Đề kiểm tra bài viết số 3 môn Ngữ văn Lớp 8 - Trường THCS Hoàng Tân (Có đáp án)
Bút bi – vật dụng quen thuộc của chúng ta.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
* Về phương diện nội dung: 8đ
1. Mở bài: 1đ
+ Giới thiệu chiếc bút bi.
+ Khái quát vai trò, tầm quan trọng của bút bi.
- Mức tối đa: Nêu được đủ các nội dung, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, hấp dẫn.
- Mức chưa tối đa: Giới thiệu còn sơ sài, chưa hấp dẫn.
- Mức không đạt: Không viết mở bài hoặc lạc đề.
2. Thân bài: 8đ
a/ Nguồn gốc:
Không ai có thể xác định được rõ ràng, chính xác thời điểm bút viết ra đời để góp mặt vào cuộc sống của con người. Chỉ biết rằng từ khi nhân loại phát minh ra chữ viết thì bút cũng ra đời.
Thời xa xưa, người ta dùng chiếc bút lông vũ để viết hay vẽ. Bút có thể dùng bằng lông chim, lông gà nhưng đa số là dùng bằng lông ngỗng. Bút này dùng rất bất tiện vì phải mài mực, phải chấm mực thường xuyên khi viết, viết xong lại phải rửa bút nên bút máy ra đời.
Phải đến tận năm 1938, một phóng viên người Hunggary tên là Laszlo Biro cùng người anh trai của mình đã phát minh ra cây bút bi đầu tiên trên thế giới.
TRƯỜNG THCS HOÀNG TÂN ĐỀ - ĐÁP ÁN BÀI VIẾT SỐ 3 NGỮ VĂN 8 ĐỀ BÀI Bút bi – vật dụng quen thuộc của chúng ta. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM * Về phương diện nội dung: 8đ 1. Mở bài: 1đ + Giới thiệu chiếc bút bi. + Khái quát vai trò, tầm quan trọng của bút bi. - Mức tối đa: Nêu được đủ các nội dung, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, hấp dẫn. - Mức chưa tối đa: Giới thiệu còn sơ sài, chưa hấp dẫn. - Mức không đạt: Không viết mở bài hoặc lạc đề. 2. Thân bài: 8đ a/ Nguồn gốc: Không ai có thể xác định được rõ ràng, chính xác thời điểm bút viết ra đời để góp mặt vào cuộc sống của con người. Chỉ biết rằng từ khi nhân loại phát minh ra chữ viết thì bút cũng ra đời. Thời xa xưa, người ta dùng chiếc bút lông vũ để viết hay vẽ. Bút có thể dùng bằng lông chim, lông gà nhưng đa số là dùng bằng lông ngỗng. Bút này dùng rất bất tiện vì phải mài mực, phải chấm mực thường xuyên khi viết, viết xong lại phải rửa bút nên bút máy ra đời. Phải đến tận năm 1938, một phóng viên người Hunggary tên là Laszlo Biro cùng người anh trai của mình đã phát minh ra cây bút bi đầu tiên trên thế giới. b/ Cấu tạo: Bút bi được cấu tạo bởi các bộ phận sau: - Vỏ bút: được làm bằng kim loại hoặc nhựa. Bộ phận này dùng để chứa các bộ phận bên trong: ruột bút, lò xo. - Bộ phận điều chỉnh bút: gồm một đầu bấm ở cuối thân bút. Bộ phận này kết hợp với lò xo (được làm bằng kim loại theo hình xoắn ốc) để điều chỉnh ngòi bút: Khi muốn sử dụng, ta chỉ cần bấm nhẹ đầu bấm ngòi bút sẽ lộ ra; khi không sử dụng, bấm đầu bấm cho ngòi bút thụt vào. Nếu là bút bi dùng nắp đậy thì sẽ không có bộ phận điều chỉnh bút này. Chiếc nắp bút trong trường hợp này chỉ có tác dụng bảo vệ ngòi bút. Khi muốn dùng người ta chỉ cần mở nắp, không dùng nữa thì đậy lại. Nhược điểm của bút bi có nắp là dễ làm mất nắp. - Ruột bút: được làm bằng nhựa cứng hoặc kim loại, thường dài khoảng 10cm và lớn hơn que tăm một chút dùng để chứa mực nên được gọi là ống mực. Gắn với ống mực là ngòi bút được làm bằng kim loại không rỉ, một đầu có lỗ tròn. Ở đầu lỗ có gắn một viên bi sắt mạ crôm hoặc niken, đường kính viên bi tùy thuộc vào mẫu mã mà to nhỏ khác nhau từ 0,38 đến 0,7mm. Viên bi nhỏ xíu ấy có khả năng chuyển động tròn đều đẩy cho mực ra đều. c/ Công dụng: Dùng để viết, vẽ Là phương tiện để thể hiện tình cảm Làm quà tặng.. d/ Bảo quản: - Dùng xong ta bấm cho ngòi bút thụt vào hoặc đậy nắp lại để tránh hỏng bi. - Tránh để rơi xuống đất vì dễ hỏng bi, vỡ vỏ bút. - Tránh để nơi có nhiệt độ cao. - Mức tối đa: Nêu đầy đủ các nội dung trên - Mức chưa tối đa: Chưa nêu đủ các ý, hoặc còn sơ sài. - Mức không đạt: Không viết được ý nào hoặc lạc đề. 3. Kết bài : 1điểm - Mức tối đa: Khằng định vai trò công dụng của chiếc bút: Bút bi mãi là vật dùng tiện dụng, cần thiết, gắn bó và không thể thiếu trong cuộc sống của con người. - Mức chưa tối đa: Chưa khẳng định được vai trò của chiếc bút trong c/s. - Mức không đạt: Không viết phần kết bài hoặc không đảm bảo yêu cầu tối thiểu, lạc đề. * Về hình thức và các tiêu chí khác: 2 điểm. a. Hình thức: 1đ - Mức tối đa: + Viết đúng thể loại văn thuyết minh. + Bài viết phái có bố cục ba phần rõ ràng. + Không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu, chính tả... + Ngôn từ chính xác, dễ hiểu. - Mức chưa tối đa: Chưa đủ bố cục, còn mắc một số lỗi, chưa tách đoạn rõ ràng.. - Mức không đạt: Bố cục không rõ ràng, lộn xộn. mắc nhiều lối diến đạt, dùng từ, đặt câu, chính tả . b. Sáng tạo: 0.5đ. - Mức tối đa: Bài viết có tính sáng tạo, tạo sự hấp dẫn thu hút người đọc nhưng vẫn đảm bảo được tính chân thực. - Mức chưa tối đa: Bài viết chưa sáng tạo, còn mang tính khuôn mẫu - Mức không đạt: Bài viết đơn điệu, chủ yếu là liệt kê chi tiết đơn thuần, không có sự sáng tạo. c. Lập luận: 0,5đ - Mức tối đa: Bài làm có sự lập luận chặt chẽ, logic, các ý được trình bày theo một trình tự hợp lí đem lại hiệu quả cao cho bài viết, tạo được sự hấp dẫn, thuyết phục đối với người đọc. - Mức chưa tối đa: Lập luận chưa chặt chẽ, còn lộn xộn, lủng củng - Mức không đạt: Không biết cách lập luận, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_bai_viet_so_3_mon_ngu_van_lop_8_truong_thcs_hoan.docx