Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 7 – Học kì I

Câu 1 : Đặc điểm của trùng kiết lị và trùng sốt rét:

 

* Trùng kiết lị: Kích thước lớn hơn hồng cầu, có chân giả ngắn, không có không bào, nuốt hồng cầu, quá trình được thực hiện qua màng tế bào

- Trong môi trường kết bào xác vào ruột người chui ra khỏi bào xác bám vào thành ruột

 

* Trùng sốt rét: kích thước nhỏ hơn hồng cầu, không có cơ quan di chuyển, không có các không bào, dinh dưỡng thực hiện qua màng tế bào

- Trong tuyến nước bọt của muỗi vào máu người chui vào hồng cầu sống và phát triển phá vỡ hồng cầu

 

 Câu 2 : So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét:

 

 * Giống nhau: sống kí sinh , không có không bào, dinh dưỡng nhờ hồng cầu, thực hiện qua màng tế bào, đều gây bệnh nguy hiểm cho người, các bệnh này đều phòng chống được

 

 * Khác nhau:

 Trùng kiết lị Trùng sốt rét

-

- Kích thước lớn hơn hồng cầu - Kích thước nhỏ hơn hồng cầu

- Kí sinh ngoài hồng cầu - kí sinh trong hồng cầu

- Sống ở ruột người - Sống trong máu người

- Có chân giả ngắn - Không có cơ quan di chuyển

- Nuốt hồng cầu - Lấy chất dinh dưỡng từ hồng cầu

- Không trao đổi vật chủ - Có trao đổi vật chủ

 

Câu 3: Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh:

 

 Động vật nguyên sinh có đặc điểm:

- Cơ thể chỉ là một tế bào đảm nhận mọi chức năng sống

- Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng

- Sinh sãn vô tính theo kiểu phân đôi

- Di chuyển bằng chân giả, roi bơi hay lông bơi hoặc tiêu giảm

 

 Câu 4: Vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh:

 * Có lợi:

 

- Làm sạch môi trường: Trùng biến hình, trùng giày, trùng roi, trùng chuông

- Làm thức ăn cho động vật khác: Trùng biến hình, trùng nhảy

- Ý nghĩa về địa chất: Trùng phóng xạ

 

 

