Đề cương ôn tập thi chất lượng học kỳ I năm học 2011- 2012 - Môn Sinh học Lớp 8 - Lý Đình Dũng

Chương I: Khái quát cơ thể người

1, Các phần, các cơ quan trong cơ thể

Cơ thể người gồm 3 phần: đầu, thân và tay chân

Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ hoành.

Cơ quan nằm trong khoang ngực: tim, phổi

Cơ quan nằm trong khoang bụng: dạ dày, ruột, gan, tụy, thận, bóng đái và cơ quan sinh sản.

Hệ cơ quan Các cơ quan trong từng hệ cơ quan Chức năng của hệ cơ quan

Hệ vận động Cơ và xương Vận động cơ thể

Hệ tiêu hóa Miệng, ống tiêu hóa, và các tuyến tiêu hóa Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể

Hệ tuần hoàn Tim và hệ mạch Vận chuyển chất dinh dưỡng, oxi tới các tế bào và vân chuyển chất thải, CO2

Hệ hô hấp Mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi Thực hiện trao đổi khí O2, CO2 giữa cơ thể và môi trường

Hệ bài tiết Thận, ống dẫn nước tiểu và bóng đái Bài tiết nước tiểu

Hệ thần kinh Não, tủy sống, dây thàn kinh và hạch thần kinh Tiếp nhận và trả lời các kích thích của môi trường, điều hòa hoạt động các cơ quan

2, Cấu tạo của tế bào:

Các bộ phận Các bào quan Chức năng

Màng sinh chất Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất

Chất tế bào Thực hiện các hoạt động sống của tế bào

 Lưới nội chất Tổng hợp và vận chuyển các chất

 Riboxom Nơi tổng hợp protein

 Ti thể Tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng

 Bộ máy Gôngi Thu nhận, hoàn thiện, phân phối sản phẩm

 Trung thể Tham gia quá trình phân chia tế bào

Nhân Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào

 Nhiễm sắc thể Là cấu trúc quy định sự hình thành protein, có vai trò quyết định trong di truyền

 Nhân con Tổng hợp ARN riboxom (rARN)

3, Mối quan hệ thống nhất về chức năng giữa màng sinh chất, chất tế bào và nhân tế bào:

- Màng sinh chất thực hiện trao đổi chất để tổng hợp nên những chất riêng của tế bào. Sự phân giải vật chất để tạo năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào được thực hiện nhờ ti thể. Nhiễm sắc thể qui định đặc điểm cấu trúc của protein được tổng hợp trong tế bào ở riboxom. Như vậy, các bào quan trong tế bào có sự phối hợp hoạt động để tế bào thực hiện chức năng sống

4, Chứng minh Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể:

- Chức năng của tế bào là thực hiện trao đổi chất và năng lượng cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Ngoài ra, sự phần chia tế bào giúp cơ thể lớn lên tới giai đoạn trưởng thành có thể tham gia vào quá trình sinh sản của cơ thể. Như vậy, mọi hoạt động sống của cơ thể đều liên quan đến hoạt động sống của tế bào nên tế bào còn là đợn vị chức năng của cơ thể.

5, Thành phần hóa học của tế bào: gồm chất vô cơ và hữu cơ:

- Hữu cơ: + Protein: Cacbon (C ), oxi (O), hidro (H) nito (N), lưu huỳnh (S), photpho (P), trong đó nito là nguyên tố đặc trưng cho chất sống.

+ Gluxit: gồn 3 nguyên tố là: C,H,O trong đó tỉ lệ H:O là 2H:1

+ Lipit: gồm 3 nguyên tố: C, H, O trong đó tỉ lệ H:O thay đổi theo từng loại lipit

+ Axit nucleic gồm 2 loại: ADN (Acid deoxyribonucleic) và ARN (AXIT RIBÔNUCLÊIC)

- Chất vô cơ: các loại muối khoáng như Canxi(Ca), kali (K), natri(Na), sắt (Fe), đồng (Cu)

 Mô biểu bì Mô liên kết Mô cơ Mô thần kinh

Đặc điểm cấu tạo Tế bào xếp xít nhau Tế bào nằm trong chất nền Tế bào dài, xếp thành từng bó Noron có thân nối với sợi trục và sợi nhánh

Chức năng Bảo vệ, hấp thụ, tiết ( mô sinh sản làm nhiệm vụ sinh sản) Nâng đỡ

( máu vận chuyển các chất) Co dãn, tạo nên sự vận động của các cơ quan và vận động của cơ thể Tiếp nhận kích thích, dẫn truyền xung thần kinh, xử lí thông tin, điều hòa các hoạt động các cơ quan

6, Mô là gì? Mô là tập hợp các tế bào chuyên hóa,có cấu trúc giống nhau, cùng thực hiện 1 chức năng nhất định.

