Đề cương ôn tập môn Địa lý

Câu 1:

*Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp :

- 18/6/1919 các nước đế quốc họp ở Véc-xai để chia lại thị trương thế giới, Nguyễn Ái Quốc gửi bản yêu sách đòi quyền tự do dân chủ, quyền bình đẳng và tự quyết của dân tộc Việt Nam.

=> Những yêu sách đó tuy không được chấp nhận, nhưng việc làm của Nguyễn Ái Quốc có tiếng vang lớn đối với nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp, và nhân dân các thuộc địa Pháp

-Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc được Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin

=>Luận cương của Lê-nin khẳng định lập trường của Quốc tế cộng sản là kiên quyết ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Dương.Vì vậy, Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn tin theo Lê-nin, đứng về Quốc tế thứ Ba.

-Tháng 12/1920 tại đại hội của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ Ba và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp.

=>Đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, chuyển từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác- Lê-nin

- Năm 1921 Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pa-ri

=> Để đoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân.

- Nguyễn Ái Quốc tham gia xây dựng báo “Người cùng khổ” vào năm 1922. Nguyễn Ái Quốc còn viết nhiều bài đăng trên báo “Nhân đạo”, “ Đời sống công nhân”.Tiêu biểu nhất là cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp”

 

doc10 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1120 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn Địa lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n ta chặn đánh trên đường số 4, hai cánh quân ở Cao Bằng và Thất Khê bị thiệt hại nặng nên không thể liên lạc được với nhau. Đến lượt Thất Khê bị uy hiếp thì quân Pháp tiến hành rút về Na Sầm rồi Lạng Sơn, cuối cùng là rút khỏi đường số 4 vào 22/10/1950.
§Kết quả: Sau hơn 1 tháng chiến đấu trên biên giới (16/9 - 22/10/1950), quân ta đã giải phóng được biên giới Việt-Trung dài 750 km từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân. “Hành lang Đông-Tây” bị chọc thủng tại Hòa Bình.
§Ý nghĩa: Thế bao vây cả trong lẫn ngoài của địch đối với căn cứ địa Việt-Bắc bị phá vỡ. Kế hoạch Rơ-ve bị phá sản. Thắng lợi của chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 đã mở đầu giai đoạn quân ta giành quyền chủ động trên chiến trường Bắc Bộ. Chứng minh sự trưởng thành, lớn mạnh của quân đội ta.
*) Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954:
§Diễn biến: Chiến dịch diễn ra từ 13/3/1954 đến 7/5/1954 và được chia làm 3 đợt:
 	+Đợt 1: quân ta tấn công vào Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.
	+Đợt 2: quân ta tiến công tiêu diệt các căn cứ phía đông phân khu trung tâm.
	+Đợt 3: quân ta đồng loạt tiến công tiêu diệt các căn cứ còn lại của phân khu trung tâm và tiêu diệt hoàn toàn phân khu Nam. Chiều 7/5/1954, quân ta tấn công vào sở chỉ huy địch. 17h30’, Tướng Đờ Ca-xtơ-ri cùng toàn bộ Ban tham mưu địch ra đầu hàng.
§Kết quả: quân ta đã tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm của địch, loại ra khỏi vòng chiến đấu 16 200 tên địch, tiêu diệt và tịch thu các loại phương tiện chiến tranh, bắn rơi và bắn cháy 62 máy bay các loại.
§Ý nghĩa: Chiến dịch Điện Biên Phủ, đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân (1953-1954) là thắng lợi lớn nhất, oanh liệt nhất, tiêu biểu cho tinh thần chiến đấu anh hùng, bất khuất của dân tộc ta. Chiến thắng kết hợp với Hiệp định Giơ-ne-vơ(1954) đã kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ 2 của TD Pháp. Góp phần cổ vũ tinh thần giải phóng dân tộc với các nước thuộc địa.
*) Ý nghĩa và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống TD Pháp thắng lợi 1945-1954:
§Ý nghĩa: Thắng lợi của cuộc kháng chiến đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của TD Pháp và ách thống trị thực dân trong gần 1 thế kỉ trên đất nước ta. Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, tiến lên giai đoạn CM xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở để giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.
