Đề cương ôn tập môn Công nghệ lớp 7

- Các biện pháp để bảo vệ rừng:

+ Nghiêm cấm mọi hành động phá rừng, gây cháy rừng, lấn chiếm rừng và đất rừng, mua bán lâm sản trái phép, săn bắn động vật rừng,

+ Chính quyền địa phương, cơ quan lâm nghiệp phải có kế hoạch và biện pháp về: định canh, định cư, phòng chóng cháy rừng, chăn nuôi gia súc.

+ Cá nhân hay tập thể chỉ được khai thác rừng và sản xuất trên đất rừng khi được các cơ quan lâm nghiệp cấp giấy phép, phải tuân theo các quy định về biện pháp bảo vệ và f/t rừng

Câu 2: Hãy nêu thời vụ và quy trình trồng cây rừng bằng cây con có bầu, cây con rễ trần?

- Thời vụ trồng rừng: thay đổi theo vùng khí hậu. Do đó mùa trồng rừng chính ở các tỉnh miền Bắc là mùa xuân và mùa thu, miền Trung và các tỉnh miền Nam thường trồng vào mùa mưa

- Quy trình trông rừng bằng cây con có bầu:

+ Tạo lỗ trong hố đất có độ sâu lớn hơn chiều cao bầu đất

+ Rạch bỏ vỏ bầu

+ Đặt bầu vào lỗ trong hố

+ Lấp và nén đất lần 1

+ Lấp và nén đất lần 2

+ Vun gốc

- Quy trình trồng rừng băng cây con rễ trần:

