Đề cương ôn thi học kỳ I môn hóa học 8 năm học 2007 – 2008

A. TRẮC NGHIỆM. Hãy chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau:

1.Trong số các vật thể sau, vật thể nào là vật thể nhân tạo?

a. Sao mộc b. Mặt trăng c. Sao hỏa d. Vệ tinh

2. Khí nào sau đây là nặng nhất?

a. CO b. CO2 c. O2 d. SO2

3.Nguyên tử được tạo nên từ mấy loại hạt?

a. 1 b. 2 c. 3 d. 4

4. Nguyên tố hóa học có khối lượng lớn nhất trong vỏ trái đất là:

a. Nhôm b. Sắt c. Hidro d. Oxi

5. Phân tử khối của axit sunfuric H2SO4 là đvC?

a. 96 b. 98 c. 94 d. 102

6. Dãy chất nào sau đây đều là đơn chất?

a. H2, O2, S, C. b. N2, Cu, H2O, CO2.

c. H2, P, NH3, Fe. d. H2S, NaCl, Al, Ca.

7. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

a. Đơn chất là những chất được tạo nên từ nguyên tố hóa học.

 b. Hợp chất là những chất được tạo nên từ nguyên tố hóa học trở lên.

 c. Hạt đại diện cho chất là hạt:

 d. Tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân được gọi là: .

 8. Hóa trị của nguyên tố lưu huỳnh (S) trong công thức H2S là mấy?

 a.2 b. 3 c. 4 d. 6

 

