Đề cương ôn thi tốt nghiệp hóa 12

Bài 12. Thuỷ phân este X có CTPT C5H10O2 trong dung dịch NaOH thu được hỗn hợp 2 chất hữu cơ Y và Z trong đó Z có tỉ khối hơi so với H2 bằng 23. Tìm CTCT và tên của X

 

doc11 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1082 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi tốt nghiệp hóa 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chỉ tác dụng được với NaOH và không td được với Na nên X không thể là: CH3CH2COOH, OHCCH2OH. CTĐG nhất của X là CH2O nên X cũng không thể là 
CH3COOCH3 => Vậy X là HCOOCH3 
Bài 18. Thủy phân este E có CTPT C4H8O2 (có mặt H2SO4 loãng) thu được 2 sp hữu cơ X & Y. Từ X có thể đ/c trực tiếp ra Y bằng 1 pư duy nhất. Tìm CTCT của E và gọi tên
Giải
- Khi thủy phân este có mặt H+ chắc chắn sẽ tạo ra axit Y và rượu X. Mặt khác từ X có thể đ/c trực tiếp ra Y bằng 1 pư duy nhất, đây chỉ có thể là pư lên men giấm
 men giấm
C2H5OH + O2 ------> CH3COOH + H2O
Vậy E là: CH3COOC2H5: etyl axetat
Bài 19: Hai este X và Y là đồng phân cấu tạo của nhau. Tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng 44
a, tìm CTPT của X và Y
b, Cho 4,4 g hỗn hợp X và Y tác dụng với dd NaOH vừa đủ đến khi các pư xảy ra hoàn toàn, thu được 4,45g chất rắn khan và hỗn hợp 2 ancol là đồng đẳng kế tiếp. Xác định CTCT của X , Y và gọi tên chúng.
Giải
a, ta có MX = 44x2 =88
đặt CTPT chung của X và Y là CnH2nO2 
( n≥ 2) => 14n + 32 =88 => n = 4
=> X và Y là C4H8O2
b, Đặt CT chung của 2 este là ṜCOOṜ,
- PT: 
ṜCOOṜ, + NaOH -> ṜCOONa + Ṝ, OH 
- Vì 2 ancol là đồng đẳng kế tiếp của nhau nên 2 axit cũng là đồng đẳng kế tiếp của nhau
- ta có: neste = nmuối = 4,4 : 88 = 0,05mol
=> MTB muối = 4,45 : 0,05 = 89 => Ṝ = 22
=> 2 muối tương ứng là: 
CH3COONa và C2H5COONa
=> X là: CH3COOC2H5 ( etyl axetat)
Y là C2H5COOCH3 ( metyl propionat)
Bài 20. Trong sơ đồ chuyển hóa sau: 
C4H8O2 -> A1 ->A2 ->A3 -> C2H6
Tìm CTCT của A1, A2, A3
A. C2H5OH, CH3COOH, CH3COONa
B. C3H7OH, C2H5COOH, C2H5COONa
C. C2H5OH, C2H5COOH, C2H5COONa
D. C3H7OH, CH3COOH, CH3COONa
Giải
C4H8O2 + NaOH -> HCOONa + C3H7OH
 xt
C3H7OH + O2 -> C2H5COOH + H2O
C2H5COOH + Na -> C2H5COONa + 1/2 H2
 t0, CaO
C2H5COONa + NaOH --> C2H6 + Na2CO3 
Bài 21. Xà phòng hóa 22,2g hỗn hợp 2 este là HCOOC2H5 và CH3COOCH3 đã dùng hết 200ml dd NaOH. Tính nồng độ mol của dd NaOH
Giải
Gọi CTC của 2 este là RCOOR,
RCOOR, + NaOH ----> RCOONa + R,OH
neste = 22,2 : ( 74 x 2) = 0,15mol
nNaOH = 0,15 x 2 = 0,3 mol
