Đề cương ôn tập thi giữa kì 2 môn Giáo dục công dân 12
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập thi giữa kì 2 môn Giáo dục công dân 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT BẮC NINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRUNG TÂM GDTX THUẬN THÀNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI GIỮA KÌ 2 MÔN GDCD 12 NĂM HỌC 2020 -2021 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (30 CÂU) Câu 1: Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó được tiến hành khi đủ căn cứ khẳng định ở đó có A. hoạt động tôn giáo. B. tranh chấp tài sản. C. người lạ tạm trú. D. tội phạm lẩn trốn. Câu 2: Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó không được tiến hành khi đủ căn cứ khẳng định ở đó chỉ có A. người đang bị truy nã. B. phương tiện gây án. C. bạo lực gia đình. D. tội phạm đang lẩn trốn. Câu 3: Việc khám xét chỗ ở của một người không được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo A. trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. B. chỉ đạo của cơ quan điều tra. C. yêu cầu của Viện Kiểm sát. D. yêu cầu của Câu 4: Công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở khi tự ý vào nhà người khác để A. thăm dò tin tức nội bộ. B. tiếp thị sản phẩm đa cấp. C. dập tắt vụ hỏa hoạn. D. tìm đồ đạc bị mất ừộm. Câu 5: Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó được tiến hành khi đủ căn cứ để khẳng định ở đó có A. công cụ gây án. B. hoạt động tín ngưỡng. C. tổ chức sự kiện. D. bạo lực gia đình. Câu 6: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? A. Tự ý mở điện thoại của bạn. B. Đe dọa đánh người. C. Tự ý vào nhà người khác. D. Tung ảnh nóng của bạn lên facebook. Câu 7: Tự tiện vào nhà của người khác là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về A. nơi cư trú. B. tự do cá nhân. C. nơi làm việc. D. bí mật đời tư. Câu 8: Anh B tự ý xông vào nhà anh N khám xét vì nghi ngờ anh N lấy trộm điện thoại của mình, hành vi này xâm phạm đến quyền nào dưới đây? A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. B. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự. C. Quyền được đảm bảo bí mật đời tư của công dân. 1 D. Quyền nhân thân của công dân. Câu 9: Ông L mất xe máy và khẩn cấp trình báo với công an xã. Ông L khẳng định anh T là người lấy cắp. Dựa vào lời khai của ông L, công an xã ngay lập tức xông vào nhà khám xét và bắt giữ anh T. Việc làm của công an xã là vi phạm đến quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. D. Quyền tự do cư trú của công dân. Câu 10: Nghi ngờ con trai mình sang nhà ông H để cá độ bóng đá, ông K đã tự ý xông vào nhà ông H để tìm con. Ông K đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Bất khả xâm phạm về thân thể. B. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự. Câu 11: Công dân được thực hiện quyền bầu cử trong trường hợp đang A. chấp hành hình phạt tù. B. công tác ngoài hải đảo. C. mất năng lực hành vi dân sự. D. bị tước quyền công dân. Câu 12: Cử tri được độc lập lựa chọn người trong danh sách ứng cử viên là thực hiện nguyên tắc bầu cử nào sau đây? A. Được ủy quyền. B. Trung gian. C. Bỏ phiếu kín. D. Gián tiếp. Câu 13: Trường hợp nào sau đây không có quyền bầu cử? A. Người đang đảm nhiệm chức vụ. B. Người mất năng lực hành vi dân sự. C. Người đang đi công tác xa. D. Người đang điều trị tại bệnh viện. Câu 14: Theo quy định của pháp luật, nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp thông qua quyền A. bầu cử và ứng cử. B. tự do ngôn luận, C. độc lập phán quyết. D. khiếu nại và tố cáo. Câu 15: Theo quy định của pháp luật, tại thời điểm tổ chức bầu cử, cử tri vi phạm nguyên tắc bầu cử khi A.chứng kiến việc niêm phong hòm phiếu. B.tìm hiểu thông tin ứng cử viên. C.công khai nội dung đã viết vào phiếu bầu. D.theo dõi kết quả bầu cử. Câu 16: Quyền nào dưới đây góp phần hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước và để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình. A. Tham gia quản lý nhà nước B. Khiếu nại tố cáo. C. Bầu cử và ứng cử D. Quản lý xã hội. 2 Câu 17: Quyền dân chủ nào của công dân dưới đây giúp nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước cùa mình thông qua các đại biểu và cơ quan quyền lực nhà nước? A. