Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Hưng Đạo (Có đáp án)

. Đọc thành tiếng: (3 điểm) Đọc + trả lời câu hỏi các bài tập đọc đã học

II. Đọc hiểu + kiến thức tiếng việt: (7 điểm) (Thời gian: 25 phút)

Hãy đọc thầm bài :

THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN

 Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi.

Có lần, một người thuyền chài có đứa con nhỏ bị bệnh đậu nặng, nhưng nhà nghèo, không có tiền chữa. Lãn Ông biết tin bèn đến thăm. Giữa mùa hè nóng nực, cháu bé nằm trong chiếc thuyền nhỏ hẹp, người đầy mụn mủ, mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc. Nhưng Lãn Ông vẫn không ngại khổ. Ông ân cần chăm sóc đứa bé suốt một tháng trời và chữa khỏi bệnh cho nó. Khi từ giã nhà thuyền chài, ông chẳng những không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi.

 Một lần khác, có người phụ nữ được ông cho thuốc và giảm bệnh. Nhưng rồi bệnh tái phát, người chồng đến xin đơn thuốc mới. Lúc ấy trời đã khuya nên Lãn Ông hẹn đến khám kĩ mới cho thuốc. Hôm sau ông đến thì được tin người chồng đã lấy thuốc khác, nhưng không cứu được vợ. Lãn ông rất hối hận. Ông ghi trong sổ thuốc của mình: “Xét về việc thì người bệnh chết do tay thầy thuốc khác, song về tình thì tôi như mắc phải bệnh giết người. Càng nghĩ càng hối hận.”

 Là thầy thuốc nổi tiếng, Lãn Ông nhiều lần được vua chúa vời vào cung chữa bệnh và được tiến cử vào chức ngự y, song ông đã khéo chối từ.

Suốt đời, Lãn ông không vương vào vòng danh lợi. Ông có hai câu thơ tỏ chí của mình:

Công danh trước mắt trôi như nước,

Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương.

Theo Trần Phương Hạnh

Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng khoanh tròn và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1: (0,5 điểm) Những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài là:

A. Lãn Ông tự tìm đến thăm.

B. Ông tận tuỵ chăm sóc người bệnh suốt cả tháng trời, không ngại khổ, ngại bẩn.

C. Ông không những không lấy tiền mà còn cho họ gạo, củi.

D. Tất cả các ý trên.

 