CM NaOH = 0,3 : 0,2 = 1,5M
Bài 22. Khi thực hiện pư este hóa giữa 6g CH3COOH và 9,2g C2H5OH với hiệu suất 70% thu được bao nhiêu g este
Giải
Số mol axit = 6 : 60 = 0,1 mol
Số mol rượu = 9,2 : 46 = 0,2 mol
CH3COOH + C2H5OH D CH3COOC2H5 + H2O
0,1mol 0,2mol 0,1 mol
Số mol rượu dư = 0,2 – 0,1 = 0,1 mol
- Nếu hiệu suất là 100% thì sẽ thu được:
 Khối lượng este = 0,1 x 88 = 8,8g
- Nếu hiệu suất là 70% thì: 
 Khối lượng este = ( 8,8 x 70) : 100 = 6,16g
Bài 23. Thuỷ phân hoàn toàn 8,8g este đơn chức, mạch hở X với 100ml dung dịch KOH 1M ( vừa đủ) thu được 4,6g một ancol Y. Tìm CTCT và tên gọi của X
Giải
- Số mol KOH = 1 x 0,1 = 0,1 mol
- Vì este đơn chức nên số mol este và ancol cũng bằng 0,1mol
=> Meste = 8,8: 0,1 = 88 (đvC)
- Vì este đơn chức nên ancol Y là ancol đơn chức
Mancol = 4,6 : 0,1 = 46 ( đvC) M(CnH2n + 1OH) = 46 => n = 2 => Y là C2H5OH
RCOOR, + NaOH ----> RCOONa + R,OH
- Ta có Meste = 88 MR + MR' + 44 = 88 => MR + MR' = 44
=> MR = 44 - M(C2H5) = 44 - 29 = 15 => R là -CH3
Vậy : CTCT của X là : CH3COOC2H5 : etyl axetat
Bài 24. Đốt cháy hoàn toàn 7,4g hỗn hợp metyl axetat và etyl fomat cần bao nhiêu lít khí oxi ( 00C, 2atm)
Giải
Bài 25. Có 2 este là đồng phân của nhau và đều do các axit no đơn chức và rượu no đơn chức tạo thành. Để xà phòng hoá 22,2g hỗn hợp 2 este nói trên phải dùng vừa hết 12g NaOH nguyên chất. Tìm CTCT của 2 đồng phân đó.
Giải
- Vì 2 este là đồng phân của nhau nên có cùng khối lượng phân tử và đều do các axit no đơn chức và rượu no đơn chức tạo thành nên có CTTQ là CnH2nO2 ( n> 2 )
- PTPƯ:
RCOOR' + NaOH --> RCOONa + R'OH
R1COOR'' + NaOH --> R1COONa + R''OH
- Đặt x và y lần lượt là số mol của 2 este, theo PT ta thấy neste = nNaOH
=> neste = nNaOH = x + y = 12 : 40 = 0,3 mol
 M.x + M.y = 22,2 hay M (x + y) = 22,2 => M = 22,2 : (x + y)
M = 22,2 : 0,3 = 74
 14n + 32 = 74 => n = 3 => CTPT của 2 este là C3H6O2
=> 2 đp là HCOOC2H5 và CH3COOCH3
Bài 26. xà phòng hoá 22,2g hỗn hợp 2 este là HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng NaOH nguyên chất. Tính khối lượng NaOH cần dùng.
Giải
HCOOC2H5 + NaOH --> HCOOH + C2H5OH
CH3COOCH3 + NaOH --> CH3COOH + CH3OH
=> Vì 2 este này là đồng phân của nhau nên có khối lượng mol ptử bằng nhau và bằng 74. mặt khác theo PT neste = nNaOH
=> neste = nNaOH = 22,2 : 74 = 0,3 mol
=> mNaOH = 0,3 x 40 = 12g
Bài 27. xà phòng hoá 22,2g hỗn hợp 2 este là HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng NaOH 1 M. Tính thể tích dd NaOH cần dùng.
