Đề kiểm tra định kì cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Ái Quốc (Có đáp án)

Đề 10: Bài đọc: Hạt gạo làng ta

 ( Tiếng Việt 5 - Tập 1 - Trang 10 )

 Học sinh đọc cả bài

 Câu hỏi: Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của ng¬ời nông dân.

 

doc11 trang | Chia sẻ: thúy anh | Ngày: 11/05/2023 | Lượt xem: 296 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra định kì cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Ái Quốc (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rái nghĩa.
- Tìm các kiểu câu: câu cảm, câu hỏi
Số câu
1
2
2
04
Số điểm
1
1
2
03
Số điểm
1
1,5
2,5
2
7
Họ và tên.....................Lớp 5.... Trường Tiểu học Ái Quốc 
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ I - MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
NĂM HỌC 2018 - 2019
 (PHẦN KIỂM TRA ĐỌC)
Điểm
Nhận xét của giáo viên
Đọc: .
Viết: .
Tiếng Việt:.
1. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)- Thời gian: 35 phút
 Nắng trưa
Nắng cứ như từng dòng lửa xối xuống mặt đất.
Buổi trưa ngồi trong nhà nhìn ra sân, thấy rất rõ những sợi không khí nhỏ bé, mỏng mảnh, nhẹ tênh, vòng vèo lượn từ mặt đất bốc lên, bốc lên mãi.
Tiếng gì xa vắng thế? Tiếng võng kẽo kẹt kêu buồn buồn từ nhà ai vọng lại. Thỉnh thoảng, câu ru em cất lên từng đoạn ạ ời Hình như chị ru em. Em ngủ và chị cũng thiu thiu ngủ theo. Em chợt thức làm chị bừng tỉnh và tiếp tục câu ạ ời. Câu hát cứ cất lên từng đoạn rồi ngừng lại, rồi cất lên, rồi lại lịm đi trong cái nặng nề của hai mi mắt khép lại.
Con gà nào cất lên một tiếng gáy. Và ở góc vườn, tiếng cục tác làm nắng trưa thêm oi ả, ngột ngạt. Không một tiếng chim, không một sợi gió. Cây chuối cũng ngủ, tàu lá lặng đi như thiếp vào trong nắng. Đường làng vắng ngắt. Bóng tre, bóng duối cũng lặng im.
Ấy thế mà mẹ phải vơ vội cái nón cũ, đội lên đầu, bước vào trong nắng, ra đồng cấy nốt thửa ruộng chưa xong.
Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi!
 Theo Băng Sơn
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1: Bài văn tả cảnh gì ở đâu?
	A. Cảnh “ nắng trưa” ở trong vườn cây.
	B. Cảnh “ nắng trưa” khi mẹ đi cấy ngoài đồng.
	C. Cảnh “ nắng trưa” ở thành phố.
	D. Cảnh “ nắng trưa” mùa hè ở làng quê.
Câu 2: Tác giả cảm nhận về nắng trưa như thế nào?
	A. Những sợi không khí nhỏ bé, mong manh, nhẹ tênh như mây.	
	B. Nắng ấm làm cho hơi nước bốc lên.
	C. Nắng rất gay gắt, dữ dội như từng dòng lửa xối xuống mặt đất. 
	D. Nắng trưa rất dễ chịu, rất đẹp. 
Câu 3: Những chi tiết, đặc điểm nào cho thấy tác động của nắng trưa dữ dội đối với con người và cảnh vật?
A. Câu hát ru em đứt đoạn, lịm đi trong cái nặng nề của hai mí mắt khép lại. 
	B. Cây chuối cũng ngủ, tàu lá lặng đi như thiếp vào trong nắng.	
C. Đường làng vắng ngắt. Bóng tre, bóng duối cũng lặng im.
	D. Tất cả các chi tiết nêu trên.
Câu 4: Trong bài, cây chuối được nhân hóa bằng cách nào ?
	A. Dùng những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái của con người để tả cây chuối.
	B. Dùng những từ ngữ chỉ đặc điểm của con người để miêu tả cây chuối.
	C. Dùng những từ chỉ bộ phận của con người để tả bộ phận của cây chuối.
	C. Dùng những từ chỉ tên gọi của con người gọi tên cho cây chuối.
Câu 5: Em cảm nhận gì về hình ảnh người mẹ “vơ vội cái nón cũ, đội lên đầu, đi cấy trong nắng trưa”?
Câu 6: Gạch chân dưới những tính từ có trong câu văn sau :
Những sợi không khí nhỏ bé, mỏng mảnh, nhẹ tênh, vòng vèo lượn từ mặt đất bốc lên.
Câu 7: Dòng nào dưới đây chỉ toàn từ láy gợi hình ảnh?
A. Mỏng manh, kẽo kẹt, thiu thiu, oi ả.
B. Mỏng manh, vòng vèo, thiu thiu, nặng nề.
C. Vòng vèo, ngột ngạt, kẽo kẹt, nặng nề.