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội B. Bầu cử và ứng cử C. Khiếu nại và tố cáo D. Tự do ngôn luận Câu 18: Công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên thì có quyền tham gia bầu cử? A. 17 tuổi. B. 19 tuổi. C. 21 tuổi. D. 18 tuổi. Câu 19: Một trong những con đường để công dân thực hiện quyền ứng cử là tự A. quyết định. B. vận động. C. tranh cử. D. ứng cử. Câu 20: Cử tri nhờ người khác bỏ phiếu bầu của mình vào hòm phiếu trong kì bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây? A. Bỏ phiếu kín. B. Phổ thông. C. Trực tiếp. D. Bình đẳng. Câu 21: Quyền bầu cử và ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trên lĩnh vực A. văn hóa B. chính trị C. kinh tế D. xã hội Câu 22: Mỗi phiếu bầu cử đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử ? A. Trực tiếp. B. Phổ thông. C. Bỏ phiếu kín. D. Bình đẳng. Câu 23: Vào ngày bầu cử, gia đình V có việc phải đi ăn cỗ ở xa. V đã sang nhờ R – hàng xóm đi bỏ phiếu giúp cả nhà. Hành vi này đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây? A. Bình đẳng. B. Phổ thông. C. Bỏ phiếu kín. D. Trực tiếp Câu 24: Quan điểm nào dưới đây sai khi nói về quyền học tập của công dân? A. Quyền học tập không hạn chế. B. Quyền học bất cứ ngành, nghề nào. C. Quyền học thường xuyên, học suốt đời. D. Quyền học tập khi có sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền. Câu 25: Quan điểm nào dưới đây sai khi nói về quyền học tập của công dân? A. Mọi công dân đều có quyền học tập hạn chế. B. Mọi công dân đều có quyền học tập từ thấp đến cao. C. Mọi công dân đều có quyền học tập bất kì ngành nghề nào. D. Mọi công dân đều có quyền học tập suốt đời. Câu 26: Quyền học tập của công dân còn có ý nghĩa là mọi công dân đều A. bị cấm học ngành mà mình không thích. B. không có quyền học suốt đời. C. được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập. D. phải học tới một trình độ nhất định. 3 Câu 27: Chính sách miễn giảm học phí của Nhà nước ta đã tạo điều kiện giúp đỡ nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn được học tập. Điều này thể hiện điều gì? A. Công bằng xã hội trong giáo dục. B. Bất bình đẳng trong giáo dục. C. Định hướng đổi mới giáo dục. D. Chủ trương phát triển giáo dục Câu 28: Việc cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng cho học sinh là người dân tộc thiểu số đã thể hiện quyền bình đẳng về điều kiện gì? A. Điều kiện chăm sóc về thể chất. B. Điều kiện học tập không hạn chế. C. Điều kiện tham gia các hoạt động văn hóa.D. Điều kiện hưởng thụ các giá trị văn hóa. Câu 29: Công dân có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau và học ở các loại hình trường, lớp khác nhau là biểu hiện của quyền A. học thường xuyên, học suốt đời. B. học không hạn chế. C. học bất cứ nơi nào. D. bình đẳng về cơ hội học tập. Câu 30: Học thường xuyên, học suốt đời nghĩa là công dân được học bằng A. các phương tiện hiện đại. B. những cách thức thống nhất. C. nhiều hình thức khác nhau. D. những sở thích của mình. II. PHẦN TỰ LUẬN (5 câu ) Câu 1: Trình bày nguyên tắc bầu cử và ứng củ vào các cơ quan đại biểu của Hội Đồng Nhân dân? ( 2 điểm) Câu 2: Trình bày nội dung cơ bản của quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội? ( 5 điểm) Câu 3: Trình bày sự khác nhau cơ bản giữa quyền khiếu nại và tố cáo (2 điểm) Câu 4: Trình bày nội dung quyền tự do Ngôn luận? (3 điểm) Câu 5: Thế nào là quyền học tập của công dân? Trình bày nội dung quyền học tập của công dân? ( 5 điểm) 4
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_thi_giua_ki_2_mon_giao_duc_cong_dan12.docx