Đề kiểm tra 1 tiết lần 4 (tiết 61) môn : hoá học ( 2009 – 2010) (tiếp)

Câu 1: Mẫu nước ngầm vừa lấy trong suốt, để lâu ngoài không khí có cặn nâu đỏ xuất hiện. Mẫu nước ngầm đó chứa

A. Fe2+ B. Fe3+. C. Fe(OH)2. D. Fe(OH)3.

Câu 2: Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4 sau một thời gian lấy thanh sắt ra rửa sạch và sấy khô thấy khối lượng tăng thêm 0,6 gam. Khối lượng đồng đã bám vào thanh sắt là

A. 6,4 gam. B. 4,8 gam. C. 4,6 gam. D. 3,2 gam

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1038 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết lần 4 (tiết 61) môn : hoá học ( 2009 – 2010) (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD & ĐT Bình Thuận
Trường THPT Lê Lợi
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT_LẦN 4 (Tiết 61) 
MÔN : Hoá học ( 2009 – 2010)
Thời gian làm bài: 45 phút; (30 câu trắc nghiệm)
Họ và tên :............................................... ..........Lớp.12...............Mã đềA140.
Bài làm
	01. ; / = ~	09. ; / = ~	17. ; / = ~	25. ; / = ~
	02. ; / = ~	10. ; / = ~	18. ; / = ~	26. ; / = ~
	03. ; / = ~	11. ; / = ~	19. ; / = ~	27. ; / = ~
	04. ; / = ~	12. ; / = ~	20. ; / = ~	28. ; / = ~
	05. ; / = ~	13. ; / = ~	21. ; / = ~	29. ; / = ~
	06. ; / = ~	14. ; / = ~	22. ; / = ~	30. ; / = ~
	07. ; / = ~	15. ; / = ~	23. ; / = ~	
	08. ; / = ~	16. ; / = ~	24. ; / = ~	
Câu 1: Mẫu nước ngầm vừa lấy trong suốt, để lâu ngoài không khí có cặn nâu đỏ xuất hiện. Mẫu nước ngầm đó chứa
A. Fe2+	B. Fe3+.	C. Fe(OH)2.	D. Fe(OH)3.
Câu 2: Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4 sau một thời gian lấy thanh sắt ra rửa sạch và sấy khô thấy khối lượng tăng thêm 0,6 gam. Khối lượng đồng đã bám vào thanh sắt là
A. 6,4 gam.	B. 4,8 gam.	C. 4,6 gam.	D. 3,2 gam.
Câu 3: Dãy chứa các kim loại đều tan được trong dung dịch FeCl3 là
A. Cu, Fe.	B. Pb, Hg	C. Sn, Au.	D. Ag, Fe.
Câu 4: Oxit nào sau đây: CrO3(1); Cr2O3(2) ; CrO(3) ; FeO(4); Fe2O3(5) ; Fe3O4(6) chỉ thể hiện tính oxi hóa
A. (5), (6).	B. (1), (2).	C. (1), (5).	D. (3),(4).
Câu 5: Số cặp chất tác dụng với nhau từng đôi một: Fe, Cu, Cl2, FeCl2, FeCl3 là:
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 6: Cho kim loại X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng rồi lấy khí thu được để khử oxit kim loại Y. X và Y có thể là
A. Fe và Cu.	B. Cu và Fe.	C. Cu và Ag.	D. Ag và Cu.
Câu 7: Vị trí của Cu(Z=29) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là
A. ô thứ 29, chu kì 2, nhóm IVB.	B. ô thứ 29, chu kì 4, nhóm XIB.
C. ô thứ 29, chu kì 4, nhóm IA.	D. ô thứ 29, chu kì 4, nhóm IB.
Câu 8: Kim loại dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, chỉ kém bạc là
A. Cr.	B. Al.	C. Cu.	D. Au
Câu 9: 1,12 gam bột sắt tác dụng hết với d.d AgNO3 dư, thấy sinh ra lượng chất rắn không tan là
A. 4,32g.	B. 6,48g.	C. 4,68g.	D. 4,23 g.
Câu 10: 100 tấn quặng manhetit (80% Fe3O4) đem luyện gang (95% Fe) với hiệu suất quá trình là 93% thì lượng gang thu được là :
A. 56, 71 tấn	B. 56, 22 tấn	C. 55, 81 tấn	D. 60, 17 tấn
Câu 11: Dãy chứa các hợp chất đều không có tính chất lưỡng tính
A. NaHCO3, NaHS, NaHSO3.	B. CrO, CrO3, Cr2(SO4)3..
C. Al(OH)3, Zn(OH)2, Cr(OH)3.	D. ZnO, Al2O3,Cr2O3.
Câu 12: Kim loại cứng nhất là
A. Pb.	B. Zn.	C. Sn.	D. Cr.
Câu 13: Sắt tây, dùng làm hộp đựng thực phẩm, là sắt tráng
A. Zn.	B. Cr.	C. Pb.	D. Sn.
