỂU: (4 điểm)
Câu 1: Chọn ý A đạt 0,5 điểm 
A. Một bản làng vùng núi cao phía Bắc. Chọn ý khác hoặc chọn 2 ý: 0 điểm 
Câu 2: Chọn ý C đạt 0,5 điểm
C. Bên cạnh bếp lửa. Chọn ý khác hoặc chọn 2 ý: 0 điểm 
Câu 3: Chọn ý B đạt 0,5 điểm
B. Sương giá sau một ngày làm lụng vất vả. Chọn ý khác hoặc chọn 2 ý: 0 điểm 
Câu 4: Chọn ý A đạt 0,5 điểm 
A. Ai là gì? Chọn ý khác hoặc chọn 2 ý: 0 điểm 	 
Câu 5: Chọn ý B đạt 0,5 điểm 	
B. Tác giả ước muốn được về quê và ngồi bên bếp lửa. Chọn ý khác hoặc chọn 2 ý: 0 điểm 
Câu 6. Em đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu sau: (0,5 điểm) Mỗi câu đạt 0,25đ.
a. Ếch con ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh.
b. Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.
Câu 7. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm: (0,5 điểm) Mỗi câu đạt 0,25 điểm.
a. Mẹ là người phụ nữ dịu dàng và nhân hậu.
 Ai là người phụ nữ dịu dàng và nhân hậu? 
b. Bác nông dân đang cày ruộng.
 Bác nông dân đang làm gì?
Câu 8. Gạch dưới các hình ảnh so sánh các sự vật với nhau: (0,5 điểm)
 Mỗi câu đạt 0,25 điểm.
a. Mặt nước hồ trong tựa như mặt gương soi.
b. Những hạt sương sớm đọng trên lá long lanh như những bóng đèn pha lê.
II. Hướng dẫn chấm chính tả (5 điểm)
Sai 1 lỗi: trừ 0,5 điểm. Bài không mắc lỗi chính tả (hoặc chỉ mắc một lỗi) chữ viết rõ ràng, sạch sẽ được 5 điểm. Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách kiểu chữ hoặc trình bày không sạch sẽ: trừ 1 điểm
III. TẬP LÀM VĂN: (Thời gian: 25 phút ) (5 điểm)
Cách chấm:
- Bài làm đủ ý, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, viết đúng chính tả, trình bày sạch: 5 điểm 
- Diễn đạt không rõ ràng, thiếu rành mạch, ý lộn xộn: 3- 4 điểm
- Tuỳ theo mức độ bài làm mà giáo viên cho điểm phù hợp.
- Bài viết không sạch, mắc lỗi chính tả: - 0,5 điểm 

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_hoc_ki_i_mon_toan_lop_3_nam_hoc_201.doc
Giáo án liên quan