Đề kiểm tra 1 tiết - Lớp 12 c - học kì II - tiết 54
Câu 1: Cho các câu phát biểu về vị trí và cấu tạo của kim loại sau:
(I): Hầu hết các kim loại chỉ có từ 1e đến 3e lớp ngoài cùng.
(II): Tất cả các nguyên tố nhóm B đều là kim loại
(III): Ở trạng thái rắn, đơn chất kim loại có cấu tạo tinh thể
(IV): Liên kết kim loại là liên kết được hình thành do sức hút tương hỗ tĩnh điện giữa các ion dương kim loại và lớp electron tự do
Những phát biểu nào đúng ?
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT - LỚP 12 C - HỌC KÌ II- TIẾT 54 (Đà Nẵng) ( Chương VII, VIII) (Thời gian: 45 phút) Phần I : Trắc nghiệm khách quan (5 điểm) Hãy đánh dấu X vào một trong những chữ cái A, B,C, D trong bảng trả lời ở phiếu bài làm, đứng trước câu chọn đúng nhất. Câu 1: Cho các câu phát biểu về vị trí và cấu tạo của kim loại sau: (I): Hầu hết các kim loại chỉ có từ 1e đến 3e lớp ngoài cùng. (II): Tất cả các nguyên tố nhóm B đều là kim loại (III): Ở trạng thái rắn, đơn chất kim loại có cấu tạo tinh thể (IV): Liên kết kim loại là liên kết được hình thành do sức hút tương hỗ tĩnh điện giữa các ion dương kim loại và lớp electron tự do Những phát biểu nào đúng ? A- Chỉ có I đúng B- Chỉ có I, II đúng C- Chỉ có IV sai D- Cả I, II, III, IV đều đúng Câu 2: Kim loại có những tính chất vật lí chung nào sau đây? Tính dẻo, tính dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy cao. Tính dẻo, tính dẫn điện và nhiệt, có ánh kim. Tính dẫn điện và nhiệt, có khối lượng riêng lớn, có ánh kim. Tính dẻo, có ánh kim, rất cứng. Câu 3: Nhóm các kim loại nào sau đây đều tác dụng với nước lạnh tạo dung dịch kiềm? Na, K, Mg, Ca B- Be, Mg, Ca, Ba C- Ba, Na, K, Ca D- K, Na, Ca, Zn Câu 4: Tính chất hoá học chung của các kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm là: A- Tính khử mạnh B- Tính khử yếu C- Tính oxi hoá yếu D- Tính oxi hoá mạnh Câu 5: Dãy kim loại nào sau đây đã được xếp theo chiều tăng dần của tính khử? A- Al, Mg, Ca, K B- K, Ca, Mg, Al C- Al, Mg, K, Ca D- Ca, K, Mg, Al Câu 6: Để điều chế các kim loại Na, Mg, Ca trong công nghiệp, người ta dùng cách nào trong các cách sau? Điện phân dung dịch muối clorua bão hoà tương ứng có vách ngăn. Dùng H2 hoặc CO khử oxit kim loại tương ứng ở nhiệt độ cao. Dùng kim loại K cho tác dụng với dung dịch muối clorua tương ứng. Điện phân nóng chảy muối clorua khan tương ứng. Câu 7: Kết luận nào sau đây không đúng về tính chất của hợp kim: Liên kết trong đa số tinh thể hợp kim vẫn là liên kết kim loại. Hợp kim thường dẫn nhiệt và dẫn điện tốt hơn kim loại nguyên chất Độ cứng của hợp kim thường lớn hơn độ cứng của kim loại nguyên chất. Nhiệt độ nóng chảy của hợp kim thường thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của kim loại nguyên chất. Câu 8: Kết luận