7, So sánh mô biểu bì và mô liên kết về vị trí của chúng trong cơ thể và sự sắp xếp tế bào trong hai loại mơ đó:

 

doc25 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 645 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề cương ôn tập thi chất lượng học kỳ I năm học 2011- 2012 - Môn Sinh học Lớp 8 - Lý Đình Dũng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
òng tuần hoàn lớn
Tâm thất phải
Vòng tuần hoàn nhỏ
Tâm thất trái có thành cơ tim dày nhất. Tâm nhĩ phải có thành cơ tim mỏng nhất
Giữa các ngăn tim và giữa tim đi ra các động mạch ( động mạch chủ và động mạch phổi) đều có van bảo đảm cho máu chỉ vận chuyển theo 1 chiều nhất định
Cấu tạo của mạch máu:
các loại mạch máu
Sự khác biệt về cấu tạo
Giải thích
Động mạch
Thành có 3 lớp với lớp mô liên kết và lớp cơ trơn dày hơn của tĩnh mạch; lòng mạch hẹp hơn tĩnh mạch
thích hợp với chức năng dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc cao, áp lực lớn
Tĩnh mạch
Thành có 3 lớp nhưng lớp mô liên kết và lớp cơ trơn mỏng hơn của động mạch, Lòng rộng hơn của động mạch, Có van 1 chiều ở những nơi máu chảy ngược chiều trọng lực
Thích hợp với chức năng dẫn máu từ khắp tế bào của cơ thể về tim với vận tốc và áp lực nhỏ
Mao mạch
Nhỏ và phân nhiều nhánh, Thành mỏng, chỉ gồm 1 lớp biểu bì, Lòng hẹp
Thích hợp với chức năng tỏa rộng tới từng tế bào của các mô, tạo điều kiện cho sự trao đổi chất với các tế bào
Trong mỗi chu kì:
Tâm nhĩ làm việc 0.1s, nghỉ 0.7s
Tâm thất làm việc 0.3s, nghỉ 0.5s
Tim nghỉ ngơi toàn bộ là 0.4s
Tim co dãn theo chu kì.
Các pha trong 1 chu kỳ tim
Hoạt động của van trong các pha
Van nhĩ- thất
Van động mạch
sự vận chuyển của máu
Pha nhĩ co
Mở
Đóng
Từ tâm nhĩ vào tâm thất
Pha thất co
Đóng
Mở
Từ tâm thất vào động mạch
Pha dãn chung
Mở
Đóng
Từ tĩnh mạch vào tâm nhĩ rồi vào tâm thất
- Mỗi chu kì gồm 3 pha: pha nhĩ co, pha thất co, pha dãn chung
- Sự phối hợp hoạt động của các thành phần cấu tạo tim qua 3 pha làm cho máu được bơm theo 1 chiều từ tâm nhĩ vào tâm thất và từ tâm thất vào động mạch.
Hoạt động của các van trong sự vận chuyển máu:
Sự vận chuyển máu qua mạch:
Lực chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo 1 chiều trong hệ mạch được tạo ra từ: sự hoạt động phối hợp các thành phần cấu tạo của tim ( các ngăn tim và các van) và hệ mạch
Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển được qua tĩnh mạch về tim là nhờ các tác động chủ yếu nào?
sức đẩy tạo ra do sự co bóp của các cơ bắp quanh thành mạch
sức hút của lồng ngực khi ta hít vào thở ra
sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra
các van tĩnh mạch
Nguyên nhân làm cho tim phải tăng nhịp không mong muốn và có hại cho tim:
Cơ thể có 1 khuyết tật
Cơ thể bị 1 cú sốc: sốt cao, mất máu, mất nước
Sử dụng các chất kích thích
Nguyên nhân làm tăng huyết áp trong động mạch:
kết quả nhất thời của sự luyện tập TDTT, cơn sốt, sự tức giận
Một số vi khuẩn, virus có hại cho tim
Món ăn chứa nhiều mỡ động vật 
Đề ra các biện pháp bảo vệ tránh các tác nhân có hại cho tim, mạch:
Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn:
+ Không sử dụng các chất kích thích có hại như thuốc lá, heroin, rượu, doping..
+ Cần kiểm tra sức khỏe định kì hằng năm để phát hiện khuyết tật liên quan đến tim mạch sẽ được chữa trị kịp thời hay có chế độ hoạt động, sinh hoạt phù hợp theo lời khuyên của bác sĩ
+ Khi bị shock hoặc stress cần điểu chỉnh cơ thể kịp thời theo lời khuyên của bác sĩ
Khả năng làm việc của tim:
Các chỉ số
Trạng thái
Người bình thường
