Đề khảo sát chất lượng giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Đồng Lạc (Có đáp án)

Câu 1 (1,5 điểm).

 Cho đoạn thơ:

 Đêm nay rừng hoang sương muối.

 Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

 Đầu súng trăng treo.

 a. Đoạn thơ trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai?

 b. Nêu ngắn gọn cảm nhận của em về đoạn thơ trên?

Câu 1 (1,5 điểm).

 a.Thế nào là cách dẫn trực tiếp? Cách dẫn gián tiếp?

 b. Xác định lời dẫn trong đoạn thơ sau và cho biết đó là cách dẫn nào?

 Vẫn vững lòng và dặn cháu đinh ninh

 “Bố ở chiến trường bố còn việc bố

 Mày có viết thư chớ kể này kể nọ

 Cử bảo nhà vẫn được bình yên”

 (Bếp lửa của Bằng Việt - Ngữ văn 9 tập 1)

 

doc3 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát chất lượng giữa kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Đồng Lạc (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UBND THỊ XÃ CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS ĐỒNG LẠC
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ I
MÔN NGỮ VĂN 9
Năm học 2017-2018
Thời gian làm bài: 60 phút
Câu 1 (1,5 điểm).
	Cho đoạn thơ:
	Đêm nay rừng hoang sương muối.
	Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
	Đầu súng trăng treo.
	a. Đoạn thơ trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? 
	b. Nêu ngắn gọn cảm nhận của em về đoạn thơ trên? 
Câu 1 (1,5 điểm).
	a.Thế nào là cách dẫn trực tiếp? Cách dẫn gián tiếp?
	b. Xác định lời dẫn trong đoạn thơ sau và cho biết đó là cách dẫn nào?
	Vẫn vững lòng và dặn cháu đinh ninh
	“Bố ở chiến trường bố còn việc bố
	Mày có viết thư chớ kể này kể nọ
	Cử bảo nhà vẫn được bình yên”
 (Bếp lửa của Bằng Việt - Ngữ văn 9 tập 1)
Câu 3 ( 7,0 điểm)
	Tưởng tượng một lần em đã gặp người lính lái xe trong tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, được nghe anh ôn lại kỉ niệm những năm tháng ác liệt của cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước trên tuyến đường Trường Sơn. Hãy viết một bài văn ngắn kể lại cuộc gặp gỡ xúc động đó./
..Hết
UBND THỊ XÃ CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS ĐỒNG LẠC
HƯỚNG DẪN CHẤM 
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ I
MÔN NGỮ VĂN 9
Năm học: 2017-2018
(Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
Câu 1 (1,5 điểm).
- Mức tối đa:
* Về phương diện nội dung: ( 1,25 điểm)
Phần
Nội dung
Điểm
a
- Bài thơ: " Đồng chí"
- Tác giả: Chính Hữu.
0,25
0,25
b
- Nội dung: 
Đêm phục kích giặc trong tư thế chủ động của người chiến sĩ.
+ Thời gian: đêm khuya
+ Không gian: hoang vắng, lạnh lẽo
+ Hình ảnh: người lính - khẩu súng - vầng trăng
 Súng là hiện thân cho cuộc chiến tranh gian khổ, hi sinh. Trăng là biểu tượng cho thiên nhiên, đất nước là sự sống thanh bình của cuộc sống. Súng và trăng cứng rắn và dịu hiền, chiến sĩ và chất thi sĩ. Hai hình ảnh đó trong thực tế vốn xa nhau vời vợi nay lại gắn kết bên nhau trong cảm nhận của người chiến sĩ gợi ra vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn, lòng lạc quan tin tưởng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến đồng thời tô đậm chất chiến đấu cho các anh: dùng cây súng để bảo vệ ánh trăng hòa bình.
- Nghệ thuật: Sự kết hợp hai yếu tố hiện thực và lãng mạn tạo nên vẻ đẹp độc đáo trong hình tượng thơ tạo những dư vang sâu lắng trong lòng người đọc.
(HS có thể có cách diễn đạt khác, nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa)
0,5
0,25
*Về phương tiện hình thức: ( 0,25 điểm)
- Nội dung điểm hướng vào cách hành văn của HS, chính tả và cách trình bày.
- Mức chưa tối đa: Nêu chưa đủ ý.
- Mức không đạt: Trình bày không đúng yêu cầu, hoặc không viết được gì.
Câu 2( 1,5 điểm)
- Mức tối đa 
* Về phương diện nội dung: ( 1,25 điểm)
Phần
Nội dung
điểm
a
+ Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
+ Dẫn gián tiếp: tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩa của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp;lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép
0,5
0,5
b
- Cách dẫn trực tiếp 
 “ Bố ở chiến trường bố còn việc bố
 Mày có viết thư chở kể này kể nọ
 Cử bảo nhà vẫn được bình yên”
0,25
*Về phương tiện hình thức: ( 0,25 điểm)
Nội dung điểm hướng vào cách hành văn của HS, chính tả và cách trình bày.
- Mức chưa tối đa: Nêu chưa đủ ý.
- Mức không đạt: Trình bày không đúng yêu cầu hoặc không viết được gì.
Câu 3 (7,0 điểm).
- Mức tối đa:
* Về phương diện nội dung ( 5,0 điểm)
+ Với dạng đề mở kể chuyện tưởng tượng GV cần linh hoạt trong cách chấm.
+ HS biết sáng tạo cho phù hợp, làm toát lên sự khốc liệt của chiến tranh và bức chân dung người lính lái xe Trường Sơn dũng cảm, lạc quan yêu đời, tình đồng chí đồng đội cao đẹp, ý trí quyết tâm giải phóng Miền Nam
+ Vận tốt các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm
+ HS có thể tưởng tượng nhiều cách khác nhau xong cuộc trò chuyện với người lính lái xe cần tập trung những nội dung sau:
a. Mở bài: (0,5 điểm)
	 Giới thiệu hoàn cảnh gặp gỡ người lính lái xe trong tác phẩm “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
	(HS có thể tạo dựng các tình huống trong dịp kỉ niệm ngày thành lập Quân đội NDVN, 22/ 22, thăm viện bảo tàng, trong giấc mơ) 
b.Thân bài (4,0 điểm)
+ Giới thiệu về khung cảnh cuộc gặp gỡ, cuộc gặp gỡ, miêu tả ngoại hình người lính.
+ Người lính kể về sự khốc liệt ở Trường Sơn những năm chống Mĩ bom đạn của kẻ thù làm xe trở nên biến dạng, không kinh, không đèn, không mui
+ Người lính kể về tinh thần dung cảm và tư thế hiên ngang, niềm lạc quan sôi nổi của tuổi trẻ trước bom đạn kẻ thù trước khó khăn gian khổ.
+ Những suy nghĩ của bản thân khâm phục, yêu mến, kính trọng, tự hào về những người lính Trường Sơn.
c.Kết bài: (0,5 điểm)
- Kết thúc cuộc trò chuyện, chia tay người lính lái xe, ấn tượng sâu sắc của nhân vật ( tôi) suy nghĩ về thế hệ cha anh về trách nhiệm của bản thân,
* Về phương diện hình thức và các tiêu chí khác (2,0 điểm)
+ Bài viết đảm bảo bố cục 3 phần 
+ Bài viết không sai lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
+ Lời văn mạch lạc trong sáng, sáng tạo trong cách kể làm nổi bật nội dung ý nghĩa câu chuyện.
- Mức chưa tối đa: 
	 Chưa đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức nêu trên.
- Mức không đạt: Không làm bài hoặc làm 

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_giua_ki_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2.doc
Giáo án liên quan