Đề Kiểm Tra 1 Tiết Học Kì II Lớp 6 Môn Lịch Sử - Trường THCS Xuân Lao
I/ Mục tiêu
- Kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần lịch sử nước ta thời kì Bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập.
- Thực hiện yêu cầu trong PPCT của Bộ GD-ĐT.
- Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên.
1. Về kiến thức:
- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán.
- Khởi nghĩa Lý Bí.
- Nước Cham- Pa từ giữa thế kỉ II đến thế kỉ X.
2. Về kĩ năng:
Rèn luyện cho học sinh: trình bày vấn đề, viết bài, vận dụng kiến thức để phân tích, đánh giá.
3. Về thái độ:
- Giáo dục cho học sinh niềm tự hào về những thành tựu mà tổ tiên chúng ta và loài người đã đạt được ở thời Bắc thuộc.
- Giáo dục cho học sinh lòng biết ơn và quý trọng tổ tiên.
II. Hình thức đề kiểm tra: Tự luận
III. Thiết lập ma trận:
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN MƯỜNG ẲNG Trường THCS Xuân Lao BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ II LỚP 6 MÔN: Lịch Sử Thời gian làm bài 45 phút I/ Mục tiêu - Kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần lịch sử nước ta thời kì Bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập. - Thực hiện yêu cầu trong PPCT của Bộ GD-ĐT. - Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên. Về kiến thức: - Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán. - Khởi nghĩa Lý Bí. - Nước Cham- Pa từ giữa thế kỉ II đến thế kỉ X. 2. Về kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh: trình bày vấn đề, viết bài, vận dụng kiến thức để phân tích, đánh giá. Về thái độ: - Giáo dục cho học sinh niềm tự hào về những thành tựu mà tổ tiên chúng ta và loài người đã đạt được ở thời Bắc thuộc. - Giáo dục cho học sinh lòng biết ơn và quý trọng tổ tiên. II. Hình thức đề kiểm tra: Tự luận III. Thiết lập ma trận: KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Cấp độ Tên chủ đề (nội dung,chương) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Thời kì bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập. Trình bày diễn biến khới nghĩa hai Bà Trưng. Tại sao với chính sách thống trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc tổ tiên ta vẫn giữ được tiếng nói, chữ viết, phong tục và nếp sống của dân tộc Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu:1/2 Số điểm:2 Số câu:1/2 Số điểm:2 Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu:1 4 điểm=40% Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542 -602) Em có nhận xét gì về chính sách cai trị của nhà Lương đối với Giao Châu. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: Số điểm: Số câu: Số điểm: Số câu:1 Số điểm:2 Số câu Số điểm Số câu:1 2 điểm=20.% Nước Cham- Pa từ giữa thế kỉ II đến thế kỉ X. Trình bầy tình hình kinh tế Cham-Pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu:1 Số điểm:4 Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu:1 4 điểm= 40% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu:1/2+1 Số điểm:6 60% Số câu:1/2 Số điểm:2 20% Số câu:1 Số điểm:2 20% Số câu:3 Số điểm:10 100% IV. Đề kiểm tra Câu 1: (4,0 điểm) Trình bày diễn biến cuộc khới nghĩa hai Bà Trưng ? Tại sao với chính sách thống trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc tổ tiên ta vẫn giữ được tiếng nói, chữ viết, phong tục và nếp sống của dân tộc ? Câu 2: (2,0 điểm ) Em có nhận xét gì về chính sách cai trị của nhà Lương đối với Giao Châu. Câu 3: (4,0 điểm ) Nêu tình hình kinh tế Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X? V. Hướng dẫn chấm, biểu điểm: ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT (HỌC KÌ II) LỚP 6 Môn: Lịch Sử Câu 1: (4,0 điểm) * Diễn biến cuộc khới nghĩa hai Bà Trưng: (2,0 điểm) Mùa xuân năm 40 ( Tháng 3 dương lịch), hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ( nay thuộc Hà Nội), nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa, Luy Lâu. (1,0 điểm) Tô Định hốt hoảng bỏ thành lẻn trốn về Nam Hải. Quân Hán ở các Quận, huyện khác bị đánh tan. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi. (1,0 điểm) * Vì: tổ tiên đã kiên trì đấu tranh bảo vệ tiếng nói, chữ viết, phong tục và nếp sống của dân tộc; đồng thời tiếp thu những tinh hoa của nền văn hóa Trung Quốc và các nước khác làm phong phú thêm nền văn hóa của mình. (2,0 điểm) Câu 2: (2,0 điểm) Nhà Lương thi hành chính sách rất tàn bạo: đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí, thu nhỏ đơn vị hành chính nước ta, chỉ sử dụng những tôn thất, những người thuộc dòng họ lớn giữ chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước. (2,0 điểm) Câu 3: (4,0 điểm) Tình hình kinh tế Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X: Người Chăm biết sử dụng công cụ bằng sắt, dùng trâu bò kéo cày, nguồn sống chủ yếu là trồng lúa nước mỗi năm hai vụ. Ngoài ra còn làm ruộng bậc thang ở sườn đồi núi. (1,0 điểm) Họ biết trồng các loại cây ăn quả (cau, dừa, mít...) và các loại cây khác (bông gai...). (1,0 điểm) Biết khai thác lâm thổ sản (trầm hương, ngà voi, song tê...), làm đồ gốm, đánh cá... (1,0 điểm) Người Chăm buôn bán với nhân dân các quận ở Giao Châu, Trung Quốc và Ấn Độ. (1,0 điểm)
File đính kèm:
- đề k.tra sử 6 kì II.doc