Đề khảo sát học sinh môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)

Câu 1. (2.0 điểm)

 Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười.

 (SGK Ngữ văn 9, Tập II)

a. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?

b. Đoạn thơ sử dụng những biện pháp tu từ đặc sắc nào?

c. Nêu nội dung của đoạn thơ.

Câu 2 (3,0 điểm).

 Viết một văn bản ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến sau:

 Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.

Câu 3 (5,0 điểm).

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát học sinh môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND THỊ XÃ CHÍ LINH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH LỚP 9
MÔN: NGỮ VĂN 
Thời gian làm bài: 120 phút
(Đề gồm 03 câu, 01 trang)
Câu 1. (2.0 điểm) 
	Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: 
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười... 
	(SGK Ngữ văn 9, Tập II)
a. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?
b. Đoạn thơ sử dụng những biện pháp tu từ đặc sắc nào? 
c. Nêu nội dung của đoạn thơ.
Câu 2 (3,0 điểm). 
	Viết một văn bản ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến sau:
 Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.
Câu 3 (5,0 điểm). 
Truyện “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là một câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng.
 	Hãy phân tích đoạn trích đã học để làm rõ ý kiến trên.
-------------------------- Hết --------------------------
UBND THỊ XÃ CHÍ LINH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH LỚP 9
MÔN: NGỮ VĂN 
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
Câu 1 (2,0 điểm). 
Phần
Nội dung
Điểm
a
 Tác phẩm: Nói với con,
 Tác giả: Y Phương ( hoặc Hứa Vĩnh Sước)
0, 25đ
0, 25đ
b
Biện pháp tu từ đặc sắc: 
 + Điệp ngữ 
+ Liệt kê 
+ Ẩn dụ: Một bước chạm tiếng nói 
 Hai bước tới tiếng cười"
( Mỗi biện pháp đúng cho 0.25 điểm)
0.75đ
c
Đoạn thơ gợi không khí gia đình đầm ấm, tràn ngập yêu thương, hạnh phúc .
0.75 đ
Câu 2 (3,0 điểm). 
* Mức tối đa:
- Về phương tiện nội dung: (2,5 điểm)
- HS có thể trình bày suy nghĩ bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung cơ bản như sau: 
Mở bài
Giới thiệu về nội dung nghị luận
0.5 đ
Thân bài
- Giải thích: Giao tiếp là gì? Tế nhị và tôn trọng là gì? 
->Tế nhị và tôn trọng người khác là những phẩm chất cực kì quan trọng trong giao tiếp, là thước đo đánh giá hành vi ứng xử, văn hóa của mỗi người.
0.25 đ
- Biết tế nhị và tôn trọng trong giao tiếp đem lại những lợi ích gì: - Biết tế nhị và tôn trọng người khác trong giao tiếp sẽ dẫn đến sự hài hòa, vui vẻ và những kết quả tốt đẹp. Để biết tế nhị và biết tôn trọng người khác đòi hỏi phải có sự từng trải, sâu sắc, tinh tế và được giáo dục kĩ. Phải biết tôn trọng người khác thì mới được người khác tôn trọng lại.
0.25 đ
- Không biết tế nhị, tôn trọng trong giao tiếp dẫn đến những hạn chế: đôi khi vì một lời nói thiếu tế nhị hay một thái độ thiếu tôn trọng đối với người khác mà cuộc giao tiếp thất bại, nhiều mục đích đặt ra không thành... 
Phải biết tế nhị với người khác thì mới mong nhận lại được sự tế nhị.
0.25 đ
- Làm thế nào để thực hiện được tế nhị trong giao tiếp: Phải biết tế nhị , tôn trọng với người khác thì mới mong nhận lại được sự tế nhị.
- Tuy nhiên: Có đôi lúc đòi hỏi chúng ta phải can đảm, “thiếu tế nhị” để nói thẳng sự thật dù đó là sự thật xúc phạm và làm đau lòng người khác.
0.25 đ
+ Phê phán: 
- Những người tự cao, lỗ mãng, hời hợt, không biết tôn trọng người khác .
0.25 đ
- Phải biết tự nhắc nhở mình hàng ngày về việc giao tiếp tế nhị và biết tôn trọng người khác. Văn hóa giao tiếp là một vấn đề quan trọng.
0.25 đ
Kết bài