Vận động viên
Nhịp tim
Lúc nghỉ ngơi
75
40-60
( số lần/ phút)
Lúc hoạt động gắng sức
150
180-240
Lượng máu được bơm
Lúc nghỉ ngơi
60
75-115
của một ngăn tim (ml/lần)
Lúc hoạt động gắng sức
90
180-210
Chương IV: Hô Hấp
- Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và loại CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể
- Quá trình hô hấp bao gồm sự thở, trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào
Hô hấp có liên quan như thế nào với các hoạt động sống của tế bào và cơ thể? Hoặc Hô hấp có vai trò quan trọng ntn với cơ thể sống?
Hô hấp cung cấp O2 cho tế bào để tham gia vào các phản ứng tạo ATP cung cấp cho mọi hoạt động sống của cơ thể, đồng thời thải CO2 ra khỏi cơ thể
Sự thở có ý nghĩa gì với hô hấp?
- Sự thở giúp thông khí ở phổi, tạo điều kiện cho trao đổi khí diễn ra liên tục ở tế bào
Các cơ quan
Đặc điểm cấu tạo
Đường
dẫn
khí
Mũi
 -Có nhiều lông mũi: lọc tạp chất trong không khí
- Có lớp niệm mạc tiết chất nhày: làm ẩm ko khí
- Có lớp mao mạch dày đặc: làm ấm ko khí
Họng
Có tuyến amidan và tuyến VA có nhiều tế bào limpo: bảo vệ cơ thể
Thanh quản
Có nắp thanh quản( sụn thanh nhiệt) có thể cử động để đậy kín đường hô hấp: để thức ăn ko lọt vào đường hô hấp khi nuốt, và giúp phát âm
Khí quản
Có 15-20 vòng sụn khuyết xếp chồng lên nhau
Có lớp niêm mạc tiết chất nhày với nhiều lông rung chuyển động liên tục
Phế quản
Cấu tạo bởi các vòng sụn. Ở phế quản, nơi tiếp xúc các phế nang ko có các vòng sụn mà là các thớ cơ
Hai 
lá phổi
lá phổi phải
Bao ngoài 2 lá phổi là 2 lớp màng. Lớp ngoài dính với lồng ngực. Lớp trong dính với phổi. Chính giữa có chất dịch
lá phổi trái có 2 thùy
đơn vĩ cấu tạo là của phổi là các phế nang tập hợp thành từng cụm và được bao bởi mạng mao mạch dày đặc. Có tới 700-800 triệu phế nang
Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm ko khí vào phổi và đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi các tác nhân có hại?
Làm ẩm ko khí là do các lớp niêm mạc tiết chất nhày lót bên trong đường dẫn khí
Làm ấm ko khí là do có mạng mao mạch dày đặc , căng máu và ấm nóng dưới lớp niêm mạc, đặc biệt ở mũi và phế quản.
Tham gia bảo vệ phổi thì có:
+ Lông mũi giữ lại các hạt bụi lớn, chất nhày do lớp niêm mạc tiết ra giữ lại các hạt bụi nhỏ, lớp lông rung chuyển động liên tục quét chúng ra khỏi khí quản
+ Nắp thanh quản ( sụn thanh nhiệt) giúp đậy kín đường hô hấp cho thức ăn khỏi lọt vào khi nuốt
+ Các tế bào limpho ở các hạch amidan, VA có tác dụng tiết kháng thể để vô hiệun hóa các tác nhân gây bệnh 
Đặc diểm cấu tạo nào của phổi làm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí?
Bao ngoài 2 lá phổi là 2 lớp màng. Lớp trong dính với phổi và lớp ngoài dính với lồng ngực. Chính giữa có lớp dịch rất mỏng làm áp suất trong phổi là âm hoặc 0, làm cho phổi nở rộng và xốp
Có tới 700-800 triệu phế nang làm tăng bề mặt trao đổi khí lên lên tới 70-80 cm2
Nêu nhận xét về chức năng của đường dẫn khí và 2 lá phổi:
Chúc năng của đường dẫn khí: dẫn khí ra vào phổi, làm ấm, làm ẩm ko khí, bảo vệ phổi
Hai lá phổi giúp trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài
So sánh hệ hô hấp của người và hệ hô hấp của thỏ:
Giống nhau:
Đều có đường dẫn khí và 2 lá phổi
Đều nằm trong khoang ngực và ngăn cách với khoang bụng bởi cơ hoành
Trong đường dẫn khí đều có: Mũi, Họng, Thanh quản, Khí quản, Phế quản
Bao bọc 2 lá phổi có 2 lớp màng. Lớp ngoài dính với lồng ngực, lớp trong dính với phổi. Chính giữa là chất dịch.