nào sau đây không đúng? Các thiết bị máy móc bằng kim loại tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn mòn hoá học. Nối thanh Zn với vỏ tàu thuỷ bằng thép thì vỏ tàu thuỷ sẽ được bảo vệ. Để đồ vật bằng thép ra ngoài không khí ẩm thì đồ vật đó sẽ bị ăn mòn điện hoá. Một miếng vỏ đồ hộp làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xây xát tận bên trong, để trong không khí ẩm thì Sn sẽ bị ăn mòn trước. Câu 2 (1,5 điểm): Một cốc nước cứng có chứa CaCl2, Ca(HCO3)2 a) Nước cứng trong cốc thuộc loại nước cứng có tính cứng tạm thời hay vĩnh cửu? b) Dùng dung dịch Na2CO3 có thể làm mềm loại nước cứng trên không ? Vì sao? Câu 3( 2,0 điểm): a) Cho 2,3 gam một kim loại kiềm R hoà tan hoàn toàn trong nước tạo 200 ml dung dịch A và thu được 1,12 lít khí hiđro ở điều kiện tiêu chuẩn. R lµ A-Na B-Al C- Li D-K E-Ca b) Cho 200 ml dung dịch A trên tác dụng với 100 ml dung dịch AlCl3 0,3M . Khối lượng kết tủa sinh ra lµ A- 15,6g B- 1,65g C- 1,56g D- 16,5g Co gLi = 7 , K = 39 , Rb= 85,5, Al = 27, O = 16 , H = 1 -------------------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Phần I : Trắc nghiệm khách quan: Mỗi câu đúng 0,5 điểm Câu A B C D 1 X 2 X 3 X 4 X 5 X 6 X 7 X 8 X 9 X 10 X Phần II - Tự luận Câu 1: Mỗi phản ứng đúng 0,5 điểm Câu 2: a)Nước trong cốc là nước vừa có tính cứng tạm thời vừa có tính cứng vĩnh cửu. (0,5 điểm) b) Dùng dung dịch Na2CO3 có thể làm mềm cốc nước cứng trên do Na2CO3 loại được ion Ca2+ ( 0,5 điểm ) : Ca2+ + CO32- ® CaCO3¯ (0,5 điểm) Học sinh có thể viết 2 phản ứng ở dạng phân tử Câu 3:a) 1,0 điểm: Phương trình phản ứng : 2R + 2 H2O ® 2ROH + H2 (0,5 điểm) Từ (1) Þ Số mol R = 2 số mol H2 = (2 x 1,12): 22,4 = 0,1 mol Vậy MR = 2,3 : 0,1 = 23 g/ mol . Vậy R là Na (0,5 điểm) 1,0 điểm Phương trình phản ứng: (2) AlCl3 + 3 NaOH ® Al(OH)3 + 3NaCl (0,25 điểm) Ban đầu: 0,03 0,1 0 0 Phản ứng 0,03 0,09 0,03 Sau phản ứng: 0 0,01 0,03 (3) Al(OH)3 + NaOH ® NaAlO2 + 2 H2O (0,25 điểm) Ban đầu: 0,03 0,01 0 0 Phản ứng 0,01 0,01 Sau phản ứng: 0,02 0 Vậy : số mol Al(OH)3 còn lại = 0,02 mol Þ m ¯ = 0,02 x 78 = 1,56 gam (0,5 điểm) (Học sinh có thể làm theo cách khác, miễn đúng vẫn cho đủ số diểm của câu) PHIẾU BÀI LÀM Họ và tên HS: Lớp: Trường: Điểm: Lời phê: Phần I : Trắc nghiệm khách quan: Câu A B C D 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Phần II - Tự luận Câu 1: (1) (2) (3) (4) (5) (6) Câu 2: a) b) Câu 3: a) b) PHIẾU LÀM BÀI KIỂM TRA Họ và tên học sinh: Lớp: Trường: Điểm số: Lời phê của GV: Phần I : Trắc nghiệm khách quan: Câu A B C D 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Phần II - Trắc nghiệm tự luận Câu 1: (1) (2) (3) (4) (5) (6) Câu 2: a) b) Câu 3: a) b)
File đính kèm:
- ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT12C.doc