	Thắng lợi của cuộc kháng chiến đã giáng một đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược và âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau CTTG 2, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng và cổ vũ tinh thần mạnh mẽ cho phong trào giải phóng dân tộc ở các nước trên thế giới (đặc biệt là các nước Châu Á, Châu Phi, Mĩ La-Tinh..)
§Nguyên nhân thắng lợi: 
Cuộc kháng chiến chống TD Pháp thắng lợi nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng mà đứng đầu là chủ tịch HCM, với đường lối chính trị, quân sự và đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
Cuộc kháng chiến thắng lợi trong điều kiện có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước, có Mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố và mở rộng, có lực lượng vũ trang 3 thứ quân được hình thành và không ngừng lớn mạnh, có hậu phương rộng lớn được xây dựng vững chắc về mọi mặt.
Cuộc kháng chiến của nhân dân ta được tiến hành trong liên minh 3 nước Đông Dương cùng chống kẻ thù chung, được đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân khác, của nhân dân Pháp và loài người tiến bộ.
Câu 12: *)Những nét chính về Hiệp định Giơ-ne-vơ: Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương chính thức khai mạc vào 8/5/1954 và bắt đầu thảo luận về vấn đề lập lại hoà bình ở Đông Dương. Tham dự Hội nghị có Anh, Pháp, Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc và các nước có liên quan ở Đông Dương. Đoàn VN do Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn. Cuộc đấu tranh trên bàn Hội nghị diễn ra rất gay gắt và phức tạp do lập trườn ngoan cố của Pháp và Mĩ. Đến 21/7/1954, Chính phủ VN Dân chủ Cộng hoà kí Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm giứt chiến tranh ở Đông Dương. Hiệp định có nội dung cơ bản như sau:
	+Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân 3 nước VN, Lào, Cam-pu-chia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
	+Hai bên tham chiến (lực lượng kháng chiến ở các nước Đông Dương và lực lượng xâm lược Pháp) cùng ngừng bắn, lập lại hoà bình trên Đông Dương.
	+Hai bên tham chiến thực hiện cuộc di chuyển, tập kết quân đội tại 2 vùng: quân đội cách mạng VN và quân đội xâm lựơc Pháp tập kết ở 2 miền Bắc và Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời.
	+VN tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử trong cả nước, sẽ diễn ra vào 7/1956 dưới sự kiểm soát của 1 Uỷ ban quốc tế..
*) Ý nghĩa: Hiệp định Giơ-ne-vơ cùng chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử đã chấm dứt chiến tranh xâm lược của TD Pháp và can thiệp của Mĩ ở VN và Động Dương. Hiệp định Giơ-ne-vơ là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận quyền dân tộc cơ bản của các nước Đông Dương và được các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng. Với Hiệp định Giơ-ne-vơ, Pháp buộc phải rút hết quân về nước, Mĩ thất bại trong âm mưu mở rộng, kéo dài và quốc tế hoá chiến tranh xâm lược Đông Dương; Miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn CM xã hội chủ nghĩa.
Câu 13: Chiến đấu chống Chiến lược Chiến tranh đặc biệt, Chiến tranh cục bộ và VN hoá chiến tranh của Mĩ.
*) Chiến đấu chống Chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mĩ (1961-1965):
- Thực chất là Mĩ thực hiện âm mưu dùng người Việt để đánh người Việt. Mĩ sử dụng lực lượng quân đội tay sai, do cố vấn Mĩ làm chỉ huy, cùng với các loại vũ khí, trang bị kĩ thuật và các phương tiện chiến tranh của Mĩ. Trọng tâm của chúng là lập “ấp chiến lược”, đi đến “bình định” miền Nam.
-Chiến đấu chống chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mĩ: Quân ta đấu tranh dưới ngọn cờ lãnh đạo của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam VN. Kết hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang; nổi dậy tấn công ở cả 3 vùng rừng núi, đồng bằng và đô thị bằng 3 mũi giáp công là quân sự, chính trị và binh vận; với lực lượng 3 thứ quân : bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Chiến sự diễn ra như sau:
	Năm 1962, quân ta đánh bại nhiều cuộc càn quét quân địch ở chiến khu D, căn cứ U Minh, Tây Ninh...