doc9 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 281 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Hưng Đạo (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TH HƯNG ĐẠO
Họ và tên:.........
Lớp: 5
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 5
NĂM HỌC: 2018 – 2019
Điểm
Đọc :............... 
Viết :...............
Chung :.......... 
Nhận xét của giáo viên
................................................................................................
................................................................................................
 GV coi:...................................... GV chấm:..........................................
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (3 điểm) Đọc + trả lời câu hỏi các bài tập đọc đã học
II. Đọc hiểu + kiến thức tiếng việt: (7 điểm) (Thời gian: 25 phút)
Hãy đọc thầm bài :
THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN
 Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi.
Có lần, một người thuyền chài có đứa con nhỏ bị bệnh đậu nặng, nhưng nhà nghèo, không có tiền chữa. Lãn Ông biết tin bèn đến thăm. Giữa mùa hè nóng nực, cháu bé nằm trong chiếc thuyền nhỏ hẹp, người đầy mụn mủ, mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc. Nhưng Lãn Ông vẫn không ngại khổ. Ông ân cần chăm sóc đứa bé suốt một tháng trời và chữa khỏi bệnh cho nó. Khi từ giã nhà thuyền chài, ông chẳng những không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi.
 Một lần khác, có người phụ nữ được ông cho thuốc và giảm bệnh. Nhưng rồi bệnh tái phát, người chồng đến xin đơn thuốc mới. Lúc ấy trời đã khuya nên Lãn Ông hẹn đến khám kĩ mới cho thuốc. Hôm sau ông đến thì được tin người chồng đã lấy thuốc khác, nhưng không cứu được vợ. Lãn ông rất hối hận. Ông ghi trong sổ thuốc của mình: “Xét về việc thì người bệnh chết do tay thầy thuốc khác, song về tình thì tôi như mắc phải bệnh giết người. Càng nghĩ càng hối hận.”
 Là thầy thuốc nổi tiếng, Lãn Ông nhiều lần được vua chúa vời vào cung chữa bệnh và được tiến cử vào chức ngự y, song ông đã khéo chối từ.
Suốt đời, Lãn ông không vương vào vòng danh lợi. Ông có hai câu thơ tỏ chí của mình:
Công danh trước mắt trôi như nước,
Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương.
Theo Trần Phương Hạnh
Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng khoanh tròn và hoàn thành các bài tập sau:
Câu 1:  (0,5 điểm) Những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài là: 
A. Lãn Ông tự tìm đến thăm.
B. Ông tận tuỵ chăm sóc người bệnh suốt cả tháng trời, không ngại khổ, ngại bẩn.
C. Ông không những không lấy tiền mà còn cho họ gạo, củi.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 2: (1 điểm) Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ ? 
A. Ông đã cho người phụ nữ thuốc miễn phí không lấy tiền.
B. Ông chỉ cho thuốc cho riêng người phụ nữ đó.
C. Ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra. 
D. Ông chỉ cho thuốc một lần, không cho lần thứ hai.
Câu 3: (1 điểm) Tìm từ trái nghĩa với từ “nhân ái” rồi đặt một câu với từ vừa tìm được: 
 Từ trái nghĩa với từ “ Nhân ái”:
Đặt câu:
Câu 4: (1 điểm) Tìm trong đoạn văn trên và ghi lại: 
- 3 danh từ:
- 3 động từ:......
- 3 tính từ:..
Câu 5: (1 điểm) Em hiểu hai câu thơ dưới đây như thế nào ? 
“Công danh trước mắt trôi như nước,
Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương.”
Câu 6: (0,5 điểm) Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi ? 
A. Nhiều lần vua chúa vời ông vào cung, tiến cử vào chức Ngự y nhưng ông đã khéo léo từ k chchối từ.
B. Ông được tiến cử vào chức quan to, nhưng đã không chối từ.
C. Ông được tiến cử vào chức quan to, ông đã nhận lời.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 7: (1 điểm) Tìm và gạch dưới bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu: Suốt đời, Lãn ông không vương vào vòng danh lợi.
Câu 8: (1 điểm) Em có suy nghĩ gì về nhân vật Hải Thượng Lãn Ông trong câu truyện trên ?
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
I. Chính tả : (2 điểm)-( (nghe-viết) (15 phút). GV đọc bài cho HS viết
II. Tập làm văn: (8 điểm) (35 phút) : Chọn rồi khoanh vào một trong hai đề sau:
Đề bài 1: Tả một người thân trong gia đình em.
Đề bài 2: Tả một người bạn thân của em.
Bài làm
Cây cơm nguôi
 	Cây cơm nguội rụng lá trước mọi loại cây. Tháng mười, khi hoa sữa tỏa hương trong đêm thì lá cơm nguội vàng au, bay đầy mặt đất. Nhưng nó cũng lại hồi sinh cùng mùa xuân sớm nhất  Ngay từ tháng chạp, khi những cây bàng còn thả những tờ thư đỏ cho mặt đường, thì từ những cành tưởng đã chết khô, chết héo kia bật ra những cái chấm màu đồng điếu, màu tím hồng, rồi chẳng bao lâu thành màu xanh lá mạ, xanh non như màu nõn chuối, tắm trong mưa xuân sớm, nắng xuân sớm.
	 Băng Sơn
MA TRẬN CÂU HỎI ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
CUỐI KÌ I – NĂM HỌC : 2017- 2018
LỚP 5
TT
Chủ đề
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Mức 4
 Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TN
TN
TL
TN
TL
1
Đọc hiểu văn bản
Số
câu
2
3
2
Câu số
1, 2
3, 4, 8
7, 9
Số điểm
1
1,5
2
2
Kiến thức tiếng
Việt
Số câu
3
Câu số
5, 6, 10
Số điểm
2,5
Tổng
Số 
câu
2
3
3
2
5
5
Số điểm
1
1,5
2,5
2
2,5
4,5
BIỂU ĐIỂM VÀ ĐÁP ÁN:
Môn: Tiếng việt 
A – Kiểm tra đọc: (10 điểm )
Kiểm tra đọc thành tiếng: (3điểm)
Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.
2. Đánh giá, cho điểm. Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:
a. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút): 0,5 điểm
(Đọc từ trên 1 phút – 2 phút: 0,25 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm)
b. Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát: 1 điểm
(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai 5 tiếng trở lên: 0 điểm)
c. Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm
(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 - 3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm)
d. Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1điểm
(Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)
* Lưu ý: Đối với những bài tập đọc thuộc thể thơ có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu.
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7điểm)
Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau:
Câu
1
2
3
4
8
Khoanh đúng
D
D
C
B
A
Điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 5:  Ví dụ: Bất nhân, độc ác. Học sinh đặt câu theo yêu cầu của câu hỏi mà có từ vừa tìm được. 
(1 điểm)
Câu 6: 1đ
3 DT: Hải Thượng Lãn Ông, thày thuốc, mùa hè,...-
3 ĐT: chữa, cho, khám,....
- 3 tính từ: hôi tanh, nóng nực, nhỏ hẹp,...
Câu 7:  Công danh rồi sẽ trôi đi, chỉ có tấm lòng nhân nghĩa là còn mãi./ Công danh chẳng đáng coi trọng. Tấm lòng nhân nghĩa mới đáng quý, không thể đổi thay....(1điểm)
Câu 9: Hải Thượng Lãn Ông là một người có tấm lòng nhân hậu, luôn giúp đỡ những người nghèo và những người có hoàn cảnh khó khăn, không màng danh lợi..... (1 điểm) 
Câu 10. (0,5 điểm)
 Trạng ngữ: Sáng hôm sau, lúc trở dậy.
 Vị ngữ : vui sướng nhặt lên chiếc lá bồ đề vàng rực rơi ngay cạnh chân giường bé nằm.
B – Kiểm tra viết: (10 điểm) 
1. Chính tả nghe - viết: (2 điểm) (15 phút)
- GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút.
- Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn (thơ) 2 điểm.
- Học sinh viết mắc từ 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) : trừ 0,5 điểm.
Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,bị trừ 1 điểm toàn bài.
2. Tập làm văn: (8 điểm) (30 phút)
Đánh giá, cho điểm
- Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 8 điểm:
+ Học sinh viết được một bài văn thể loại theo yêu cầu của đề (có mở bài, than bài, kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài.
+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp.
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết.
* Bài đạt điểm 8 khi học sinh có sử dụng ít nhất từ 1 đến 2 biện pháp nghệ thuật trong tả cảnh.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2018.doc