D. Kẽo kẹt, nặng nề, ngột ngạt.
Câu 8: 
a. Từ “vắng ngắt” đồng nghĩa với từ nào sau đây ?
	A. vắng lặng. B. nhộn nhịp. C. xa vắng	 D. sôi nổi
b. Trong bài có .từ trái nghĩa với từ nhẹ tênh. Đó là từ : 
Câu 9: Từ “nắng” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển ? 
A. Tiếng cục tác làm nắng trưa thêm oi ả, ngột ngạt.
B. Mẹ bước vào trong nắng, ra đồng cấy nốt thửa ruộng chưa xong.
C. Nắng bắt đầu rút lên những chòm cây cao rồi nhạt dần.
D. Nắng trong trái chín ngọt ngào bay  hương.
Câu 10 : Tìm trong bài và viết lại:
a. Một câu hỏi: ....................................................................................................................
b. Một câu cảm : .................................................................................................................
2. Đọc thành tiếng: (3 điểm)
- Bài đọc: .......................................................................................................................
- Điểm đọc thành tiếng: 
 Giáo viên coi thi	Giáo viên chấm thi
..	 	 ..
TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI QUỐC
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ I - MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
NĂM HỌC 2018 - 2019
 ( Phần kiểm tra viết)
1. Chính tả: ( 2 điểm ): Nghe - viết chính tả
 Bài viết: Hành trình của bầy ong
Bầy ong rong ruổi trăm miền
Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa
Nối rừng hoang với biển xa
Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào.
(Nếu hoa có ở trời cao
Thì bầy ong cũng mang vào mật thơm)
Chắt trong vị ngọt mùi hương
Lặng thầm thay những con đường ong bay.
Trải qua mưa nắng vơi đầy
Men trời đất đủ làm say đất trời.
Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày
2. Tập làm văn: (8 điểm) Chọn một trong 2 đề sau: 
1. Tả một cô giáo (thầy giáo) đã dạy em trong những năm học ở Tiểu học.
2. Tả một người bạn( hoặc một người thân của em) mà em yêu quý.
TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI QUỐC
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ I
m«n tiÕng viÖt – khèi 5
n¨m häc 2018 – 2019
I. PhÇn kiÓm tra ®äc: 10 ®iÓm
1. PhÇn ®äc thÇm vµ lµm bµi tËp: 7 ®iÓm 
Câu
Đáp án
Điểm
1
D. Cảnh “ nắng trưa” mùa hè ở làng quê.
0,5
2
C. Nắng rất gay gắt, dữ dội như từng dòng lửa xối xuống mặt đất. 
0,5
3
D. Tất cả các chi tiết nêu trên.
0,5
4
A. Dùng những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái của con người để kể, để tả cây chuối.
0,5
5
Học sinh nêu được một số ý:
Ý 1: - Người mẹ tần tảo chịu thương, chịu khó.( Sự gian lao, vất vả của mẹ trong trong cuộc sống hoặc Mẹ đã lao động vất vả nhọc nhằn để con có cơm ăn, áo mặc, con được học hành và để nuôi con khôn lớn, trưởng thành) 
Ý 2 : Thương người mẹ tần tảo, giúp mẹ việc nhà. ( Em yêu mẹ, thương mẹ vất vả, cố gắng chăm ngoan, học giỏi để bố mẹ vui lòng) 
Học sinh nêu được một 2 ý trên cho 1 điểm. 
Hoặc diễn đạt chưa đủ cho 0,25-0,5 điểm 
6
nhỏ bé, mỏng mảnh, nhẹ tênh, vòng vèo
Mỗi từ được 0,25
7
B. Mỏng manh, vòng vèo, thiu thiu, nặng nề.
0,5
8
a. – A. vắng lặng
b. HS cần điền : Một từ. Đó là từ : nặng nề
0,5
Mỗi từ được 0,25
9
D. Nắng trong trái chín ngọt ngào bay  hương
0,5
10
a. Tiếng gì xa vắng thế? 
b. Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi!
Viết câu đúng yêu cầu, đúng chính tả mỗi câu cho 0,5 điểm.
2. PhÇn ®äc thµnh tiÕng: 3 ®iÓm
+ Đọc rõ ràng, có độ lớn vừa đủ nghe, tốc độ đọc đạt 90-100 tiếng/ phút, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm: đạt hai trong ba yêu cầu:0,5 điểm; đạt 0 đến một yêu cầu: 0 điểm