doc5 trang | Chia sẻ: namphuong90 | Lượt xem: 1260 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi học kỳ I môn hóa học 8 năm học 2007 – 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KỲ I MÔN HÓA HỌC 8
Năm Học 2007 – 2008
TRẮC NGHIỆM. Hãy chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau:
1.Trong số các vật thể sau, vật thể nào là vật thể nhân tạo?
a. Sao mộc	b. Mặt trăng	c. Sao hỏa	d. Vệ tinh
2. Khí nào sau đây là nặng nhất?
a. CO	b. CO2	c. O2	d. SO2
3.Nguyên tử được tạo nên từ mấy loại hạt?
a. 1	b. 2	c. 3	d. 4
4. Nguyên tố hóa học có khối lượng lớn nhất trong vỏ trái đất là:
a. Nhôm	b. Sắt 	c. Hidro	d. Oxi
5. Phân tử khối của axit sunfuric H2SO4 là đvC?
a. 96	b. 98	c. 94	d. 102
6. Dãy chất nào sau đây đều là đơn chất?
a. H2, O2, S, C.	b. N2, Cu, H2O, CO2.
c. H2, P, NH3, Fe.	d. H2S, NaCl, Al, Ca.
7. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
a. Đơn chất là những chất được tạo nên từnguyên tố hóa học.
 b. Hợp chất là những chất được tạo nên từnguyên tố hóa học trở lên.
 c. Hạt đại diện cho chất là hạt: 
 d. Tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân được gọi là:....
 	8. Hóa trị của nguyên tố lưu huỳnh (S) trong công thức H2S là mấy?
	a.2	b. 3	c. 4	d. 6
	9. Cho biết hóa trị của N( III ) của H ( I), công thức tương ứng của hợp chất là:
	a. NH	b. NH2	c. NH3	d. NH4
	10. Cho các công thức: K2SO4, MgCO3, Na3PO4, Fe(NO3)3. cho biết hóa trị của K là I, hóa trị của Mg là II, hóa trị của Na là I, hóa trị của Fe là III. Hãy cho biết:
	a. Hóa trị của nhóm SO4 là
	b. Hóa trị của nhóm CO3 là
	c. Hóa trị của nhóm PO4 là
	d. Hóa trị của nhóm NO3 là
	11. Chọn công thức đúng . Biết Al hóa trị III và S hóa trị II.
	a. AlS	b. Al3S2	c. Al2S3	d. AlS2
	12. Chọn công thức khác loại trong số công thức sau:
	a. H2O	b. CaO	c. H2	d. MgO
	13. Những từ cho dưới đây từ nào khác loại?
	a. Thau đồng	b. Chuông đồng	c. Nồi đồng	d. Đồng kim loại
	14. Từ nào sau đây không chỉ nguyên tố các bon?
	a. Than chì	b. Chì	c. Kim cương	d. Than đá
	15. Từ nào trong số các từ sau khác loại?
	a. Sự cháy	b. Sự bay hơi	c. Sự chưng cất	d. Sự chiết
	16. Cho phương trình phản ứng:
	aAl	+	bHCl	®	cAlCl3	+	dH2
	Các hệ số a, b, c, d nhận giá trị lần lượt là:
	a. 2, 6, 2, 3	b. 2, 6, 3,2	c. 2, 6, 3, 3	d. 6, 2, 2, 3
	17. Điền từ thích hợp vào các khoảng trống :
	Mol là lượng chất có chứanguyên tử hoặc phân tử ..đó. Con số 6.1023 được gọi là số.. và được kí hiệu là:.
	a. N	b. 6.1023	c. Chất	d. Avogađro	 	e. M
	18. Hãy chọn phương án đúng. Số nguyên tử trong 2,8 gam Fe là:
	a. 3.1022	b. 6.1022	c. 3.1023	d. 6.1021
	19. Thể tích của 22 gam khí cácbon đioxit ở đktc là:
	a. 11,2 lít	b. 16,8 lít	c. 1,12 lít	d. 1,68 lít
	20. Có những chất khí sau: H2, Cl2, SO2, N2, O2 thứ tự sắp xếp nào sau đây phù hợp với chiều tăng dần của khối lượng mol phân tử?
	a. H2, N2, O2, Cl2, ,SO2	b. H2, Cl2, N2, SO2 , O2
	c. H2, , N2, O2, SO2 , Cl2	d. H2, Cl2, SO2, N2, O2
	21. Hai chất khí A và B có tỉ khối đối với không khí lần lượt là:
	dA/kk » 1,52	dB/kk » 0,55
	Khối lượng mol phân tử của khí A là :
	Khối lượng mol phân tử của khí B là:..
TỰ LUẬN
