Đề cương ôn tập kỳ I - Môn Hóa học lớp 9
. Trắc nghiệm khách quan
Câu1: Hãy khoanh tròn vào chữ cái câu trả lời đúng
1. Chất là oxit bazơ :
a. CO2 , SO3 b. NaCl, CuSO4 c. Fe2O3 ,CuO d. H2SO4 ,HCl
2. Chất là axit:
a. CuO, NaOH b. SO2, CO c. H2SO4 , HCl d. KCl, MgSO4
3. Chất là bazơ tan:
a. KOH, NaOH b. Mg(OH)2 ,Al(OH)3 c. SO2 , SO3 d. H2SO4 ,HNO3
4. Dung dịch làm cho quỳ tím đổi sang màu xanh là:
a. Na2SO4 b. Ca(OH)2 c. HNO3 d. NaCl
5. Dung dịch làm cho quỳ tím đổi sang màu đỏ là:
a. KCl b. NaOH c. Ca(NO3)2 d. H2SO4
6. Bazơ bị nhiệt phân hủy là:
a. Zn(OH)2 b. NaOH c. Fe(OH)3 d. Cả a và c
8. Kim loại nào tác dụng cả 3 dung dịch ZnCl2, AgNO3 , CuSO4 là:
a. Al b. Fe c. Cu d. Không có kim loại nào
9. Chỉ dùng thêm một thuốc thử nào để nhận biết các dung dịch: HCl, AgNO3 ,Na2SO4
a. Mg b. Na c. BaCl2 d. Cả a và c
10. Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng với chất nào?
a. K2O, Cu, NaOH b. NaCl, K2SO3 , CaO
c. CaO, Fe, BaCl2 d. Fe, Ag, Zn(OH)¬2
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KỲ I - MÔN HÓA HỌC LỚP 9 I. Trắc nghiệm khách quan Câu1: Hãy khoanh tròn vào chữ cái câu trả lời đúng 1. Chất là oxit bazơ : a. CO2 , SO3 b. NaCl, CuSO4 c. Fe2O3 ,CuO d. H2SO4 ,HCl 2. Chất là axit: a. CuO, NaOH b. SO2, CO c. H2SO4 , HCl d. KCl, MgSO4 3. Chất là bazơ tan: a. KOH, NaOH b. Mg(OH)2 ,Al(OH)3 c. SO2 , SO3 d. H2SO4 ,HNO3 4. Dung dịch làm cho quỳ tím đổi sang màu xanh là: a. Na2SO4 b. Ca(OH)2 c. HNO3 d. NaCl 5. Dung dịch làm cho quỳ tím đổi sang màu đỏ là: a. KCl b. NaOH c. Ca(NO3)2 d. H2SO4 6. Bazơ bị nhiệt phân hủy là: a. Zn(OH)2 b. NaOH c. Fe(OH)3 d. Cả a và c 8. Kim loại nào tác dụng cả 3 dung dịch ZnCl2, AgNO3 , CuSO4 là: a. Al b. Fe c. Cu d. Không có kim loại nào 9. Chỉ dùng thêm một thuốc thử nào để nhận biết các dung dịch: HCl, AgNO3 ,Na2SO4 a. Mg b. Na c. BaCl2 d. Cả a và c 10. Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng với chất nào? a. K2O, Cu, NaOH b. NaCl, K2SO3 , CaO c. CaO, Fe, BaCl2 d. Fe, Ag, Zn(OH)2 11. Dung dịch NaOH phản ứng với chất nào? a. Al2O3 , Cu, Mg(OH)2 b. BaCl2, CuSO4 , CaO c. HCl, Fe, ZnCl2 d. Al, SO2 , H2SO4 12. Dùng kim loại nào để làm sạch dung dịch muối AlCl3 có lẫn tạp chất CuCl2 a. Al b. Zn c. Cu d. Không kim loại nào 13. Các kim loại nào tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng giải phóng khí hiđro: a. Mg, Fe, Cu b. Zn, Fe, Al c. Zn, Fe, Ag d. Pb, Fe, Hg 14. Cặp chất nào không phản ứng khi trộn với nhau : a. Dung dịch KCl và dung dịch AgNO3 b. Dung dịch H2SO4 và dung dịch BaCl2 c. Dung dịch NaCl và dung dịch MgSO4 