Đề kiểm tra 1 tiết học kì II môn Lịch sử Lớp 7

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA

- Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần Lịch sử Việt Nam trong học kì II lớp 7 so với yêu cầu của chuẩn kiến thức kĩ năng.

- Từ kết quả kiểm tra, các em học sinh tự đánh giá kết quả học tập, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập cảu bản thân trong thời gian sau.

- Giáo viên đánh giá được kết quả giảng dạy, kịp thời điều chỉnh phương pháp và hình thức dạy học.

1. Về kiến thức:

 Kiểm tra nội dung cơ bản trong các chủ đề sau:

- Nước Đại Việt thế kỉ XV- thời Lê Sơ:

- Nước Đại Việt ở các thế kỉ XVI – XVIII

-Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX:

2. Về kĩ năng:

- Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng trình bày, viết bài, thực hành bài tập, vận dụng kiến thức.

3. Về thái độ, tư tưởng tình cảm:

- Giáo dục tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc, yêu kính những con người đã xả thân vì đất nước.

I .HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:

Trắc nghiệm khách quan + Tự luận:

 - Trắc nghiệm khách quan : 3 / 10 điểm

- Tự luận : 7 / 10 điểm

 

doc7 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1513 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết học kì II môn Lịch sử Lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ II LỚP 7
MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần Lịch sử Việt Nam trong học kì II lớp 7 so với yêu cầu của chuẩn kiến thức kĩ năng.
Từ kết quả kiểm tra, các em học sinh tự đánh giá kết quả học tập, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập cảu bản thân trong thời gian sau.
Giáo viên đánh giá được kết quả giảng dạy, kịp thời điều chỉnh phương pháp và hình thức dạy học.
Về kiến thức:
 Kiểm tra nội dung cơ bản trong các chủ đề sau:
- Nước Đại Việt thế kỉ XV- thời Lê Sơ:
- Nước Đại Việt ở các thế kỉ XVI – XVIII
-Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX:
2. Về kĩ năng:
- Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng trình bày, viết bài, thực hành bài tập, vận dụng kiến thức...
3. Về thái độ, tư tưởng tình cảm:
- Giáo dục tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc, yêu kính những con người đã xả thân vì đất nước.
I .HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
Trắc nghiệm khách quan + Tự luận:
 - Trắc nghiệm khách quan : 3 / 10 điểm
- Tự luận : 7 / 10 điểm
THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
 Nước Đại Việt thế kỉ XV- thời Lê Sơ:
- Lập niên biểu về diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
- Trình bày tình hình kinh tế nông nghiệp thời Lê sơ 
- Vì sao luật Hồng Đức được coi là bộ luật tiến bộ.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1,25
1,25
12,5%
1/4
0.25
2,5%
1,5
1,5
15%
2. Đại Việt ở các thế kỉ XVI – XVIII
- Hiểu về khởi nghĩa nông dân đàng ngoài
( KN Trần Cảo)
Vì sao khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu được đông đảo các giai cấp, tầng lớp ND và đồng bào các dân tộc thiểu số ủng hộ
- Hãy phân tích những cống hiến to lớn của vua Quang Trung đối với lịch sử dân tộc.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1/4
0,25
2,5%
1
3
30%
1
2
20%
2,25
5,25
52,5%
3.Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX:
- Cho biết nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền vào thời gian nào.
- Nêu những tác phẩm văn học nghệ thuật của văn hoá dân tộc thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX
- Hiểu được việc nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1/4
0,25
2,5%
1
2
20%
1
1
10%
2,25
3,25đ
32,5%
Tổng số câu
Tổng số điểm : 
Tỷ lệ :% 
2,5
3,5đ
35%
2,5
4,5
45%
1
2
20%
6
10
100%
IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN:
ĐỀ BÀI
Phần I : Trắc nghiệm khách quan:
	Câu 1: Nối các thông tin chính xác ở cột A với các sự kiện ở cột B 
Thời gian ( Cột A )
Nối ( Đáp án )
Sự kiện ( Cột B )
1 . 1418
a . Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn
2 . 1424
b . Lê Lợi lên ngôi hoàng đế
3 . 1426
c . Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động