Câu1. Nêu quy tắc hóa trị sau đó vận dụng vào công thức AaxBby.
Câu2. Trình bày ý nghĩa của công thức hóa học. Vận dụng vào công thức H2SO4.
Câu3. Trình bày khái niệm nguyên tử, nguyên tố hóa học, chỉ ra sự khác nhau giữa hai khái niệm.
Câu4. Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng, viết công thức của ĐL cho phản ứng sau:
 A	+	B	 ®	C	+	D
Câu5. Hãy viết các công thức tính: n, m, V(đktc), M, chỉ rõ ý nghĩa và đơn vị mỗi ký hiệu.
Câu6. Lập phương trình hóa học từ các sơ đồ sau:
a. Cu	+	O2	®	CuO
b. Fe	+	HCl	®	FeCl2	+	H2
c. Al	+	O2	®	Al2O3
d. CaCO3 	+	HCl	®	CaCl2	+	H2O	+	CO2
Câu7. Đốt cháy hết 4,8 gam magie(Mg) trong không khí thì thu được 8 gam magie oxit(MgO). Biết trong không khí chỉ có oxi phản ứng.
Lập phương trình hóa học.
Khối lượng oxi đã phản ứng.
Tính thể tích khí oxi (ở đktc) cần dùng ở trên.
Câu8. Cho 0,1 mol nhôm(Al) tác dụng hết với axit HCl thu được nhôm clorua(AlCl3) và khí hidro (H2)
Lập phương trình hóa học.
Tính thể tích H2 thu được ở đktc.
Tính khối lượng H2 thu được ở trên.
Câu9. Cho một hỗn hợp khí A gồm: 0,2 mol O2; 0,1 mol CO2. Hãy tính khối lượng của 22,4 lít hỗn hợp A ở đktc.
Câu10. Cho phương trình phản ứng hóa học :
Na2CO3	+	CaCl2	®	CaCO3	â	+	2NaCl
Các chất tham gia phản ứng vừa đủ, khối lượng CaCO3 thu được là 10 gam.
Tính khối lượng mỗi chất tham gia đã dùng?
Câu11. Cho công thức hóa học sau: CaCO3. Hãy tính thành phần % mỗi nguyên tố có trong công thức.
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KỲ I MÔN HÓA HỌC 9
Năm Học 2007 – 2008
TRẮC NGHIỆM
Hãy chọn câu đúng trong các câu sau:
1.Cho các chất sau: (1) CO2; (2) BaO; (3) Na2O; (4) CO; (5) Fe2O3; (6) N2O5.
Các oxit axit là :
a. (2), (3), (5).	b. (1), (4), (6)	c. (1), (6)	d. (4), (3)
2. Cặp chất nào sau đây có thể tác dụng được với nhau?
a. K2O và CO2	b. KOH và CO	c. Fe2O3 và nước	d. CuO và nước
3. Oxit nào dưới đây không tác dụng với NaOH và HCl?
a. CaO	b. Fe2O3	c. CO	d. SO2
4. Kim loại nào sau đây không tác dụng với dd HCl?
a. Na	b. Ca	c. Fe	d. Cu
5. Tính chất nào sau đây không phải là tính chất hóa học của axit?
a. Tác dụng với kim loại.	b. Tác dụng với oxit bazo.
c. làm quì tím hóa xanh.	d. Tác dụng với bazo .
6. Bazo nào sau đây bị nhiệt phân hủy tạo oxit bazo và nước?
a. NaOH	b. Cu(OH)2	c. Ca(OH)2	d. Ba(OH)2
7. Bazo nào sau đay làm đổi màu quì tím thành xanh?
a. NaOH	b. Fe(OH)2	c. Zn(OH)2	d. Al(OH)3
8. Cặp chất nào sau đây có thể cùng tồn tại trong dung dịch?
a. NaOH và HCl	b. Na2CO3 và CaCl2	c. NaCl và CuSO4	d. CuSO4 và BaCl2
9. Nếu chỉ dùng quì tím có thể phân biệt được cặp chất nào sau đây?
a. HCl và H2SO4	b. NaOH và KOH	c. NaCl và Na2SO4	d. NaCl và HCl
10. Làm cách nào để tách sắt ra khỏi hỗn hợp gồm Fe và Al?
a. Cho vào nước	b. Cho vào axit	c. Cho vào dung dịch bazo	d. Cho vào dd Al2(SO4)3
11. Cách sắp xếp nào sau đây biểu diễn chiều hoạt động kim loại giảm dần?
a. K, Mg, Al, Cu, Fe	b. K, Mg, Al, Fe, Cu	c. K, Al, Mg, Fe, Cu	d. K, Al, Fe, Mg, Cu
12. Dãy kim loại nào sau đây đều tác dụng được với Cu(NO3)2 tạo thành đồng kim loại?
a. Mg, Al, K, Fe	b. Pb, Fe, Na, Al	c. Fe, Mg, Al, Zn	d. Zn, Al, Ag, Ca
