Đề kiểm tra (45 phút) – chương đại cương kim loại
Câu 1: Để làm sạch một loại thủy ngân có lẫn tạp chất là Zn, Sn, Pb, thì cần khuấy loại thủy ngân này trong dd nào cho dưới đây?
A. ZnSO4 B. SnSO4 C. PbSO4 D. HgSO4
Câu 2: Ngâm một lá sắt sạch trong dd CuSO4. Hiện tượng xảy ra là:
A. Đồng được giải phóng nhưng sắt không biến đổi.
B. Sắt bị hòa tan một phần và đồng được giải phóng.
C. Không có chất nào mới được sinh ra chỉ có Sắt bị hòa tan.
D. Tạo kim loại mới là đồng và muối sắt (III) sunfat.
ĐỀ KIỂM TRA (45 phút) – Chương đại cương kim loại Câu 1: Để làm sạch một loại thủy ngân có lẫn tạp chất là Zn, Sn, Pb, thì cần khuấy loại thủy ngân này trong dd nào cho dưới đây? A. ZnSO4 B. SnSO4 C. PbSO4 D. HgSO4 Câu 2: Ngâm một lá sắt sạch trong dd CuSO4. Hiện tượng xảy ra là: Đồng được giải phóng nhưng sắt không biến đổi. Sắt bị hòa tan một phần và đồng được giải phóng. Không có chất nào mới được sinh ra chỉ có Sắt bị hòa tan. Tạo kim loại mới là đồng và muối sắt (III) sunfat. Câu 3: Ngâm một lá Zn trong dd có hòa tan 8,32 gam CdSO4.Phản ứng xong khối lượng lá Zn tăng thêm 2,35 %. Khối lượng lá Zn (gam) trước khi tham gia phản ứng là: A. 50 B. 80 C. 60 D.120 Câu 4: Cho hỗn hợp A gồm Mg và Fe vào dd B gồm Cu(NO3)2 và AgNO3. Lắc đều cho phản ứng xong thu được hỗn hợp rắn C gồm 3 kim loại và dd D gồm 2 muối. 1. Hỗn hợp C gồm: A. Mg, Fe, Ag B. Fe, Cu, Ag C. Mg, Fe, Cu D. Mg, Cu, Ag 2. D gồm: A. Mg(NO3)2, Fe(NO3)2 B. Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 C. Mg(NO3)2, AgNO3 D. Mg(NO3)2, Cu(NO3)2 Câu 5: Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 10 gam trong dd AgNO3. Khi lấy vật ra thì đã có 0,01 mol AgNO3 tham gia phản ứng. Khối lượng của vật (gam) sau khi lấy ra khỏi dd là: A. 10,76 B. 10,67 C. 10,35 D. 10,25 Câu 6: Cho 14,5 gam hỗn hợp bột Mg, Zn, Fe tác dụng dd HCl thấy thoát ra 6,72 lit khí (đktc). Khối lượng muối (gam) tạo ra trong dd là: A. 37,5 B. 36,8 C. 37,2 D. 35,8 Câu 7: Nhúng một mẩu sắt nhỏ vào dd AgNO3 dư, khi phản ứng kết thúc thì dd tạo thành chứa: A. Fe(NO3)2, AgNO3 dư B. Fe(NO3)3, AgNO3 dư C. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3 D. Fe(NO3)3 Câu 8: Nguyên tử Cu có điện tích hạt nhân là 29, cấu hình electron của nguyên tử Cu là: A. 1s22s22p63s23p63d94s2 B. 1s22s22p63s23p63d104s1 C. 1s22s22p63s23p64s1 D. 1s22s12p63s23p63d104s1 Câu 9: Khi điện phân dd muối, giá trị pH ở một điện cực tăng lên. Dd muối đem điện phân là: A. Cu(NO3)2 B. AgNO3 C. KCl D. Na2SO4 Câu 10: Tiến hành 2 thí nghiệm : TN 1: Cho 6,4 gam Cu tác dụng 120 ml HNO3 1M loãng thu được V1 lit khí NO duy nhất. TN 2: Cho 6,4 gam Cu tác dụng 120 ml hỗn hợp HNO3 1M và H2SO4 loãng 0,5M thu được V2 lit NO duy nhất. Hãy so sánh V1 và V2? A. V1=V2 B. V2=2V1 C. V2=3V1 D. V1=2V2 Câu 11: Liên kết kim loại là liên kết sinh ra: Do các đôi electron dùng chung tạo nên Do tập hợp các electron tạo nên. Do các electron tự do liên kết các ion dương kim loại với các nguyên tử kim loại. Tất cả các đáp án trên đều sai. Câu 12: Hòa tan hoàn toàn 9,94 gam X(Al, Fe, Cu) trong lượng dư HNO3 loãng thấy thoát ra 3,584 lit NO (đktc). Tổng khối lượng muối khan (gam) tạo thành là: A. 39,7 B. 29,7 C. 39,3 D. Kết quả khác. Câu 13: Tính pH của dd sau khi trộn 100 ml dd HCl 1M với 400 ml dd NaOH 0,375M? A. 1 B. 12 C. 13 D. 2 Câu 14: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 4 kim loại vào nước thấy có khí thoát ra, X gồm: A. Ba, Ca, Al, Fe B. Mg, Na, K, Ca C. Na, K, Mg, Zn D. Na, Ca, Ba, K