Đề cương Ôn tập môn Địa lí Lớp 9 - Phần kinh tế vùng
I. Trung du và miền núi Bắc bộ
1. Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa đối với phát triển kinh tế xã hội
- Vị trí: Phía bắc của đất nước. Phía bắc giáp Trung Quốc, đông giáp vịnh bắc bộ, tây giáp Lào, nam giáp đồng bằng sông Hồng; Lãnh thổ: chiếm 1/3 diện tích cả nước (100.965 km2); dân số 11,5 triệu người (năm 2002).
+ Ý nghĩa: Thuận tiện giao lưu với nước ngoài và các vùng trong nước.
2. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế-xã hội
- Đặc điểm: Địa hình chia làm hai tiểu vùng có địa hình khác nhau:
+ Tây bắc: núi cao, chia cắt sâu, địa hình hiểm trở; khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông ít lạnh. Thế mạnh phát triển thủy điện (Hòa Bình, Sơn La.). Trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn (cao nguyên Mộc Châu)
+ Đông bắc: Núi trung bình và núi thấp, có nhiều dãy núi hình cánh cung (CC sông Gâm, Bắc Sơn.). Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh. Thế mạnh: Khai thác khoáng sản: Than (Quảng Ninh, Sắt (Thái Nguyên.). Trồng rừng, cây công nghiệp, dược liệu, rau quả. Du lịch sinh thái: Sa Pa (Lào Cai), hồ Ba Bể (Bắc Cạn). Kinh tế biển: nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản và du lịch vinh Hạ Long,.
+ Khó khăn: Địa hình bị chia cắt khó khăn giao thông đi lại, thời tiết diễn biến thất thường (Mùa đông rét đậm, rét hại; úng, lụt, sạt lở đất, sói mòn, lũ quét ảnh hưởng đến đời sống con người).; khoáng sản nhiều nhưng trữ lượng nhỏ, điều kiện khai thác phức tạp.
3. Đặc điểm dân cư xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng
+ Đặc điểm: Là địa ban cư trú xen kẽ nhiều dân tộc ít người (Thái, Mông, Dao. ở Tây bắc; Tày, Nùng, Dao, Mông ở Đông bắc). Người Kinh cư trú ở hầu hết các địa phương
+ Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giưa Đông bắc và Tây bắc, Đông bắc dân trí phát triển hơn Tây bắc. Đời sống các dân tộc bước đầu đang được cải thiện nhờ công cuộc đổi mới đất nước của Đảng.
+ Thuận lợi: Đồng bào có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất: Canh tác trên đất dốc (Làm ruộng bậc thang), trồng cây công nghiệp, dược liệu, trồng rau quả phù hợp với khí hậu của vùng (cây ôn đới, cận nhiệt đới: mận, mơ, cam, hồi.)
+ Khó khăn: Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, thu nhập bình quân thấp.
Trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật còn hạn chế.