doc5 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 612 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 7 – Học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC LỚP 7 – HỌC KÌ I
 *****
Câu 1 : Đặc điểm của trùng kiết lị và trùng sốt rét:
* Trùng kiết lị: Kích thước lớn hơn hồng cầu, có chân giả ngắn, không có không bào, nuốt hồng cầu, quá trình được thực hiện qua màng tế bào
Trong môi trường kết bào xác vào ruột người chui ra khỏi bào xác bám vào thành ruột 
* Trùng sốt rét: kích thước nhỏ hơn hồng cầu, không có cơ quan di chuyển, không có các không bào, dinh dưỡng thực hiện qua màng tế bào
- Trong tuyến nước bọt của muỗi vào máu người chui vào hồng cầu sống và phát triển phá vỡ hồng cầu
 Câu 2 : So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét:
 * Giống nhau: sống kí sinh , không có không bào, dinh dưỡng nhờ hồng cầu, thực hiện qua màng tế bào, đều gây bệnh nguy hiểm cho người, các bệnh này đều phòng chống được
 * Khác nhau:
 Trùng kiết lị Trùng sốt rét 
Kích thước lớn hơn hồng cầu	 - Kích thước nhỏ hơn hồng cầu
Kí sinh ngoài hồng cầu - kí sinh trong hồng cầu
Sống ở ruột người - Sống trong máu người
Có chân giả ngắn - Không có cơ quan di chuyển
Nuốt hồng cầu - Lấy chất dinh dưỡng từ hồng cầu
Không trao đổi vật chủ - Có trao đổi vật chủ
Câu 3: Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh:
 Động vật nguyên sinh có đặc điểm:
Cơ thể chỉ là một tế bào đảm nhận mọi chức năng sống
Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng
Sinh sãn vô tính theo kiểu phân đôi
Di chuyển bằng chân giả, roi bơi hay lông bơi hoặc tiêu giảm
 Câu 4: Vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh:
 * Có lợi:
Làm sạch môi trường: Trùng biến hình, trùng giày, trùng roi, trùng chuông
Làm thức ăn cho động vật khác: Trùng biến hình, trùng nhảy
Ý nghĩa về địa chất: Trùng phóng xạ
 * Có hại: 
Gây bệnh cho động vật: Trùng cầu, trùng bào tử
Gây bệnh cho người: Trùng roi máu, trùng kiết lị, trùng sốt rét
Câu 5: Cấu tạo giun đũa - vòng đời phát triển: 
 * Cấu tạo
Hình trụ dài 25cm.
Thành cơ thể: Biểu bì cơ dọc phát triển.
Chưa có khoang cơ thể chính thức
ống tiêu hóa thẳng: Chưa có hậu môn.
Tuyến sinh dục dài cuộn khúc 
Lớp cuticun làm căng cơ thể 
Di chuyển hạn chế
Cơ thể cong duỗi: chui rúc.
Dinh dưỡng: Hút chất dinh dưỡng nhanh và nhiều.
 * Vòng đời phát triển của giun đũa:
 Giun đũa → Đẻ trứng → ấu trùng trong trứng → thức ăn sống → ruột non (ấu trùng) → máu, gan, tim, phổi→giun đũa (ruột người)
Câu 6: Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống trong đất :
Cơ thể gồm nhiều đốt, trên mỗi đốt có một vành tơ kết hợp với các phần cơ thể phình duỗi xen kẽ giúp giun đốt di chuyển được
Trong lớp mô bì có tế bào tiết ra chất nhầy làm da luôn trơn giúp giun dễ di chuyển và hô hấp qua da
Vòi miệng vươn ra như mũi dùi thích hợp cho việc đào xới đất
 * Vì sao mưa nhiều giun đất lại chui lên mặt đất ?
 Khi mưa nhiều đất ngâp nước làm giảm lượng khí oxy ở trong đất, nên giun đất chui lên mặt đất để hô hấp
 * Lợi ích của giun đất đối với đất trồng
 Làm cho đất tơi xốp hơn, không khí hoà tan trong đất nhiều hơn giúp rễ cây nhận được ôxy nhiều hơn
 Phân giun đất làm tăng tính chịu nước, tăng lượng mùn cho đất
 * Nêu cấu tạo trong của giun đất:
 Giun đốt có cơ quan tiêu hoá phân hoá, hô hấp qua da, có hệ tuần hoàn kín và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. Giun đất lưỡng tính, khi sinh sản chúng ghép đôi. Trứng được thụ tinh phát triển trong kén để thành giun non
 * Giun đất di chuyển như thế nào?
Giun chuẩn bị bò
Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi
Dùng toàn thân và vòng tơ làm chỗ dựa, vươn đầu về phía trước
Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi
Câu 7: đặc điểm chung của ngành giun đốt 
Cơ thể phân đốt, có thể xoang 
Ống tiêu hoá phân hoá
Có xuất hiện hệ tuần hoàn
Di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ của thành cơ thể
Hô hấp qua da hay mang
Câu 8 : Nêu tên các đại diện ngành giun đốt và vai trò của chúng
Làm thức ăn cho con người: rươi
Làm thức ăn cho động vật khác: giun đất, giun đỏ , rưoi
Làm thức ăn cho cá: giun đất, giun đỏ
Có hại cho người và người: đỉa, sâu đất
Câu 9: Để nhận biết các đại diện thuộc ngành giun đốt ta dựa vào đặc điểm nào?
Dựa vào hình dạng ngoài: đa số phân đốt
Dựa vào cơ quan di chuyển và hình thức di chuyển
Đặc điểm lối sống, môi trường sống
Đặc điểm sinh sản
Câu 10: Nêu cấu tạo ngoài và di chuyển của châu chấu: 
 - Cơ thể gồm 3 phần:
Đầu: Râu, mắt kép, cơ quan miệng.
Ngực: 3 đôi chân. 2 đôi cánh
Bụng: nhiều đốt mỗi đốt có một đôi lỗ thở
 -Di chuyển: Bò, bay, nhảy.
 Câu 11: Cấu tạo trong của châu chấu:
Hệ tiêu hoá: có ruột tịt tiết dịch vị vào dạ dày và nhiều ống bài tiết lọc chất thải đỗ vào ruột sau để theo phân ra ngoài
Hệ hô hấp: có hệ thống ống khí xuất phát từ các lỗ thở ở hai bên thành bụng
Hệ tuần hoàn: tim hình ống gồm nhiều ngăn ở mặt lưng, hệ mạch hở
Hệ thần kinh: dạng chuỗi hạch, có hạch não phát triển
 Câu 12: Đặc điểm chung của lớp sâu bọ:
Cơ thể có 3 phần: Đầu, ngực, bụng
Phần đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh
Hô hấp bằng ống khí
Phát triển qua biến thái
 Câu 13: Vai trò thực tiễn của sâu bọ
 - Ích lợi:làm thuốc chữa bệnh, làm thực phẩm, thụ phấn cho cây trồng, diệt sâu hại khác
 -Tác hại:động vật trung gian gây bệnh, gây hại cho cây trồng
 Câu 14: Đặc điểm của ngành chân khớp
 - Có vỏ kitin che chở bên ngoài và làm chỗ bám cho cơ
 - Phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau
 -Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác
 Câu 15: Vai trò thự tiễn của ngành chân khớp:
 * Lợi ích: Cung cấp thực phẩm cho con người, là thức ăn của động vật khác, làm nguồn thuốc chữa bệnh, thụ phấn cho cây trồng, làm sạch môi trường 
 * Tác hại: Làm hại cây trồng, làm hại cho nông nghiệp, hại đồ gỗ tàu thuyền , là vật trung gian truyền bệnh
 Câu 16: Đặc đểm cấu tạo ngoài cá chép thích nghi môi trường sống:
 Cá là động vật có xương sống thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước:
 + Thân hình thoi gắn liền với đầu thành khối vững chắc
 + vảy xương xếp lợp như mái ngói được phủ một lớp da tiế chất nhầy
 + Bơi bằng vây hô hấp bằng mang
 + Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
 + Thụ tinh ngoài
 + Là động vật biến nhiệt
 Câu 17 : Cấu tạo trong của cá chép:
 * Hệ tiêu hóa: Có sự phân hóa :
 - Các bộ phận:
 + ống tiêu hóa: Miệng→ hầu → thực quản→ dạ dày→ ruột → hậu môn
 + Tuyến tiêu hóa: Gan mật tuyến ruột 
 - Chức năng: biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng, thải chất cặn bã
 - Bóng hơi thông với thực quản→ giúp cá chìm nổi trong nước.
 * Hô hấp: 
 Cá hô hấp bằng mang, lá mang là những nếp da mỏng có nhiều mạch máu→ trao đổi khí.
 * Tuần hoàn:
 - Tim 2 ngăn: 1 tâm nhĩ, 1 tâm thất.
 - Một vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể: đỏ tươi.
 * Bài tiết: 
 2 dải thận màu đỏ, nằm sát sống lưng→ lọc từ máu các chất độc để thảI ra ngoài
 * Thần kinh và các giác quan của cá
 - Hệ thần kinh:
 + Trung ưng thần kinh: não, tủy sống
 + Dây thần kinh: đI từ trung ưng thần kinh đến các cơ quan
 - Não gồm 5 phần
 - Giác quan: mắt, mũi, cơ quan đường bên

File đính kèm:

  • docDe cuong on tap HKI sinh 7 rat hay.doc