	Ở mặt trận chống phá “bình định”, ta và địch giằng co lập và phá “ấp chiến lược” .
	Bước vào năm thứ 3 của cuộc chiến đấu chống chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mĩ, quân ta dành được thắng lợi lớn ở Ấp Bắc (Mĩ Tho) vào 2/1/1963/
	Ở đô thị, ngày 8/5/1963, hai vạn tăng ni, phật tử Huế biểu tình phản đối chính quyền Sài Gòn cấm treo cờ Phật. Ngô Đình Diệm ra lệnh đàn áp, làm hàng chục Phật tử chết và bị thương. Một làn sóng ủng hộ phong trào Phật tử Huế lan rộng ra toàn quốc, mạnh nhất là ở Sài Gòn. Ngày 11/6/1963, ngay trên đường phố Sài Gòn hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính quyền Sài Gòn, gây xúc động mạnh cho nhân dân. Ngày 16/6/1963, một cuộc biểu tình lớn với sự tham gia của 70 vạn quần chúng Sài Gòn đã làm rung chuyển chế độ Sài Gòn. Trước tình hình đó, Mĩ buộc phải thay Diệm. Ngày 1/11/1963, Mĩ chỉ đạo các tướng lĩnh trong quân đội do Dương Văn Minh cầm đầu lật đổ chính quyền của 2 anh em Diệm-Nhu với hi vọng ổn định tình hình.
Phối hợp với đấu tranh chính trị của quân chúng, lực lượng quân giải phóng liên tiếp mở ra những chiến dịch với quy mô lớn, tiêu biểu là chiến dịch Đông-Xuân 1964-1965 trên các chiến trường miền Nam và miền Trung.
*) Chiến đấu chống chiến lược Chiến tranh cục bộ của Mĩ (1965-1968):
-Thực chất là chiến lược chiến tranh mà Mĩ thực hiện ở miền Nam VN. Lực lượng chủ yếu là quân đội Mĩ, kết hợp với quân đồng minh và quân đội Sài Gòn. Mục địch của chúng là “tìm diệt” và đi đến “bình định”.
-Chiến đấu chống chiến lược Chiến tranh cục bộ của Mĩ: Quân và dân ta dành được thắng lợi ở Vạn Tường (Quảng Ngãi) vào ngày 18/8/1965. Từ đó mở đầu cho cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng nguỵ mà diệt” trên khắp miền Nam. Sau đó, quân ta tiếp tục liên tiếp bẻ gãy nhiều cuộc tấn công cuả địch vảo hai mùa khô 1965-1966, 1966-1967 ở Đông Nam Bộ, đồng bằng liên khu V, căn cứ Dương Minh Châu (Bắc Tây Ninh)... Phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân lên cao, đòi Mĩ cút, đòi tự do dân chủ.
§Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968: Trọng tâm là tấn công vào các đô thị lớn ở toàn miền Nam. Mục đích là dành được chính quyền về tay nhân dân, buộc Mĩ phải chấp nhận đàm phán với ta. Quân ta mở cuộc tiến công vào đêm30, rạng sáng 31/ 1/1968 (đêm giao thừa Tết Mậu Thân). Quân ta mở cuộc tấn công vào 37 trong số 44 tỉnh thành, 4 trong số 6 đô thị lớn, 64 trong số 242 quận lị, ở hầu khắp các “ấp chiến lược”, các vùng nông thôn. Tại Sài Gòn, quân ta đánh vào các vị trí đầu não của địch như toà Đại sứ Mĩ, Dinh Độc Lập, Bộ tổng tham mưu quân đội Sài Gòn, Đài phát thanh, sân bay Tân Sơn Nhất...
=> Ý nghĩa: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 có ý nghĩa vô cùng to lớn, làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố “Phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược (tức thừa nhận thất bại trong chiến lược Chiến tranh cục bộ ), chấm dứt vô điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận đàm phán với ta ở Pa-ri để bàn về vấn đề chấm dứt chiến tranh.
*) Chiến đấu chống chiến lược VN hoá chiến tranh và Đông Dương hoá chiến tranh của Mĩ (1969-1973).
- Thực chất là âm mưu Mĩ dùng người Việt để đánh người Việt, dùng người Đông Dương để đánh người Đông Dương. Chúng sử dụng lực lượng chủ yếu là quân đội Sài Gòn kết hợp với hoả quân và không quân Mĩ do cố vấn Mĩ làm chỉ huy, sử dụng lực lượng xung kích Đông Dương để mở rộng chiến tranh ra Đông Dương.
-Chiến đấu chống chiến lược VN hoá chiến tranh và Đông Dương hoá chiến tranh: Ngày 6/6/1969, Chính phủ CM lâm thời cộng hoà miền Nam VN ra đời. Trước tình hình cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang trên đà thắng lợi thì ngày 2/9/1969, Chủ tịch HCM đột ngột qua đời, để lại cho dân tộc ta bản di chúc lịch sử. Nhân dân ta biến đau thương thành sức mạnh, quyết tâm ra sức đẩy mạnh kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. Trong 2 năm 1970-1971, quân và dân 3 nước VN, Lào, Cam-pu-chia có những thắng lợi có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với m

File đính kèm:

  • docde cuong on tap dia ly.doc