13. Phản ứng nào sau đây không phải phản ứng trao đổi?
a. Kim loại + axit	b. Axit + bazo	c. Axit + Muối	d. Bazo + Muối
14. Khí nào được tạo thành khi cho đồng phản ứng với axit sunfuric đặc nóng?
a. H2	b. SO2	c. CO2	d. SO3
15. Dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất CuSO4 dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dd FeSO4?
a. Mg	b. Zn	c. Fe	d. Al
16. Để bảo quản con dao bằng thép, biện pháp nào sau đây là đúng?
a. Sau khi dùng, rửa sạch, lau khô.	b. Cắt chanh rồi không rửa.
c. Ngâm trong nước lâu ngày.	d. Ngâm trong nước muối một thời gian.
17. Cho phương trình hóa học sau: x. Fe	+	y. O2	z. Fe3O4
Các giá trị x, y, z lần lượt là:
a.1, 3, 2	b. 1, 2 , 3	c. 2, 3, 1	d. 3, 2, 1
18. Cho phương trình hóa học sau: CaCO3	CaO	+	CO2
Nếu khối lượng CaCO3 là 100 g thì khối lượng CaO thu được là;
a. 44 g	b. 56 g	c. 66 g	70 g
19. Kim loại nào sau đây vừa phản ứng được với HCl và NaOH?
a. Fe	b. Na	c. Al	d. Ca
20. Phân bón nào sau đây là phân bón kép?
a. KNO3	b. NH4NO3	c. KCl	Ca3(PO4)2
B. TỰ LUẬN
Câu1. So sánh tính chất hóa học của bazo tan và bazo không tan? Viết phương trình hóa học minh họa cho mỗi tính chất.
Câu2. Trong dung dịch có thể đồng thời tồn tại các cặp chất sau đây không? Viết phương trình hóa học để giải thích?
a. K2SO4 và BaCl2	b. CuCl2 và NaOH	c. Na2CO3 và HCl	d. NaCl và KOH
Câu3. Viết các phương trình hoàn thành dãy chuyển đổi hóa học sau?
Fe	(1)	FeCl2	(2)	Fe(OH)2	(3)	FeSO4	(4)	Fe	(5)	FeCl3
Al	(1)	Al2O3	(2)	AlCl3	(3)	Al(OH)3	(4)	Al2O3	(5)	Al
CaCO3	 (1)	CaO	(2)	Ca(OH)2	(3)	CaCO3	(4)	CaCl2	(5)	Ca(NO3)2
Câu4. Dùng phương pháp hóa học phân biệt các hợp chất vô cơ sau:
Dung dịch HCl, NaOH, NaCl, Na2SO4.
Dung dịch HCl, NaOH, NaCl, Na2CO3.
Dung dịch H2SO4, HCl, NaCl, Na2SO4.
Câu5. Cho 1,68 lit khí SO2 (đktc) đi qua 1050 ml dung dịch Ca(OH)2 0,1 mol/l.
viết phương trình hóa học xảy ra.
Tính khối lượng các chất sau phản ứng.
Câu6. Trung hòa 200 ml axit HCl 0,5 M người ta dùng 200 ml dung dịch NaOH 1 M.
Viết phương trình hóa học xảy ra?
Sau phản ứng chất nào còn dư? Tính nồng độ mol/l của chất đó.
Câu7. Nhúng một thanh kẽm nặng 37,5 g vào 200 ml dung dịch đồng sunfat. Phản ứng xong lấy thanh kim loại ra rửa nhẹ, làm khô cân được 37,44 g.
Tính khối lượng kẽm đã phản ứng.
Tính nồng độ mol của dung dịch đồng sunfat ban đầu.
Câu8. Cho 300ml dung dịch Na2CO3 phản ứng với 200ml dung dịch CaCl2 thu được 15 g kết tủa CaCO3.
Viết phương trình hóa học xảy ra.
Tính nồng độ mol/l của các chất ban đầu.
Tính nồng độ mol/l của NaCl tạo thành.
Câu9. Cho một khối lượng mạt sắt dư vào 50 ml dung dịch HCl. Phản ứng xong thu được 3,36 lit khí (đktc).
viết phương trình phản ứng xảy ra?
Tính khối lượng mạt sắt tham gia phản ứng.
Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.
Câu10. Cho 400 gam dung dịch H2SO4 loãng tác dụng hết với 12,9 g hỗn hợp bột Zn và Cu thấy có 0,1 mol khí H2 (đktc) sinh ra.
Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
Tính nồng độ phần trăm của dung dịch muối thu được.
Câu11. Nêu tính chất hóa học của nhôm và sắt, so sánh tính chất hóa học của 2 kim loại đó.

File đính kèm:

  • docDE KT HKI.doc