4 . 1427
d . Chiến thắng Nghệ An
e . Chiến Thắng Chi Lăng – Xương Giang
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 2: 
a. Để nhanh chóng hồi phục nông nghiệp sau chiến tranh, thời Lê sơ đã có những chính sách gì?
A. cho 25vạn( trong tổng Số 35 vạn) lính về quê làm nông nghiệp.
B. cho 35 vạn lính về quê làm nông nghiệp.
C. cho 10 vạn lính về quê làm nông nghiệp.
D. cho 20 vạn lính về quê làm nông nghiệp.
 b Gọi nghĩa quân của Trần Cảo là “quân ba chỏm” vì
 A. nghĩa quân đã ba lần tấn công Thăng Long.
 B. nghĩa quân cạo trọc đầu chỉ để ba chỏm tóc.
 C. nghĩa quân ba lần bị thất bại.
 D. nghĩa quân chia làm ba cánh quân tấn công nhà Lê.
c. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền vào thời gian :
sau khi đánh bại triều Tây Sơn 1802.
Nguyễn Ánh được nhà Thanh công nhận là An Nam quốc vương ( 1806 )
nhà Nguyễn cải cách hành chính chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.
nhà Nguyễn ban hành luật Gia Long ( 1815 ).
d. Luật Hồng Đức có những nét tiến bộ vì
bảo vệ chủ quyền quốc gia
gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 
bảo vệ quyền lợi của triều đình, quan lại, địa chủ phong kiến
 khuyến khích phát triển kinh tế , bảo vệ một số quyền của phụ nữ.
Câu 3.( 1điểm)
 Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ () sao cho đúng:
Năm(1), Nguyễn Ánh lên ngôi vua, đặt niên hiệu là (2), chọn(3)làm kinh đô, lập ra (4); năm 1806, lên ngôi hoàng đế.
Phần II Tự luận:
Câu 1: (3 điểm)
Vì sao khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu được đông đảo các giai cấp, tầng lớp ND và đồng bào các dân tộc thiểu số ủng hộ
Câu 2 (2điểm): 
Nêu những tác phẩm văn học, nghệ thuật của văn hoá dân tộc thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX?
Câu 3( 2 điểm)
Hãy phân tích những cống hiến to lớn của vua Quang Trung đối với lịch sử dân tộc?
V. XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM:
	Phần I Trắc nghiệm khách quan: 3 điểm
Câu 1: Nối các thông tin chính xác ở cột A với các sự kiện ở cột B ( 1 điểm )
Thời gian ( Cột A )
Nối ( Đáp án )
Sự kiện ( Cột B )
 1. 1418
1 - a
 a. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn
 2. 1424
2 – d
 b. Lê Lợi lên ngôi hoàng đế
 3. 1426
3 – c
 c. chiến thắng Tốt Động – Chúc Động
 4. 1427
4 - e
 d. chiến thắng Nghệ An
 e. chiến Thắng Chi Lăng – Xương Giang
Câu 2( 1đ) Lựa chọn đáp án đúng:
Ý
a
b
c
d
Đáp án, thang điểm
A ( 0,25 đ )
D( 0,25 đ )
A( 0,25 đ )
 D(0,25 đ )
Câu 3( 1đ) Điền khuyết.
1.1802
2. Gia Long
3. Phú Xuân 
4. nhà Nguyễn
Phần II Tự luận: 7 điểm
Câu 1: (3đ)
- Dưới chính quyền của họ Nguyễn ở đàng Trong thế kỉ XVIII cuộc sống của người dân ngày càng cơ cực. Nỗi bất bình oán giận của các tầng lớp ND đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng sâu sắc.
- Nghĩa quân Tây Sơn đã đề ra khẩu hiệu hợp với lòng dân, nhất là dân nghèo: “ lấy của người giàu chia cho người nghèo”, Xoá nợ cho nông dân, bãi bỏ nhiều thứ thuế.
Câu 2(2®) :
*Văn học:
- Văn học dân gian phát triển rực rỡ với nhiều hình thức phong phú....( Văn học viết bằng chữ Nôm phát triển với đỉnh cao)
- Nội dung các tác phẩm phản ánh phong phú và sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời, tình cảm và nguyện vọng của con người.
- Một số tác giả, tác phẩm nổi tiếng; Truyện Kiều của Nguyễn Du. Chinh phụ ngâm, thơ của Hồ Xuân Hương.....
* Nghệ thuật;
- Văn nghệ dân gian phát triển phong phú...
- Nghệ thuật sân khấu, tuồng chèo phổ biến...
- Tranh dân gian đậm đà bản sắc dân tộc.
Câu 3(2®): Hãy phân tích những cống hiến to lớn của vua Quang Trung đối với lịch sử dân tộc. ( 3 điểm ) 
	- Lật đổ chính quyền phong kiến thối nat Nguyễn – Trịnh – Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.
	- Đánh tan quân xâm lược Xiêm – Thanh, giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của tổ quốc, đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc.
	- Phục hồi kinh tế đất nước, ổn định trật tự xã hội, phát triển nền văn hóa dân tộc, tăng cường quốc phòng và ngoại giao bảo vệ đất nước....

File đính kèm:

  • docKiem tra 1 tiet ky II Su 7 DOi moi.doc