+ Đọc đúng tiếng, từ, ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, ở chỗ tách các cụm từ: Có từ 0-3 lỗi: 1 điểm, có 4-5 lỗi: 0,5 điểm, có trên 5 lỗi: 0 điểm
+ Nghe hiểu và trả lời đúng trọng tâm câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm: trả lời đúng trọng tâm câu hỏi nhưng chưa thành câu hoặc lặp từ: 0,5 điểm; trả lời không đúng trọng tâm câu hỏi: 0 điểm.
 TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI QUỐC
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 5
PHẦN KIỂM TRA VIẾT:
1. Chính tả: (2 điểm)
- Bài viết đạt tốc độ yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ nhỏ; trình bày đúng quy định, bài viết sạch: 1 điểm; đạt hai trong ba yêu cầu trên : 0,5 điểm; đạt từ không đến một yêu cầu trên: 0 điểm.
- Viết đúng chính tả: 1điểm. 
- Viết sai chính tả: 1-3 lỗi trừ 0,25 điểm; 4-5 lỗi trừ 0, 5 điểm. 6-8 lỗi trừ 0,75 điểm. 9 trở lên lỗi không tính điểm.
2. Tập làm văn: (8 điểm)
 Bài viết đảm bảo bố cục 3 phần của một bài văn.
+ Mở bài: Giới thiệu và tả được một người một cách chân thực, tự nhiên. Lời văn thể hiện được tình cảm của các em đối với người đó thông qua các chi tiết được chọn lọc để miêu tả. 
+ Thân bài: HS nêu được các ý sau: 
- Tả ngoại hình : Chọn lọc được các chi tiết ngoại hình phù hợp với đối tượng miêu tả. Sắp xếp các ý miêu tả theo trình tự hợp lí.
- Tả tính cách, hoạt động: Nêu được các hoạt động nổi bật của đối tượng miêu tả, thông qua các hoạt động đó nêu được tích cách của đối tượng.
+ Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ về đối tượng miêu tả.
* Nội dung:
+ Trình tự miêu tả hợp lí, biết lựa chọn và phát hiện được đặc điểm tiêu biểu về hình dáng, hoạt động, tính tình, thói quen của người đó để tả. 
+ Phần trọng tâm phải đảm bảo đủ ý, các chi tiết lựa chọn để tả cần tiêu biểu, tránh liệt kê dài dòng, khô khan. Cần có sự lựa chọn về từ ngữ sao cho phù hợp, câu văn giàu hình ảnh, sử dụng các biện pháp tu từ như nhân hóa, so sánh hợp lý khi viết. 
+ Dùng từ đúng, câu văn diễn đạt lưu loát, sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả hợp lí, bộc lộ cảm xúc của mình đối với người thândiễn đạt mạch lạc, dễ hiểu.
+ Viết câu đúng ngữ pháp, biết liên kết câu và chuyển đoạn mạch lạc.
1 điểm
2 đ
2 đ
1 đ
1 điểm
Tùy về ý, diễn đạt cho mức điểm: 1 - 0.5
Hình thức: Chữ viết rõ ràng, sạch đẹp. Độ dài bài viết từ 15 câu trở lên, đúng với yêu cầu của đề.
1 điểm
 Đặc biệt bài được 8 điểm phải đảm bảo yêu cầu: Văn hay - chữ tốt. Tùy theo mức sai sót về ý, diễn đạt hoặc chữ viết mà cho các mức điểm: 7,5 -7 -6,5 – 6 – 5,5 – 5 - 4,5 - 4 - 3.5 - 3 - 2.5 - 2 - 1.5 - 1 - 0.5
Họ và tên.....................Lớp 5.... Trường Tiểu học Ái Quốc 
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ I - MÔN TOÁN LỚP 5
NĂM HỌC 2018 – 2019 
Điểm
Nhận xét của giáo viên
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1: 
a. Chữ số 5 trong số thập phân 0,625 là: 
A. 	B. 	C. 	D. 
b. 0,521 viết thành tỉ số phần trăm là:
 A. 52% B. 52,1% 	 C. 52,1 D. 5,21% 
Câu 2: 
a. Tỉ số phần trăm của hai số 45 và 60 là:
 A. 25% B. 50% 	 C. 75% D. 125% 
b. 216% : 8 = ?
 A. 27% B. 27 	 	C. 0,27% D. 2,7 
Câu 3: 
a. Nếu lấy số dư đến hai chữ số ở phần thập phân của thương thì số dư trong phép chia 6,251: 7 là:
 A. 21 	 	 B. 2,1 	 	C. 0,21 	D. 0,021 
b. ha = ..... m2. Số thích hợp cần điền vào chố chấm là:
 A. 2000 	 	 B. 200 	 	C. 5000	D. 500 
Câu 4: May 25 bộ quần áo hết 70 m vải. Hỏi may 6 bộ quần áo như thế hết bao nhiêu mét vải ? 
 	A. 18,6 m 	 B. 1,86 m 	C. 186 m 	D. 0,186 m 
Câu 5:  Dấu >; <; =?
73, 8dm ..  7dam 83dm          13kg 807 g . 138hg 5g

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_h.doc
Giáo án liên quan