- Giao tiếp tế nhị và biết tôn trọng người khác là chìa khóa để mang lại thành công và hạnh phúc. Đó là một trong những phẩm chất cần thiết của con người để tạo nên một xã hội có văn hóa, tốt đẹp và văn minh.
0.5 đ
	- Về hình thức và các tiêu chí khác: (0,5 điểm)
	- Học sinh biết cách trình bày bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
	 - Bài viết phải có đủ 3 phần: Nêu vấn đề, triển khai vấn đề, kết thúc vấn đề, biết vận dụng các thao tác khi làm văn nghị luận.
	- Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, dẫn chứng chọn lọc.
- Diễn đạt lưu loát. 
* Mức chưa tối đa: Bài viết chưa đầy đủ các yêu cầu về nôi dung về hình thức nêu trên.
(GV căn cứ vào các tiêu chí mức tối đa để xem xét đánh giá mức chưa tối đa theo tổng điểm đạt là 2,75 điểm hoặc các điểm dưới 3,0 cho bài làm của học sinh)
* Mức không đạt: Học sinh làm lạc đề hoặc không làm bài.
Câu 3 (5,0 điểm):
* Mức tối đa:
- Về phương tiện nội dung: (4,5 điểm)
- HS có thể trình bày suy nghĩ bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung cơ bản như sau: 
I. Mở bài: Giới thiệu về tác phẩm và đề tài tình cảm cha con
0.5 đ
II.Thân bài:
 - Hoàn cảnh của câu chuyện
 	+ Ông Sáu đi kháng chiến khi con còn nhỏ, xa nhà nhiều năm.
 	+ Tám năm sau, ông mới được gặp con, nhưng bé Thu nhất định không nhận ông Sáu là cha.
0.5 đ
 - Tình cảm của bé Thu dành cho ông Sáu
 	+ Thoạt đầu, khi thấy ông Sáu vui mừng, vồ vập nhận bé Thu là con, Thu tỏ ra ngờ vực, lảng tránh và lạnh nhạt, xa cách.
 	+ Cô bé Thu có thái độ ngang ngạnh, từ chối sự chăm sóc của ông Sáu.
 	+ Được bà ngoại trò chuyện, tìm ra lí do Thu không nhận ông Sáu là cha và khuyên nhủ, cô bé đã thay đổi thái độ. Trước khi ông Sáu lên đường, cô bé đã cất tiếng gọi “ba” và thể hiện tình cảm yêu quý một cách mãnh liệt.
 	- Sự ngang ngạnh và hành động ngang ngược của Thu không đáng trách. Cô bé không nhận ông Sáu là cha vì cô bé chỉ nhớ một người duy nhất là cha, đó là người chụp chung ảnh với má. Ông Sáu có thêm vết thẹo trên má khi bị thương nên khác với người trong ảnh. Đó thực sự là tình yêu thương sâu sắc và cảm động mà Thu dành cho người cha của mình.
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.5 đ
- Tình cảm của ông Sáu dành cho con:
 	+ Gặp lại con sau bao năm xa cách, ông Sáu hết sức vui mừng.
 	+ Trước thái độ lạnh nhạt, ông đã rất đau khổ, cảm thấy bất lực.
 	+ Có lúc giận quá, không kìm được ông đã đánh con, và ân hận mãi vì việc làm đó.
 	+ Xa con, ông dồn hết tình cảm yêu thương con vào việc làm chiếc lược ngà cho con.
 	+ Trước khi hi sinh, ông dồn hết sức lực còn lại gửi người bạn mang cây lược cho con gái.
 	 - Tình cảm yêu thương cha sâu sắc, dứt khoát, rạch ròi đầy cá tính của bé Thu và tình cảm yêu thương con sâu nặng của ông Sáu làm cho người đọc xúc động và thấm thía nỗi đau thương mất mát, éo le do chiến tranh gây ra.
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.5 đ
Kết bài: Khẳng định ý nghĩa tình phụ tử; bày tỏ cảm xúc của bản thân về tình cha con. 
0.5 đ
- Về hình thức và các tiêu chí khác: (0,5 điểm)
+ Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, thể hiện năng lực cảm thụ tác phẩm; lập luận thuyết phục, hành văn lưu loát có cảm xúc.
+ Bố cục hợp lí, rõ ràng; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.
* Mức chưa tối đa: Bài viết chưa đầy đủ các yêu cầu về nôi dung về hình thức nêu trên.
(GV căn cứ vào các tiêu chí mức tối đa để xem xét đánh giá mức chưa tối đa theo tổng điểm đạt là 4,75 điểm hoặc các điểm dưới 5,0 cho bài làm của học sinh)
* Mức không đạt: Học sinh làm lạc đề hoặc không làm bài.
----------------------- Hết -----------------------

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_hoc_sinh_mon_ngu_van_lop_9_co_dap_an.doc