4. Thế mạnh kinh tế của vùng.
h tế-xã hội của vùng + Đặc điểm: Dân số đông: 17,5 triệu người, mật độ dân số cao nhất nước: 1179 người/km2 (năm 2002); vùng có nhiều lao động có kỹ thuật. + Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, nhiều lao động có trình độ, có kinh nghiệm trong sản xuất, có chuyên môn kĩ thuật cao. Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước (hệ thổng đê sông, đê biển; đường giao thông, trường học.... hoàn thiện). Có một số thành thị hình thành từ lâu đời (Hà Nội, Hải Phòng). + Khó khăn: Dân số đông gây sức ép đối với phát triển kinh tế-xã hội (Việc làm, đi lại, học tập, ăn ở, chữa bệnh, sinh hoạt, vui chơi... gặp khó khăn). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. 4. Tình hình phát triển kinh tế. + Công nghiệp: Hình thành sớm và phát triển mạnh trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Giá trị sản xuát công nghiệp tăng mạnh: 18,3 nghìn tỷ đồng (năm 1995) tawg lên 55,2 nghìn tỷ đồng (năm 2002) tăng 36,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 21% GDP công nghiệp cả nước. Phần lớn giá trị sản xuất coongnghieepj tập trung ở Hà Nội và Hải Phòng. Các ngành Công nghiệp trọng điểm là: Chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp cơ khí.... + Nông nghiệp: - Trồng trọt: Đứng thứ hai cả nước về diện tích và tổng sản lượng lương thực,đứng đầu đứng đầu cả nước về năng xuát lúa (năng xuất lúa đạt 56,4 tạ/ha, trong khi đồng bằng sông Cửu Long 46,2 ta/ha (năm 2002). Phát triển cây ưa lạnh đem lại giá trị kinh tế cao: Ngô đông, khoai tây, su hào... trồng xen canh. Vụ đông trở thành vụ sản xuất chính ở một số địa phương vùng này tác dụng: Đem lại thu nhập cao cho người lao động, tận dụng diện tích, quay vòng đất, sử dụng lao động nhà dỗi tại địa phương... - Chăn nuôi: Phát triển đàn lợn: Chiếm tỷ trọng lớn nhất nước (27,2% năm 2002), chăn nuôi bò (đặc biệt là chăn nuôi bò sữa) đang phát triển. Chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi thủy sản đang phát triển. + Dịch vụ: Giao thông vận tải sôi động, thu đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng là hai đầu mối giao thông vận tải quan trọng (Quốc lộ 5...). Du lịch: Hà Nội, Hải Phòng là hai trung tâm du lịch lớn ở phía bắc. Nơi đây có nhiều địa danh du lịch hấp dẫn: Chùa Hương, Cúc Phương, Đồ Sơn, Cát Bà.... Bưu chính, viễn thông là nghành phát triển mạnh. Hà Nội là trung tâm thông tin, tư vấn, chuyển giao công nghệ của cả nước, đồng thời là trung tâm tài chính, ngân hàng lớn của nước ta 5. Các trung tâm kinh tế lớn, vai trò của vùng kinh tế trọng điểm + Hai thành phố, trung tâm kinh tế lớn: Hà Nội, Hải Phòng + Tam giác kinh tế: Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh + Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc => Vai trò: tạo cơ họi cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoám hiện đại hóa, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động của cả hai vùng ĐBSH, TD&MNBB. III. Vùng Bắc Trung bộ 1. Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa đối với phát triển kinh tế xã hội - Vị trí địa lý, giới hạn: Lãnh thổ hẹp bề ngang. Phía Bắc: Giáp ĐBSH và TDMNBB, phía Tây: Giáp Lào, phía Đông: giáp Vịnh Bắc Bộ, phía Nam: giáp DHMTB - Ý nghĩa: Là cầu nối giữa miền Bắc và miền Nam, là cửa ngõ của các nước lãng giềng (Lào, Thái Lan...) ra biển Đông và ngược lại, là cửa ngõ hành lang Đông-Tây của các nước tiểu vùng sông Mê Công. 2. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế-xã hội của vùng - Đặc điểm: Thiên hiên có sự phân hóa giữa phía bắc và phía nam dãy núi Hoành Sơn. Từ tây sang đông các tình đều lần lượt có: núi, gò đồi, đồng bằng, biển và hải đảo - Thuận lợi: Có một số tài nguyên quan trọng: (rừng: phía bắc Hoành Sơn chiếm 61% diện tích, khoáng sản: Sắt: Thạch Khê (Hà Tĩnh), Crôm (Thanh Hóa)... Di lịch: Sầm Sơn, Cửa Lò...., Quê Bác.... thuận lợi phát triển nền kinh tế đa ngành - Khó khăn: Thiên tai thường xẩy ra: Bào. lũ, hạn hán, gió nóng tây nam, cát bay... Vấn đề đạt ra là phải trồng rừng chắn cát có hiệu quả. 3. Đặc điểm dân cư xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng - Đặc điểm: Là địa bàn cư trú của 25 dân tộc, phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt từ tây sang đông. Phía đông: Chủ yếu người Kinh -> Hoạt động kinh tế: Sản xuất lượng thực, cây công nghiệp, đánh bắt và nuôi trổng thủy sản, sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ... Phía tây: Chủ yếu là dân tộc thiểu số: Thái, Mường, Tày. Mông -> Hoạt động kinh tế: Nghề rừng, trồng cây công nghiệp, canh tác nương rẫy, chăn nuôi trâu, bò đàn... - Thuận lợi: Lực lượng lao động dồi dào, có truyền thống cần cù, giàu nghị lực và kinh nghiệm trong đấu tranh với thiên nhiên và ngoại xâm - Khó khăn: Đời sống dân cư ở vùng cao, biên giới còn nhiều khó khăn, mức sống chưa cao, tỷ lệ hộ nghèo cao (19,3%-năm), cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế 4. Tình hình phát triển và phân bố một số ngành chủ yếu + Nông nghiệp: - Lúa: BTB khó khăn trong sản xuất ngông nghiệp, năng suất lúa thấp so với cả nước do điều kiện tự nhiên. Lúa được trồng chủ yếu vùng bắc dãy Hoành Sơn, thực hiện thâm cánh tăng vụ trong dải đồng bằng các trỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. - Trồng các loại cây công nghiệp hàng năm (lạc, vừng) được trồng với diện tích khá lớn trên dải đất pha cát duyên hải. Vùng gò đồi phía tây trồng nhiều cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi trâu, bò. - Vùng ven biển phía đông phát triển nghề nuôi, trồng, đánh bắt thủy hải sản + Công nghiệp: Phát triển công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng có giá trị tăng trưởng nhanh (3.705,2 tỉ đồng năm 1995, lên 9.883,2 tỉ đồng năm 2002 -> tăng 6.178 tỉ đồng). Phân bố chủ yếu phía bắc dãy Hoành Sơn (Thanh Hóa, Nghệ An). Các ngành công nghiệp chế biến gỗ, cơ khí, luyện kim, may mặc, chế biễn thực phẩm với quy mô vừa và nhỏ phát triển ở các địa phương. + Dịch vụ: BTB là địa bàn trung chuyển,vận chuyển khối lượng lớn hành hóa, hành khách giữa hai miền Bắc-Nam của đất nước, từ Trung Lào, Đông bắc Thái Lan ra biển Đông và ngược lại. Số lượng khách du lịch ngày càng tăng. Nơi đây có nhiều điểm du lịch nổi tiếng: Quê Bác, Phong Nha-Kẻ Bàng, Sầm Sơn, kinh đô Huế Là điểm thu hút khách du lịch. 5. Các trung tâm kinh tế lớn - Thanh Hóa, Vinh, Huế là các trung tâm kinh tế quan trọng của vùng. Thanh Hóa là trung tâm công nghiệp ở phía bắc của vùng. Vinh là thành phố hạt nhân để hình thành trung tâm công nghiệp và dịch vụ của vùng. Thanh phố Huế là trung tâm du lịch của miền Trung và cả nước. IV. Vùng Duyên hải Nam trung bộ 1. Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa đối với phát triển kinh tế- xã hội - Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ: Lãnh thổ kéo dài,hẹp bề ngang. Phí bắc giáp BTB, phía tây giáp bắc Lào và vùng Tây Nguyên, phí a đồng và nam giáp biển Đông. Lãnh thổ có nhiều đảo, quần đảo, trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. - Ý nghĩa: Là cầu nối Bắc –Nam của đất nước, nối Tây Nguên với biển; thuận lợi cho lưu thông và trao đổi hàng hóa giưa các vùng, arngox của Tây Nguyên ra biển; các đảo và quần đảo có tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng đối với cả nước. 2. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế-xã hội của vùng - Đặc điểm: Các tình đều có núi, gò đồi ở phía tây, dải đồng bằng hẹp ở phía đông, bờ biển dài, khúc khuỷu,có nhiều vũng, vịnh. Địa hình có nhiều dãy núi đâm ngan ra biển. - Thuận lợi: Tiềm năng nổi bật là kinh tế biển (biển nhiều hải sản, có nhiều bãi tôm, bãi cá, nhiều bãi biển đẹp, nhiều vũng, vịnh để xây dựng cảng nước sâu). Vùng có một số khoáng sản quan trọng (vàng – Quảng Nam, Titan –Bình Định, nước khoáng (Bình Thuận)... - Khó khăn: Vùng bị ảnh hưởng bởi nhiều thiên tai: Bào.lụt, hạn hán, đặc biệt hiện tượng sa mạc hóa, cát bay...) 3. Đặc điểm dân cư xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng + Đặc điểm: Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác nhau giữa vùng đồi núi phía tây và vùng đồng bằng ven biển phía đông. - Vùng đồng bằng ven biển phía đông: chủ yếu là dân tộc Kinh, một bộ phận nhỏ người Chăm, mật độ dân số cao tập trung ở các thành phố, thị xã. Hoạt động kinh tế: Công nghiệp, thường mại, di lịch, khai thác và nuôi trồng thủy sản - Vùng đồi núi phía tây: Chủ yếu là dân tộc thiểu số: Cơ-tu, Ra-glai, Ê-đê..., mật độ dân số thấp. Tỷ lệ hộ nghèo cao. Hoạtđộng kinh tế: Chăn nuôi gia súc lớn (bò đàn), nghề rừng, trồng cây công nghiệp. + Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm trong lao động sản xuất; vùng có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng hấp dẫn: Phố cổ Hội An, Di tích Mĩ Sơn, Nha Trang, Mũi Né... + Khó khăn: D[ì sống của một bộ phận dân cư còn nhiều khó khăn nhất là ở vùng phía tây nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. 4. Tình hình phát triển và phân bố một số ngành chủ yếu + Nông nghiệp của vùng gặp nhiều khó khăn: Do quỹ đất nông nghiệp hạn chế, các cánh đồng ven biển có diện tích nhỏ, đất xấu, thiếu nước,thường xuyên bị bào lụt về mùa mưa. Bình quân lương thực đầu người so với cả nước thấp (285,5kg/người so với 463,6kg/người – năm 2002). - Chăn nuôi bò đàn và ngư nghiệp là thế mạnh của vùng. Đàn bò: 1026,0 nghìn con (năm 1995) duy trì 1008,6 nghìn con (năm 2002). - Giá trị khai thác thủy sản chiếm 27,4% so với cả nước (năm 2002). Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: mực, tôm, cá đông lạnh. - Nghề làm muối, chế biến thủy sản phát triển. Khai thác muổi ở Cà Ná, Sa Huỳnh, chế biến nước mắm ở Nha Trang, Phan Thiết. + Công nghiệp: Cơ cấu công nghiệp bước đầu được hình thành và khá đa dạng gồm cơ khí, chế biến thực phẩm, chế biến lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng. Một số cơ sở khai thác: Cát (Khánh Hòa), titan (Bình Định). Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng tăng trưởng khá nhanh (5,6% năm 1995 lên 14,7% năm 2002, tăng 9,1%, tỷ lệ tăng trưởng chiếm 14,7% cả nước năm 2002 + Dịch vụ: Do vị trí địa lí thuận lợi, các hoạt động trung chuyển trên tuyến Bắc-Nam diễn ra sôi động. Các thành phố biển vừa là đầu mối giao thông đường thủy vừa là cơ sở xuất nhập khẩu quan trọng của các tỉnh trong vùng với Tây Nguyên. Du lịch là thế mạnh
File đính kèm:
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ 9.doc