Đề khảo sát chất lượng đợt i năm học 2012 - 2013 môn: ngữ văn nâng cao lớp 6

Câu 1 (2 điểm):

Nhân vật Thánh Gióng trong truyện truyền thuyết Thánh Gióng” là người anh hùng hội tụ nhiều nguồn sức mạnh để chiến thắng kẻ thù, đó là những nguồn sức mạnh nào, hãy viết đoạn văn nêu nhận xét của em về nguồn sức mạnh đó?

Câu 2 (3 điểm):

a. Các từ cho sau đây có phải là từ láy không? Vì sao?

ruộng rẫy, cây cỏ, bao bọc, trong trắng, tươi tốt, lỗi lầm, tốt tươi, ăn ở.

b. Tìm lỗi dùng từ trong câu sau và chữa lại cho đúng:

Bạn Yến rất chăm học và hay giúp đỡ bạn bè nên em rất quý bạn Yến.

c. Đọc kĩ đoạn văn và thực hiện các yêu cầu:

“Cả làng có mỗi cây tu hú ở vườn ông Tấn. Tu hú đỗ ngọn cây tu hú mà kêu. Quả chín đỏ, đầy ụ như mâm xôi gấc.” (Duy Khán)

- Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu?

- Các từ “chín đỏ”, “đầy ụ” là từ đơn hay từ phức?

- Phép tu từ nào được sử dụng trong đoạn? Nêu tác dụng của phép tu từ đó?