Câu 15: Các kim loại nào sau đây có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện: A. Na, Cu, Fe B. Ba, Cu, Fe C. Cu, Fe, Pb D. Mg, Al, K. Câu 16: Điện phân các dd muối sau đều chỉ thu được khí H2 thoát ra ở catot: A. Cu(NO3)2, MgCl2, FeCl3 B. AlCl3, MgCl2, Na2SO4 C. Al(NO3)3, FeCl2, AgNO3 D. K2SO4, CuSO4, BaCl2 Câu 17: Hỗn hợp X (Mg,Al,Zn) tan hoàn toàn trong HNO3 loãng nóng dư thu được hỗn hợp Y gồm 0,1 mol NO và 0,1 mol NO2. Tính số mol HNO3 đã phản ứng? A. 0,8 B. 1 C. 1,2 D. 1,4 Câu 18: Hỗn hợp X (Mg,Al,Zn) tan hoàn toàn trong HNO3 loãng nóng dư thu được hỗn hợp Y gồm 2 khí không màu trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí, tỉ khối của Y so với H2 là 14,3. Y gồm: A. NO, N2O B. NO, N2 C. N2, N2O D. Không có đáp án thỏa mãn. Câu 19: Khi pin điện hóa Zn-Cu hoạt động , kết luận nào sau đây không đúng? Quá trình oxi hóa và khử xảy ra trên bề mặt các điện cực như sau: Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu. Ở điện cực dương xảy ra quá trình: Cu2+ + 2e → Cu [Zn2+] trong dd tăng lên. Trong cầu muối, các cation NH4+ di chuyển sang cốc đựng dd ZnSO4, các anion NO3- di chuyển sang cốc đựng dd CuSO4. Câu 20: Trong quá trình điện phân dd AgNO3 điện cực trơ, quá trình nào xảy ra ở anot? A. Ion Cu2+ bị khử. B. Ion Cu2+ bị oxi hóa C. Phân tử H2O bị oxi hóa D. Phân tử H2O bị khử. Câu 21: Cho hỗn hợp 2 kim loại Fe và Mg vào dd hỗn hợp 2 muối Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau phản ứng thu được dd A và chất rắn B. Các kim loại trong B có thể là: A. Ag, Cu B. Ag, Cu, Fe C. Mg, Ag, Cu, Fe D. Tất cả đều đúng. Câu 22: Hòa tan 2,5 gam hợp kim Cu-Fe-Au trong dd HNO3 loãng thu được 672 ml khí NO (đktc) và 0,02 gam chất rắn không tan. Thành phần ( % ) của hợp kim tương ứng là: A. 22,4 - 36,8 - 40,8 B. 76,8 - 22,4 - 0,8 C. 30,8 - 22,4 - 26,8 D. 72,2 – 27 - 0,8 Câu 23: Điện phân hoàn toàn 200 ml dd có hòa tan Cu(NO3)2 và AgNO3, cường độ 0,804 A, thời gian 2 giờ thấy khối lượng catot tăng 3,44 gam. CM của mỗi muối tương ứng trước điện phân là: A. 0,1 – 0,1 B. 0,1 – 0,2 C. 0,2 – 0,3 D. 0,1 – 0,4. Câu 24: Cho 12,1 gam hỗn hợp Zn và Fe tác dụng vừa đủ với m gam dd HCl 10%. Cô cạn dd sau phản ứng thu được 26,3 gam chất rắn. Giá trị của m(g) là: A. 116 B. 126 C. 146 D. 156 Câu 25: Hòa tan hoàn toàn 17,5 gam hỗn hợp gồm Mg, Cu, Zn vào 400 ml dd HCl 1M vừa đủ được dd A. Cho dần NaOH vào A để thu được kết tủa tối đa, lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi được bao nhiêu gam chất rắn? A. 20,7 B. 24 C. 23,8 D. 23,9. Câu 26: Hòa tan hỗn hợp gồm Zn và ZnO bằng dd HNO3 loãng dư, thí nghiệm không giải phóng khí. Dd thu được sau phản ứng chứa 113,4 gam Zn(NO3)2 và 8 gam NH4NO3. Thành phần % về số mol của Zn trong hỗn hợp bằng: A. 66,67 B. 33,33 C. 16,66 D. 93,34 Câu 27: Cho hỗn hợp gồm 1,4 gam Fe và 0,24 gam Mg vào 200 ml dd CuSO4 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,2 gam chất rắn. Nồng độ mol/l CuSO4 đã dùng là: A. 0,075 B. 0,1 C. 0,125 D. 0,15 Câu 28: Cho m gam Mg vào 100 ml dd chứa AgNO3 0,3M và Cu(NO3)2 0,2M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 5 gam chất rắn. Giá trị m là: A. 1,32 B. 1,44 C. 1,68 D. 2,04 Câu 29: Hòa tan 1,35 gam kim loại M trong dd HNO3 thu được 2,24 lit khí gồm NO và NO2 (đktc) có tỉ khối hơi so với H2 là 21. Tìm M? A. Fe B. Cu C. Ag D. Al 1 2 3 4(1) 4(2) 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29
File đính kèm:
- de kiem tra on thi dai hoc chuong 1.doc