+ Tạo lỗ trong hố đất

+ Đặt cây vào lỗ trong hố

+ Lấp đất kín gốc cây

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 791 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn Công nghệ lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ôn tập công nghệ 
Câu 1: Tại sao phải bảo vệ rừng? Dùng các biện pháp nào để bảo vệ rừng?
Phải bảo vệ rừng vì:
+ Rừng làm sạch môi trường không khí: hấp thụ các loại khí độc hại, bụi trong không khí
+ Phòng hộ, chắn gió, cố định cát ven biển, hạn chế tốc đọ dòng chảy và chống xói mòn, chống lũ lụt
+ Cung cấp lâm sản cho gia đình, công sở giao thông, công sở, công cụ sản xuất, nguyên liệu sản xuất, xuất khẩu
+ Nghiên cứu khoa học và sinh học văn hóa. Bảo tồn các hệ sinh thái rừng tự nhiên, các nguồn gien động, thực vật rừng, di tích lịch sử, tham quan, dưỡng bệnh,
Các biện pháp để bảo vệ rừng:
+ Nghiêm cấm mọi hành động phá rừng, gây cháy rừng, lấn chiếm rừng và đất rừng, mua bán lâm sản trái phép, săn bắn động vật rừng,
+ Chính quyền địa phương, cơ quan lâm nghiệp phải có kế hoạch và biện pháp về: định canh, định cư, phòng chóng cháy rừng, chăn nuôi gia súc.
+ Cá nhân hay tập thể chỉ được khai thác rừng và sản xuất trên đất rừng khi được các cơ quan lâm nghiệp cấp giấy phép, phải tuân theo các quy định về biện pháp bảo vệ và f/t rừng 
Câu 2: Hãy nêu thời vụ và quy trình trồng cây rừng bằng cây con có bầu, cây con rễ trần?
Thời vụ trồng rừng: thay đổi theo vùng khí hậu. Do đó mùa trồng rừng chính ở các tỉnh miền Bắc là mùa xuân và mùa thu, miền Trung và các tỉnh miền Nam thường trồng vào mùa mưa
Quy trình trông rừng bằng cây con có bầu:
+ Tạo lỗ trong hố đất có độ sâu lớn hơn chiều cao bầu đất
+ Rạch bỏ vỏ bầu
+ Đặt bầu vào lỗ trong hố
+ Lấp và nén đất lần 1
+ Lấp và nén đất lần 2
+ Vun gốc
Quy trình trồng rừng băng cây con rễ trần:
+ Tạo lỗ trong hố đất
+ Đặt cây vào lỗ trong hố
+ Lấp đất kín gốc cây
+ Nén đất
+ Vun gốc
Câu 3: Trồng cây xanh và trồng rừng ở vùng thành phố và khu công nghiệp nhằm mục đích gì?
Trồng cây xanh và trồng rừng có vai trò to lớn trong việc bảo vệ và cải tạo không khí trong lành , hút khí cacbonic và nhả ra khí ôxi làm sạch môi trường. Ngoài ra, trồng cây còn tạo ra bóng mát và tạo độ ẩm thích hợp 
ở vùng thành phố và các khu công nghiệp thường có một môi trường ô nhiễm, vì có các phương tiện giao thông hoạt động nhiều, các khu công nghiệp thải khói bụi,.. 
Vì thế, ở các vùng thành phố và khu công nghiệp thường trồng cây xanh;trồng rừng 
Câu 4: Chuồng nuôi là gì? Chuồng nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi?
Chuồng nuôi là “nhà ở” của vật nuôi. Chuồng nuôi phù hợp sẽ bảo vệ sức khỏe vật nuôi, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi
Chuồng nuôi có vai trò trong chăn nuôi:
+ Chuồng nuôi giúp vật nuôi tránh được những thay đổi của thời tiết, đồng thời tạo ra một tiểu khí hậu thích hợp cho vật nuôi
+ Chuồng nuôi giúp cho vật nuôi hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh (như vi trùng, kí sinh trùng gây bệnh,.)
+ Chuồng nuôi giúp cho việc thực hiện quy trình chăn nuôi khoa học 
+ Chuồng nuôi giúp quản lí tốt đàn vật nuôi, thu được chất thải làm phân bón và tránh làm ô nhiễm môi trường
+ Chuồng nuôi góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi
Câu 5: Thế nào là vật nuôi bị bệnh? Những nguyên nhân nào gây bệnh cho vật nuôi?
Vật nuôi bị bệnh khi có sự rối loạn chức năng sinh lí trong cơ thể tác động của các yếu tố gây bệnh, làm giảm khả năng thích nghi của cơ thể với ngoại cảnh, làm giảm sút khả năng sản xuất và giá trị kinh tế của vật nuôi.
Nguyên nhân sinh ra bệnh ở vật nuôi:
* Yếu tố bên trong ( yếu tố di truyền)
* Yếu tố bên ngoài(môi trường sống của vật nuôi)
+ Cơ học(chấn thương)
+ Lí học (nhiệt độ cao.)
+ Hóa học (ngộ độc)
+ Sinh học: gồm bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm
Bệnh truyền nhiễm; do các vi sinh vật (như vi rút, vi khuẩn,.) gây ra, lây lan nhanh thành dịch và làm tổn thất nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi (như bệnh dịch tả lợn, bệnh toi gà,)
Bệnh không truyền nhiễm: do vật kí sinh như giun, sán, ve,.. gây ra. 
Các bệnh không phải do vi sinh vật gây ra, không lây lan nhanh thành dịch, không làm chết nhiều vật nuội gọi là bệnh thông thường 
Câu 6: Khi xây dựng chuồng nuôi thì ta chọn hướng nào? Vì sao? Nêu cách nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non?
Khi xây dựng chuồng nuôi thì ta chọn hướng Nam hay hướng Đông – Nam vì tận dụng ánh sáng mặt trời chiếu vào hợp lí, mùa hè có gió Đông- Nam thổi mát mẻ có lợi ích cho vật nuôi 
Cách nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non:
+ Nuôi vật nuôi mẹ tốt để có nhiều sữa chất lượng tốt cho đàn con
+ Giữ ấm cho cơ thể
+ Cho bú sữa đầu vì sữa đầu có đủ chất dinh dưỡng và kháng thể(chất chống bệnh)
+ Tập cho vật nuôi non ăn sớm với các loại thức ăn có đủ chất dinh dưỡng để bổ sung sự thiếu hụt chất dinh dưỡng trong sữa mẹ
+ Cho vật nuôi non vận động và tiếp xúc nhiều với ánh sáng (nhất là với nắng buổi sớm)
+ Giữ vệ sinh, phòng bệnh cho vật nuôi non
Câu 7: Vai trò của giống trong chăn nuôi? Điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi tốt?
Vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi
+ Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi: Trong cùng điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc thì các giống khác nhau sẽ cho năng suất chăn nuôi khác nhau
+ Giống vật nuôi quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi: Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, con người không ngừng chọn lọc và nhân giống để tạo ra các giống vật nuôi ngày càng tốt hơn
Điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi tốt: 
+ Các vật nuôi trong cùng một giống phải có chung nguồn gốc
 + Có đặc điểm về ngoại hình và năng suất giống nhau
 + Có tính di truyền ổn định
 + Đạt đến một số lượng cá thể nhất định và có địa bàn phân bố rộng
Câu 8: Vắc xin là gì? Cho biết tác dụng của vắc xin? Những điểm cần chú ý khi sử dụng vắc xin?
Vắc xin là các chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh truyền nhiễm. Vắc xin được chế từ chính mầm bệnh (vi khuẩn hay vi rút) gây ra bệnh mà ta muốn phòng ngừa
Tác dụng của vắc xin : Khi đưa vắc xin vào cơ thể vật nuôi khỏe mạnh (bằng phương pháp tiêm, nhỏ, chủng), cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách sản sinh ra kháng thể chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương ứng. Khi bị mầm bệnh xâm nhập lại, cơ thể vật nuôi có khả năng tiêu diệt mầm bệnh vật nuôi không bị mắc bệnh gọi là vật nuôi đã có khả năng miễn dịch
Một số điều cần chú ý khi sử dụng vắc xin 
+ Bảo quản: Chất lượng và hiệu lực của vắc xin phụ thuộc vào điều kiện bảo quản nên phải giữ vắc xin đúng nhiệt độ theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc, không để vắc xin ở chỗ nóng và chỗ có ánh sáng mặt trời
+ Sử dung: Vắc xin dùng phòng bệnh cho vật nuôi khỏe( chưa nhiễm bệnh, nếu tiêm vắc xin cho vật nuôi đang ủ bệnh thì vật nuôi sẽ phát bệnh nhanh hơn). Hiệu lực của vắc xin phụ thuộc vào sức khỏe vật nuôi (nếu tiêm vắc xin cho vật nuôi không được khỏe thì hiệu quả tiêm vắc xin giảm)
Khi sử dụng phải tuân theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc
Vắc xin đã pha phải dùng ngay. Sau khi dùng, vắc xin còn thừa phải xử lí theo đúng quy định
Thời gian tạo miễn dịch: Sau khi được tiêm vắc xin từ 2 đến 3 tuần, vật nuôi sẽ được miễn dịch. Sau khi tiêm vắc xin phải theo dõi sức khỏe vật nuôi 2 đến 3 giờ tiếp theo. Nếu thấy vật nuôi có dị ứng(phản ứng thuốc)phải dùng thuốc chống dị ứng hoặc báo cho cán bộ thú y để giải quyết kịp thời 

File đính kèm:

  • doclop 7 1.doc