Đề giao lưu Olympic môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nam Sách (Có đáp án)
Câu 2 (6 điểm)
Trong tác phẩm “Lão Hạc” Nam Cao viết:
“ Chao ôi ! Đối với những người sống quanh ta , nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất ”
Em hiểu ý kiến trên như thế nào ? Từ các nhân vật: Lão Hạc, Ông giáo, vợ ông giáo, Binh Tư, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
PHÒNG GD&ĐT NAM SÁCH TRƯỜNG THCS ĐỀ GIAO LƯU OLYMPIC LỚP 8 MÔN: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (4 điểm) “ Hùng vốn là một học sinh hay gây gổ. Giờ ra chơi, khi một nhóm bạn nam chơi đá cầu với nhau, Hùng ra đá cùng thì các bạn bỏ đi ra chỗ khác. Cậu vô cùng tức giận. Đang bực tức vì bị “xem thường”, đi vào lớp thấy cậu bạn hiền lành nhất lớp đang ngồi học bài, Hùng gọi bạn vào nhà kho của trường rồi đóng cửa lại. Hùng lao vào đánh bạn. Cậu bạn càng van xin, Hùng càng tức giận, vung tay đánh tới tấp vào đầu vào ngực, chân đạp vào bụng bạn. Thể chất yếu, cộng thêm sợ quá, sau vài cú đấm đá mạnh của Hùng, cậu bạn khuỵu xuống rồi ngất đi. Sợ hãi, Hùng vội xốc cậu bạn rồi cõng lên phòng y tế sơ cứu. Lần đó, cậu bạn phải đi bệnh viện điều trị và nằm lại mất hai tuần. Cũng may, bạn chỉ bị tổn thương phần mềm.” Mẩu chuyện trên đã nêu lên một hiện tượng trong học đường. Em hãy viết bài văn ngắn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng đó ? Câu 2 (6 điểm) Trong tác phẩm “Lão Hạc” Nam Cao viết: “Chao ôi ! Đối với những người sống quanh ta , nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổitoàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thươngcái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất” Em hiểu ý kiến trên như thế nào ? Từ các nhân vật: Lão Hạc, Ông giáo, vợ ông giáo, Binh Tư, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. -------------------Hết-------------- PHÒNG GD&ĐT NAM SÁCH TRƯỜNG THCS HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ GIAO LƯU OLYMPIC LỚP 8 MÔN: Ngữ văn Câu Đáp án Điểm 1 (4 điểm) *Mở bài: -Dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận: Hiện tượng bạo lực học đường. 0.25điểm *Thân bài: Giải thích. – Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. – Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới,hiện đang xâm nhập và lan rộng ở VN.Do đó đang trở thành một vấn nạn nghiêm trọng của toàn xã hội. 0.25điểm 0.25điểm Hiện trạng. Biểu hiện của hành động bạo lực học đường có thể xảy ra dưới nhiều hình thức như: + Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói. + Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực. Chứng minh: – Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực không chỉ đơn giản chỉ là các nam sinh mà nay hot nhất chính là clip của các nữ sinh: Ở Phú Thọ, nữ sinh đánh bạn bằng giày cao gót; ở Hà Nội, (nữ sinh hà nội bị đánh hội đồng gây xôn xao) được dư luận đề cập nhiều nhất gần đây với đoạn clip dài chưa quá 2 phút; Ở TPHCM, Nghệ An – Học sinh có thái độ không đúng mực vs thầy cô giáo, dùng dao đâm chết bạn bè, thầy cô(Tại TP.HCM, 2 nam hs (1 em lớp 7, 1 em lớp 9) trường THCS Nguyễn Huệ, Q.4, xích mích khi chát với nhau trên mạng dẫn đến đâm nhau trong ngày tổng kết trường,khiến 1 em bị thương nặng) (1 nữ học sinh lớp 9 trường THCS Nguyễn Công Trứ dùng dao lam”xả” lên mặt nữ sinh trường khác) – Lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức. – Giáo viên đánh đập, xúc phạm tới nhân phẩm của học sinh 0.5điểm Nguyên nhân – Xảy ra vì những lí do trực tiếp rất không đâu: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp – Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống. – Do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng) => nguyên nhân sâu xa – Sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình; tình trạng bạo lực trong gia đình cũng là một phần nhân tố ảnh hưởng không tốt – Sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ hậu học văn”. – Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để. 0.5điểm Hậu quả – Với nạn nhân +Tổn thương về thể xác và tinh thần +Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại +Tạo tính bất ổn trong xã hội: tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội. – Người gây ra bạo lực: +Con người phát triển không toàn diện: phát triển ngược trở lại phía “con”, đi ngược lại tính “ người” mất dần nhân tính. +Mầm mống của tội ác mất hết tính người sau này. +Làm hỏng tương lại chính mình, gây nguy hại cho xã hội. +Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét. 0.25điểm 0.25điểm Giải pháp. – Đối với những người gây ra bạo lực học đường: cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức: +Giữ cho trái tim luôn ấm nóng tình yêu thương. +Địa ngục do ta mà có, thiên đường cũng do chính ta tạo nên ý thức rõ ràng về hành động và hậu quả hành