Câu 14: Cho hỗn hợp X gồm Cu và Fe2O3 vào cốc đựng dung dịch H2SO4 loãng dư. Khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn được dung dịch Y và chất rắn không tan Z. Dung dịch Y chứa
A. Fe2(SO4)3; FeSO4; H2SO4.	B. CuSO4; Fe2(SO4)3, H2SO4.
C. CuSO4; FeSO4; H2SO4.	D. CuSO4; Fe2(SO4)3; FeSO4.
Câu 15: Quá trình luyện thép là quá trình
A. điện phân dd muối sắt (III)
B. khử hợp chất kim loại thành kim loại tự do
C. khử quặng sắt thành sắt tự do
D. oxi hóa các nguyên tố trong gang thành oxit, loại oxit dưới dạng khí hoặc xỉ.
Câu 16: Cấu hình electron nguyên tử Cr(Z=24) là
A. [Ar] 3d4 4s2.	B. [Ar] 3d54s1.	C. [Kr] 3d54s1.	D. [Ar] 3d6.
Câu 17: Cho 25 gam hỗn hợp bột gồm 5 oxit kim loại ZnO, FeO, Fe3O4, MgO, Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 2M. Kết thúc phản ứng, khối lượng muối có trong dung dịch X là
A. Kết quả khác.	B. 36g.	C. 39,6 g.	D. 39,2g.
Câu 18: Thứ tự nhiệt độ nóng chảy giảm dần
A. Ni, Zn, Pb, Sn.	B. Sn, Pb. Zn, Ni.	C. Sn, Pb, Ni, Zn.	D. Sn, Zn, Pb, Ni.
Câu 19: Kim loại dùng để chế tạo các bản cực ăcquy là
A. Sn.	B. Zn.	C. Fe.	D. Pb.
Câu 20: Phản ứng nào dưới đây là đúng?
(1) 3Fe + 4H2O Fe3O4 + 4H2 	 (2) Fe + H2O FeO + H2
(3) ) Fe + Cl2 FeCl2 (4) Fe + 6HNO3 đặc nguội Fe(NO3)3 +3 NO2 + 3H2O 
(5) Fe + I2 FeI2 (6) 2Fe + 6HCl2FeCl3 + 3H2
A. 2,3	B. 2,5	C. 1, 6	D. 3,4
Câu 21: Trường hợp nào dưới đây không phù hợp giữa tên quặng sắt và công thức hợp chất sắt chính có trong quặng?
A. Hematit nâu chứa Fe2O3	B. Pirit chứa FeS2
C. Xiderit chứa FeCO3	D. Manhetit chứa Fe3O4
Câu 22: Cho 3,84 gam kim loại M tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng, thu được 0,896 lít khí NO( đktc). Kim loại M là
A. Mg.	B. Zn	C. Cu	D. Fe.
Câu 23: Trong các phát biểu sau , phát biểu nào không đúng ?
A. Gang trắng chứa ít cacbon hơn gang xám.	B. Hàm lượng C trong gang lớn hơn trong thép.
C. Gang là hợp chất của Fe-C.	D. Gang là hợp kim Fe-C và một số nguyên tố khác.
Câu 24: Khử hoàn toàn m gam FeO bằng khí CO ở nhiệt độ cao. Khí đi ra sau phản ứng được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy xuất hiện 17 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 14,22gam.	B. 12,24 gam.	C. 22,14 gam.	D. kết quả khác.
Câu 25: Để khử hoàn toàn 26,4 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 đến Fe cần vừa đủ 3,36 lít khí CO(dktc). Khối lượng Fe thu được là
A. 22 g.	B. 20 g.	C. 24 g.	D. 16 g.
Câu 26: Cho 14,85 gam bột nhôm vào 100 ml dung dịch Fe(NO3)33M. Kết thúc phản ứng, thấy có m gam chất rắn không tan. Giá tri của m là
A. 12,15g.	B. 23,55g.	C. 30,8g.	D. 16,8g
Câu 27: Phản ứng nào dưới đây chứng tỏ hợp chất sắt(II) có tính khử
1. FeO + H2Fe + H2O 2. 2FeCl2 +3Cl2→ 2FeCl3
3. Mg + FeSO4→ MgSO4 + Fe 4. 10FeSO4 + 2KMnO4 +8 H2SO4→5Fe2(SO4)3 + K2SO4 +2MnSO4 + 8H2O
A. 2 và 4	B. 1 và 3	C. 2 và 3	D. 1 và 2
Câu 28: Cân bằng ion trong dung dịch: Cr2O72- + H2O D CrO42- + 2H+
 	 ( da cam) (vàng)
Nhỏ từ từ đến dư dung dịch kiềm(OH-) vào dung dich K2Cr2O7( màu da cam), dung dịch chuyển sang
A. màu vàng.	B. màu đỏ.	C. không màu.	D. Không đổi màu.
Câu 29: Dùng nam châm, phân biệt được hai kim loại
A. Sn, Pb.	B. Zn, Sn.	C. Al, Cu.	D. Al, Fe.
Câu 30: Để làm sạch một loại thủy ngân có lẫn tạp chất là Zn, Pb và Sn cần khuấy loại thủy ngân này trong dung dịch
A. Zn(NO3)2.	B. Sn(NO3)2.	C. Pb(NO3)2	D. Hg(NO3)2.

File đính kèm:

  • docDe Ktra 1 tiet lan 4 Hoa 12 20092010.doc
Giáo án liên quan