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1539 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát chất lượng đợt i năm học 2012 - 2013 môn: ngữ văn nâng cao lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS
 Tân Trường
Ngày 23/9/2012
Đề khảo sát chất lượng đợt I
năm học 2012 - 2013
Môn: Ngữ văn nâng cao lớp 6
Thời gian: 90 phút (không kể giao đề)
Câu 1 (2 điểm):
Nhân vật Thánh Gióng trong truyện truyền thuyết ‘Thánh Gióng” là người anh hùng hội tụ nhiều nguồn sức mạnh để chiến thắng kẻ thù, đó là những nguồn sức mạnh nào, hãy viết đoạn văn nêu nhận xét của em về nguồn sức mạnh đó?
Câu 2 (3 điểm):
a. Các từ cho sau đây có phải là từ láy không? Vì sao?
ruộng rẫy, cây cỏ, bao bọc, trong trắng, tươi tốt, lỗi lầm, tốt tươi, ăn ở.
b. Tìm lỗi dùng từ trong câu sau và chữa lại cho đúng:
Bạn Yến rất chăm học và hay giúp đỡ bạn bè nên em rất quý bạn Yến.
c. Đọc kĩ đoạn văn và thực hiện các yêu cầu:
“Cả làng có mỗi cây tu hú ở vườn ông Tấn. Tu hú đỗ ngọn cây tu hú mà kêu. Quả chín đỏ, đầy ụ như mâm xôi gấc.” (Duy Khán)
- Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu?
- Các từ “chín đỏ”, “đầy ụ” là từ đơn hay từ phức?
- Phép tu từ nào được sử dụng trong đoạn? Nêu tác dụng của phép tu từ đó?
Hướng dẫn biểu điểm chấm
Câu
ý
HD nội dung, biểu điểm
Điểm
Câu 1/
 2 điểm
- Học sinh dựa vào văn bản đã học và hiểu biết của bản thân hiểu được về nhân vật anh hùng, hiểu thế nào là nhiều nguồn sức mạnh. Và trình dưới dạng đoạn văn hoàn chỉnh: hình thức và trọn vẹn về nội dung.
+ Nguồn sức mạnh tinh thần của Trời, Đất: gióng được sinh ra từ một vết chân lạ
+ Nguồn sức mạnh cộng đồng: cả làng góp gạo, góp công sức nuôi Gióng lớn
+ Nguồn sức mạnh của vũ khí bằng kim loại (sắt), của thành tựu kĩ thuật.
+ Nguồn sức mạnh tự nhiên: Tre cung cấp vũ khí dánh giặc.
2
Câu2/
3 điểm
a. 0,5 điểm
- Nêu được nhận xét đúng về các từ và trình bày mạch lạc, được 0,25 điểm
Các từ đó không phải là từ láy.
- Nêu được lí do chứng minh đó không phảI là từ láy và diễn đạt rõ ràng, được 0,25 điểm.
Mặc dù các từ đều có tiếng có sự láy lại hình thức ngữ âm, song các tiếng trong từ đều mang nghĩa, có quan hệ về mặt nghĩa
0,5
b/0,5 đ
- Chỉ rõ câu văn mắc lỗi dùng từ nào được 0,25đ. chữa lại đúng.
Câu văn mắc lỗi lặp từ.
Chữa lại hợp lí, được 0,25 điểm: 
Bỏ bớt từ bị lặp, hoặc thay danh từ bằng chỉ từ (đại từ dùng để trỏ)
Bạn Yến rất chăm học và hay giúp đỡ bạn bè nên em rất quý bạn ấy
0,5đ
c/2 điểm
- Xác định được các kết cấu chủ ngữ được 0,75
“ Cả làng// có mỗi cây tu hú ở vườn ông Tấn. 
Tu hú //đỗ ngọn cây tu hú mà kêu.
 Quả //chín đỏ, đầy ụ như mâm xôi gấc.”
- Nêu rõ đó là các từ phức được 0,25 điểm
- Nêu đúng phép tu từ, nêu được tác dụng của phép tu từ, được 1 điểm:
Phép so sánh: Quả chín đỏ, đầy ụ như mâm xôi gấc.
Tác dụng: làm tăng sức gợi hình của cây vải chín và gợi cảm giác cho người đọc: vải chín đỏ, quả sai bện vào nhau.
2đ
Câu 3
/5điểm.
Yêu cầu
* Hình thức: bài viết kể chuyện, có bố cục ba phần hợp lí. Câu văn đúng ngữ pháp. Ngôi kể thứ nhất (em, tôi). Lời kể rõ ràng, mạch lạc. Có nhân vật cụ thể.
* Nội dung: Tập trung kể về buổi học cuối cùng. Buổi học được đặt trong thời gian, không gian cụ thể. các ý được sắp xếp theo trình tự. Nhân vật chính tham gia vào các hoạt động, Tập trung là rõ chủ đề; Buổi học cuối cùng.
5đ
* Hướng dẫn biểu điểm.
Bài văn của học sinh có thể viết theo các hướng sau. Mỗi phần tương ứng với một số điểm nếu đảm bảo các yêu cầu:
- Mở bài: 0,5điểm
Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra sự việc (Hoặc nêu lí do, cái cớ dẫn đến chuyện)
Nêu việc: buổi học cuối cùng đáng nhớ/ khó phai mờ.
- Thân bài: 4 điểm
(Kể diễn biến buổi học cuối cùng/ hoặc kể không gian của buổi học/ …kể các việc của bản thân, của thầy cô, bạn bè,…và sắp xếp hợp lí là được)
Ví dụ: Kể theo trình tự buổi học:
+ Giới thiệu khái quát về thời gian, không gian buổi học: 0,5 điểm
+ Diến biến buổi học: 3 điểm
Sự việc bắt đầu – tiếp diễn, cao trào, phát triển- ý nghĩa.
+ Kết thúc việc: 0,5 điểm.
- Két bài: 0,5 điểm:
Nêu cảm nghĩ/ đánh giá về việc,…
Biểu điểm
- Điểm 5: Đạt hoàn hảo các yêu cầu.
- Điểm 4: Đạt các yêu cầu ở mức cao. Có mắc lỗi diễn đạt nhưng rất ít.
- Điểm 3: Đạt các yêu cầu. Có mắc lỗi viết câu, diễn đạt, dùng từ. Nhưng hạn chế.
- Điểm 2: Đạt được yêu cầu ở trung bình, còn sai câu, viết đoạn. Nội dung sơ sài, có phần lủng ủng, đơn giản.
- Điểm 1; chưa đáp ứng yêu cầu, mới nêu được ý, viết chưa thành văn.
- Điểm 0: Chưa biết làm văn.
Tổng
10.

File đính kèm:

  • docDE VAN 6- NANG CAO- 012.doc