d. Dung dịch K2CO3 và Dung dịch CaCl2 15. Dùng chất nào để tách được kim loại Cu trong hỗn hợp Cu, Fe, Al là: a. NaCl b. HCl c. FeCl2 d. Cả a và c 16. Chỉ dùng thêm một thuốc thử nào để nhận biết hai dung dịch: NaCl ,Na2SO4 a. Mg b. Na c. BaCl2 d. Cả a và c 17. Oxit phản ứng được với nước là: a. CaO, SO3 b. Na2O, CuO c. Fe2O3 ,CuO d. SO2 , ZnO 18. Bazơ không bị nhiệt phân hủy là: a. Zn(OH)2 b. NaOH c. Fe(OH)3 d. Cả a và c 19. Dãy kim loại nào sắp xếp theo chiều tăng dần độ hoạt động hóa học a. Na, Mg, Fe, Cu b. Zn, Fe, Al, K c. Cu, Fe, Al, K d. Cu, Fe, Na, Zn 20. Dùng chất nào để tách được kim loại Cu trong hỗn hợp Cu, Fe, Al là: a. CuSO4 b. NaOH c. FeCl2 d. Cả a và c 21. Dãy kim loại nào sắp xếp theo chiều tăng dần độ hoạt động hóa học a. Na, Mg, Fe, Cu b. Zn, Fe, Al, K c. Cu, Fe, Al, K d. Cu, Fe, Na, Zn 22. Kim loại nào dẫn điện tốt nhất: a. Cu b. Ag c. Mg d. Na e. Fe 23. Kim loại nào tác dụng mãnh liệt với nước: a. Cu b. Ag c. Mg d. Na e. Fe 24. Kim loại nào không tác dụng với axit clohiđric: a. Cu, Ag b. Al, Na c. Mg, Fe d. Zn, Fe 25. Kim loại nào tác dụng được với dd CuSO4: a. Cu, Fe b. Ag, Mg c. Mg, Fe d. Fe, Hg 26. Các kim loại nào tác dụng với dung dịch Cl2 và H2SO4 loãng: a.Mg, Fe, Cu b. Zn, Fe, Al c. Zn, Fe, Ag d. Pb, Fe, Hg 27. Kim loại nào không tác dụng cả 3 dung dịch HCl, AgNO3 , CuSO4 là: a. Al b. Fe c. Cu d. Cả 3 kim loại 28. Dùng chất nào để tách được kim loại Fe trong hỗn hợp Zn, Fe, Al là: a. NaCl b. HCl c. FeCl2 d. Cả a và c 29. Cho hỗn hợp Al, Fe vào dung dịch CuSO4 sau phản ứng thu được hai kim loại là: a. Al, Cu b. Al, Fe c. Fe, Cu 30. Dùng kim loại nào để làm sạch dung dịch muối AlCl3 có lẫn tạp chất CuCl2 a. Al b. Zn c. AgNO3 d. H2SO4 Câu2: Hãy nối cột A với cột B sao cho phù hợp A thí nghiệm B Hiện tượng 1. Cho kim loại Zn vào dd HCl dư 2. Cho dd NaOH vào dd CuSO4 3. Rắc bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn Cho kim loại Fe vào dd HCl dư a. Có những hạt cháy sáng bắn ra b. Xuất hiện chất kết tủa màu xanh c. Xuất hiện chất kết tủa màu trắng d. Chất rắn tan hết, có bọt khí bay lên A thí nghiệm B Hiện tượng Cho kim loại Mg vào dd HCl dư Cho CuO vào dd H2SO4 dư Cho dd BaCl2 vào dd H2SO4 Cho Fe vào dd CuCl2 dư Cho dd NaOH vào dd CuSO4 Có bọt khí bay lên b. Chất rắn tan hết, dd thu được có màu xanh c. Xuất hiện chất rắn màu đỏ d. Xuất hiện chất kết tủa màu xanh e. Xuất hiện chất kết tủa màu trắng f. Chất rắn tan hết, dd thu được không màu II. Tự luận Câu1: Cho các chất sau: SO2, CaO, CuO, CO2. Chất nào tác dụng với nước, axit. Viết phương trình phản ứng xảy ra. Câu 2: Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau: CaSO3 S -> SO2 -> H2SO3 -> Na2SO3 -> Na2SO3 Na2SO3 Câu 3 : Viết phương trình hóa học theo sơ đồ biến hóa sau: a. Al Al2O3 AlCl3 Al(OH)3 Al2O3 Al AlCl3 Al(NO3)3 Al b. Fe3O4 Fe FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3 FeCl3 FeCl2 FeSO4 Fe Câu 4. Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các chất sau đây: HNO3, KOH, NaCl, CaO. Câu 5. Cho một khối lượng mạt sắt dư vào 50 ml dung dịch HCl. Phản ứng xong thu được 3,36 lit khí (đktc). Viết phương trình phản ứng xảy ra. Tính khối lượng mạt sắt đã tham gia phản ứng. Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng. Câu 6: Cho các Bazơ sau: Cu(OH)2, NaOH, Ba(OH)2. Bazơ nào tác dụng được với: Dung dịch HCl CO2 Bị nhiệt phân hủy Câu 7: Cho các chất sau: Al, Fe, O2 , Cl2 , CuSO4 , FeCl2 , FeCl3 , NaOH, H2SO4 Những chất nào tác dụng với nhau từng đôi một, viết phương trình hhoá học (ghi đk nếu có) Câu 8: a. Nêu hiện tượng và viết PTHH xảy ra khi cho Na vào dung dịch CuSO4 b. Nêu hiện tượng và viết PTHH xảy ra khi cho SO3 vào dung dịch BaCl2 c. Nêu hiện tượng và viết PTHH xảy ra khi cho BaO vào dung dịch FeCl2 Câu 9: Hòa tan 5,8 g hỗn hợp Fe và Cu vào dung dịch axit H2SO4 10% vùa đủ thu được 5,6 lít khí H2 (ởđktc). a. Viết PTHH b. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hõn hợp c. Tính khối lượng dd axit đã dùng. Câu 10 : Hòa tan 14g kim loại sắt vào dd HCl 9,125% vừa đủ. a. viết PTHH b. Tính thể tích khí hiđro thu được (ơđktc) và khối lượng dd axit đã dùng. c. Tính nồng độ % dd muối thu được. Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 28,2 g hỗn hợp ZnO và CuO vào 500 ml dung dịch axit HCl 1,4M a. Viết PTHH b. Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp c. Tính nồng độ mol của dung dịch thu được ( giả sử thể tích dung dịch không đổi) Câu 12. Hòa tan hòa thành Ca 5 g kẽm vào 500ml dung dịch axit clo hidrit dư. Viết phương trình hóa học. Tính khối lượng muối tạo thành và khí hidro thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn. Tính nồng độ mol của dd HCl đã dùng. Câu 13. Cho 6,5g hỗn hợp hai kim loại Cu và Mg vào dung dịch H2SO4 loãng người ta thu được 2,24 lít khí ( ĐKTC) Viết phương trình hóa học. Tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng. Câu14: Biết 2,24 lít khí CO2 ( ĐKTC) tác dụng vừa hết 200ml dung dịch Ba(OH)2 sản phẩm là BaCO3 và H2O. Viết phương trình hóa học. Tính nồng độ mol của dd Ba(OH)2 đã dùng. Tính khối lượng chất kết tủa thu được.
File đính kèm:
- DE CUONG HOA 9.doc