Mỗi lá phổi đều được cấu tạo bởi các phế nang, tập hợp thành từng cụm, bao mỗi túi phổi là mạng mao mạch dày đặc
Khác nhau:
Đường dẫn khí ở người có thanh quản phát triển hơn về chức năng phát âm
Hãy giải thích câu nói: chỉ cần ngừng thở 3-5 phút thì máu qua phổi sẽ chẳng có O2 để mà nhận:
- Trong 3-5 phút ngừng thở, không khí trong phổi ngừng lưu thông, nhưng tim vẫn đập, máu ko ngừng lưu thông qua các mao mạch, trao đổi khí ở phổi cũng ko ngừng diễn ra, O2 trong ko khí ở phổi ko ngừng khuếch tán vào máu, CO2 ko ngừng khuếch tán ra. Bởi vậy, nồng độ O2 trong ko khí ở phổi hạ thấp tới mức ko đủ áp lực để khuếch tán vào máu nữa.
Các cơ xương ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động với nhau ntn để làm tăng thể tích lồng ngực khi hít vào và làm giảm thể tích lồng ngực khi thở ra?
Cơ liên sườn ngoài co làm tập hợp các xương sườn và xương ức có điểm tựa linh hoạt với cột sống, sẽ chuyển động theo 2 hướng: lên trên và ra 2 bên lồng ngực làm mở rộng ra 2 bên là chủ yếu
Cơ hoành co làm lồng ngực mở rộng thêm về phía dưới, ép xuống khoang bụng.
Cơ liên sườn và cơ hoành dãn làm lồng ngực thu nhỏ, trở về vị trí cũ.
Ngoài ra, còn có sự tham gia của 1 số cơ khác trong các trường hợp thở gắng sức.
Dung tích phổi khi hít vào, thở ra bình thường và gắng sức có thể phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Sự luyện tập
Tầm vóc
Giới tính
Tình trạng sức khỏe, bệnh tật
Giải thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào và thở ra:
Tỉ lệ % O2 trong khí thở ra thấp rõ rệt do O2 đã khuếch tán từ khí phế nang vào máu mao mạch
Tỉ lệ % CO2 trong ko khí thở ra cao rõ rệt là do CO2 đã khuếch tán từ máu mao mạch ra ko khí phế nang
Hơi nước bão hóa trong khí thở ra do đc làm ẩm bởi lớp niêm mạc tiết chất nhày phủ toàn bộ đường dẫn khí
Tỉ lệ % N2 trong ko khí hít vào và thở ra khác nhau ko nhiều, ở khí thở ra có cao hơn chút do tỉ lệ O2 bị hạ thấp hẳn. Sự khác nhau này ko có ý nghĩa sinh học.
Mô tả sự khuếch tán của 02 và CO2:
Trao đổi khí ở phổi:
Nồng độ oxi trong ko khí phế nang cao hơn máu mao mạch nên O2 bị khuếch tán từ từ ko khí phế nán vào máu
Nồng độ C02trong máu mao mạch cao hơn khí phế nang nên CO2 khuếch tán từ máu vào ko khí phế nang.
Trao đổi khí ở tế bòa:
Nồng độ 02 trong máu cao hơn tế bào nên 02 khuech tán từ máu vào tế bào
-Nồng độ CO2 trong tế bao cao hơn trong máu nên CO2 khuech tán tế nào vào máu
Tóm tắt quá trình hô hấp ở cơ thể người:
Nhờ hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho ko khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.
Trao đổi khí ở phổi bao gồm sự khuech tán 02 từ ko khí ở phế nang vào máu và CO2 từ máu vào ko khí phế nang
Trao đổi khí ở tế bào bao gồm sự khuech O2 từ máu vào tế bao và CO2 từ tế bào vào máu.
Hô hấp ở cơ thể và thỏ có gì giống và khác nhau?
Giống nhau:
Cũng gồm các giai đoạn thông khí ở phổi, trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào
Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào cũng theo cơ chế khuech tán từ nơi có nồng độ cao về nơi có nồng độ thấp
Khác nhau:
Ở thở, sự thông khí ở phổi chủ yếu do hoạt động của cơ hoành và lồng ngực, do bị ép giữa 2 chi trước nên ko dãn nở về phía 2 bên
Ờ người, sự thông khí ở phổi do nhiều cơ phối hợp hơn và lồng ngực dãn nở cả về phía 2 bên
Khi lao động hay chơi thể thao, nhu cầu trao đổi khí của cơ thể tăng cao, hoạt động hô hấp của cơ thể có thể biến đổi thế nào để đáp ứng nhu cầu đó?
hoạt động hô hấp của cơ thể biế

File đính kèm:

  • docON KY I SINH 8.doc
Giáo án liên quan