Giải
HCOOC2H5 + NaOH --> HCOOH + C2H5OH
CH3COOCH3 + NaOH --> CH3COOH + CH3OH
=> Vì 2 este này là đồng phân của nhau nên có khối lượng mol ptử bằng nhau và bằng 74. mặt khác theo PT neste = nNaOH
=> neste = nNaOH = 22,2 : 74 = 0,3 mol
=> VNaOH = n : CM = 0,3 : 1 = 0,3 lit = 300 ml
Bài 28. xà phòng hoá 22,2g hỗn hợp 2 este là HCOOC2H5 và CH3COOCH3 đã dùng vừa hết 200 ml dd NaOH. Tính nồng độ mol của dd NaOH
Giải
HCOOC2H5 + NaOH --> HCOOH + C2H5OH
CH3COOCH3 + NaOH --> CH3COOH + CH3OH
=> Vì 2 este này là đồng phân của nhau nên có khối lượng mol ptử bằng nhau và bằng 74. mặt khác theo PT neste = nNaOH
=> neste = nNaOH = 22,2 : 74 = 0,3 mol
=> CM NaOH = n : V = 0,3 : 0,2 = 1.5M
Bài 29. 
II. Chất béo
1. Khái niệm
- Lipit là những h/c h/c có trong tế bào sống, không hòa tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ không phân cực
- Lipit là các este phức tạp gồm: 
 + Chất béo: ( triglixerit hay este 3 chức)
 + Sáp ( monoeste)
 + Steroit
 + Photpho lipit
2. Chất béo
a, Khái niệm
- Chất béo là trieste của glixerol với axit béo, gọi chung là triglixerit hay triaxyl glixerol 
- Axit béo: là axit đơn chức, có mạch C dài, k0 phân nhánh
 Axit stearic : CH3[CH2]16COOH
 Axit panmitic: CH3[CH2]14COOH
 Axit Oleic: cis- CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COOH
- CTCT chung của chất béo:
 R1COO – CH2
 ।
 R2COO – CH
 ।
 R3COO – CH2
 ( R1, R2, R3 là gốc H,C có thể trùng nhau) 
VD: CH3[CH2]16COO – CH2
 ।
 CH3[CH2]16COO – CH ( tristearin)
 ।
 CH3[CH2]16COO – CH2
 (CH3[CH2]16COO)3C3H5
b. Tính chất vật lí 
- Chất béo lỏng: Khi trong ptử có gốc h,c k0 no 
 VD: (C17H33COO)3C3H5 ( triolein)
- Chất béo rắn : Khi trong ptử có gốc h,c no 
VD: (C17H35COO)3C3H5
- Mỡ động vật, thực vật đều nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ như benzen, hexan, clorofom
c. Tính chất hóa học
- chất béo là trieste có t/c hh giống este đơn chức
* Phản ứng thủy phân
 R1COO – CH2 CH2OH
 । T0, H2SO4 R1COOH | 
 R2COO – CH + H2O D R2COOH + CHOH 
 | R3COOH |
 R3COO – CH2 CH2O 
 H+, t0
( CH3[CH2]16COO)3C3H5 + 3H2O 3 CH3[CH2]16COOH + C3H5(OH)3
* Phản ứng xà phòng hóa( thủy phân trong môi trường kiềm)
 R1COO – CH2 CH2OH 
 । T0 R1COONa |
 R2COO – CH + NaOH R2COONa + CHOH 
 । R3COONa |
 R3COO – CH2 CH2OH
 * Phản ứng cộng hiđro của chất béo lỏng
 Ni, t0
(C17H33COO)3C3H5 + H2 --> (C17H35COO)3C3H5
Dầu mỡ để lâu ngay có mùi khó chịu ( hôi, khét) do liên kết đôi C = C ở gốc axit không no của chất béo bị oxihoa chậm bởi oxi không khí tạo thành peoxit, chất này bị phân huỷ thành các anđ.
Bài tập về chất béo
Bài tập liên quan đến chỉ số axit và chỉ số xà phòng hoá
- chỉ số axit là số mg KOH dùng để trung hoà axit tự do có trong 1 gam lipit
- Chỉ số xà phòng hoá là tổng số mg KOH dùng để xà phòng hoá hoàn toàn 1 gam lipit + với chỉ số axit của chất béo đó.
A. Bài tập về chỉ số axit
Bài 24. Để trung hoà 3,5g một chất béo cần 5ml dd KOH 0,1M. Tính chỉ số axit của chất béo đó.