động do bản thân thực hiện +Nơi lạnh nhất ko phải là bắc cực mà là nơi không có tình thương Nhận thức rõ vai trò sức mạnh của tình người. – Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình, nhà trường, trong toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những điều chân thiện mỹ. – Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho người khác. 1điểm Mở rộng: (phản đề) – “Không nên mất niềm tin vào con người. Nhân loại là cả một đại dương. Nếu một vài giọt nước trong đại dương ấy dơ bẩn thì cả đại dương cũng không vì thế mà trở thành dơ bẩn được.” (Mahatma Gandhi). –>Hiện tượng trên chỉ là một phần rất nhỏ của xã hội nên không phải vì thế mà chúng ta mất đi niềm tin vào con người vào thế hệ trẻ. Cần nhân rộng những tấm lòng cao cả, nêu gương người tốt việc tốt điển hình –> Hình thành thái độ đồng cảm, sẻ chia, yêu thương giúp con người nói chung, thế hệ trẻ nói riêng tiến tới những vẻ đẹp nhân cách Chân thiện mĩ, phát huy những truyền thống nhân ái, nhân đạo từ ngàn xưa trước khi chúng ta phải đối phó với căn bệnh vô cảm 0.5điểm Kết Bài: Khẳng định lại vấn đề 0.25điểm 2 (6 điểm) *Mở bài: -Dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận -Trích câu nhận xét. 0.25 điểm *Thân bài: a. Giải thích nội dung của đoạn văn: + Lời độc thoại của nhân vật “Ông giáo”- thông qua nhân vật này- tác giả Nam Cao thể hiện cách nhìn, đánh giá đầy sự cảm thông, trân trọng con người: - Phải đem hết tấm lòng của mình, đặt mình vào hoàn cảnh của họ để cố mà tìm hiểu, xem xét con người ở mọi bình diện thì mới có được cái nhìn đầy đủ, chắt gạn được những nét phẩm chất đáng quý của họ, nếu chỉ nhìn phiến diện thì sẽ có ác cảm hoặc những kết luận sai lầm về bản chất của con người. b. Chứng minh ý kiến trên qua các nhân vật: - Vợ ông giáo: nhìn thấy ở lão Hạc một tính cách gàn dở “Cho lão chết ! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ ! Lão làm lão khổ chứ ai”, vô cùng bực tức khi nhìn thấy sự rỗi hơi của ông giáo khi ông đề nghị giúp đỡ lão Hạc “Thị gạt phắt đi”. - Binh Tư: Từ bản tính của mình, khi nghe lão Hạc xin bả chó, hắn vội kết luận ngay “Lãocũng ra phết chứ chả vừa đâu”. - Ông giáo: + có những lúc không hiểu lão Hạc: “Làm quái gì một con chó mà lão có vẻ băn khoăn quá thế ?”, thậm chí ông còn chua chát thốt lên khi nghe Binh Tư kể chuyện lão Hạc xin bả chó về để “cho nó xơi một bữalão với tôi uống rượu”: “Cuộc đời cứ mỗi ngày càng thêm đáng buồn” Nhưng ông giáo là người có tri thức, có kinh nghiệm sống, có cái nhìn đầy cảm thông với con người, lại chịu quan sát, tìm hiểu, suy ngẫm nên phát hiện ra được chiều sâu của con người qua những biểu hiện bề ngoài: + Ông cảm thông và hiểu vì sao lão Hạc lại không muốn bán chó: Nó là một người bạn của lão, một kỉ vật của con trai lão; ông hiểu và an ủi, sẻ chia với nỗi đau đớn, dằn vặt của lão Hạc khi lão khóc thương con chó và tự xỉ vả mình. Quan trọng hơn, ông phát hiện ra nguyên nhân sâu xa của việc gửi tiền, gửi vườn, xin bả chó, cái chết tức tưởi của lão Hạc: Tất cả là vì con, vì lòng tự trọng cao quý. Ông giáo nhìn thấy vẻ đẹp tâm hồn của lão Hạc ẩn giấu đằng sau những biểu hiện bề ngoài có vẻ gàn dở, lập dị. + Ông hiểu và cảm thông được với thái độ, hành động của vợ mình: Vì quá khổ mà trở nên lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau đồng loại “Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu ? cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất” . Ông giáo biết vậy nên “Chỉ buồn chứ không nỡ giận”. ® Ông giáo là nhân vật trung tâm dẫn dắt câu chuyện, từ việc miêu tả các nhân vật mà quan sát, suy ngẫm để rồi rút ra những kết luận có tính chiêm nghiệm hết sức đúng đắn và nhân bản về con người. Có thể nói tác giả Nam Cao đó hoá thân vào nhân vật này để đưa ra những nhận xét, đánh giá chứa chan tinh thần nhân đạo về cuộc đời, con người. Đây là một quan niệm hết sức tiến bộ, định hướng cho những sáng tác của nhà văn sau này. 1 điểm 1 điểm 1 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm *Kết bài: Khẳng định vấn đề. 0.5 điểm * Lưu ý: 1. Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số nội dung cơ bản mang tính định hướng, giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm; tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc; cẩn trọng và tinh tế đánh giá bài làm của học sinh; phát hiện, trân trọng những bài có ý kiến và giọng điệu riêng. Chấp nhận các cách trình bày khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lý, có sức thuyết phục 2. Tổng điểm của toàn bài là 10,0 điểm, điểm lẻ đến 0,5 điểm. Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số thang điểm chính, giám khảo cần bàn bạc, thống nhất để định ra các thang điểm cụ thể.
File đính kèm:
- de_giao_luu_olympic_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2018_2019_truo.doc