Giải
 5
+ nKOH = ----- x 0,1 = 5x10 -4 mol => mKOH = n x M = 5x 10-4 x 56= 0,028g = 28mg
 1000
- Cứ 3,5g chất béo cần 28mg KOH
- Vậy 1g chất béo cần xg KOH
=> chỉ số axit = ( 1 x 28) : 3,5 = 8
Bài 25. Để trung hoà 8,96 g một chất béo cần 7,2ml dd KOH 0,2M. Tính chỉ số axit của chất béo đó.
Giải
+ nKOH = (7,2 : 1000) x 0,2 = 1,44x10 -3mol => mKOH = n x M = 1,44x 10-3 x 56
 = 0,08064g = 80,64mg
- Cứ 8,96g chất béo cần 80,64mg KOH
- Vậy 1g chất béo cần xg KOH
=> chỉ số axit = ( 1 x 80,64) : 8,96 = 9
Bài 26. Để trung hoà 4 g chất béo có chỉ số axit là 7. khối lượng KOH cần dùng là?
Giải
- Chỉ số axit = 7 => có nghĩa là để trung hoà 1 gam chất béo cần 7mg KOH
Vậy để trung hoà 4gam chất béo cần 4x7 = 28mg KOH
Bài 27. Để trung hoà 2,8 g một chất béo cần 3ml dd KOH 0,1M. Tính chỉ số axit của chất béo đó.
Giải
+ nKOH = (3 : 1000) x 0,1 = 3x10 -4mol => mKOH = n x M = 3x 10-4 x 56= 0,0168g
= 16,8mg
- Cứ 2,8 g chất béo cần 16,8 mg KOH
- Vậy 1g chất béo cần xg KOH
=> chỉ số axit = ( 1 x 16,8) : 2,8 = 6
Bài 28. Để trung hoà 14 g một chất béo cần 15ml dd KOH 1M. Tính chỉ số axit của chất béo đó.
Giải
+ nKOH = (15 : 1000) x 1 = 0,015mol => mKOH = n x M = 0,015 x 56= 0,84g
= 840 mg
- Cứ 14 g chất béo cần 840 mg KOH
- Vậy 1g chất béo cần xg KOH
=> chỉ số axit = ( 1 x 840) : 14 = 60
Bài 29. Muốn xà phòng hoá hoàn toàn 100g chất béo có chỉ số axit là 7 cần 320ml dd KOH 1M. Tính khối lượng glixerol thu được.
Giải
chỉ số axit là 7 có nghĩa là: để trung hoà 1g chất béo cần 7mg KOH
 100g chất béo cần 700mg KOH = 0,7g
nKOH = 0,32 x 1 = 0,32 mol => mKOH = 0,32 x 56 = 17,92g
Trong đó lượng KOH dùng để trung hoà axit tự do là 0,7g => lượng KOH còn lại để xà phòng hoá chất béo là 17,92 - 0,7 = 17,22g => nKOH = 17,22: 56 = 0,3075mol
 R1COO – CH2 CH2OH 
 । T0 R1COOK |
 R2COO – CH + 3KOH R2COOK + CHOH 
 । R3COOK |
 R3COO – CH2 CH2OH
 1 3 1
 0,3075mol 0,3075/3 (mol)
=> mC3H8O3 = ( 0,3075: 3) x 92 = 9,43g
Bài 30: Xà phòng hoá 1kg chất béo có chỉ số axit là 2,8 người ta cần dùng 350ml dung dịch KOH 1M. tính khối lượng glixerol thu được. 
Giải
chỉ số axit là 2,8 có nghĩa là: để trung hoà 1g chất béo cần 7mg KOH
 1000g chất béo cần 7000mg KOH = 7g
nKOH = 0,35 x 1 = 0,35 mol => mKOH = 0,35 x 56 = 19,6g
Trong đó lượng KOH dùng để trung hoà axit tự do là 7g => lượng KOH còn lại để xà phòng hoá chất bé

File đính kèm:

  • docde cuong on thi TN hoa 122.doc