Đê cương ôn tập kiểm tra học kì II môn hóa học 8 năm học 2011-2012
Bài 1: Phân loại và gọi tên các hợp chất có công thức hóa học sau: K2O; Mg(OH)2; H2SO4; AlCl3; Na2CO3; CO2; Fe(OH)3; HNO3; Ca(HCO3)2; K3PO4; HCl; CuO; Ba(OH)2; H¬2¬S; NaH2PO4; FeO; N2O5; Cl2O7;
Bài 2: Hãy viết công thức hóa học của những chất có tên gọi sau:
Axit sunfuric; Axit sunfurơ; sắt (II) hiđroxit ; kali hiđrocacbonat; magie clorua; nhôm sunfat; natri oxit; kali hidroxit, điphotpho pentaoxit, Canxi đihiđrophotphat.
ĐÊ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN HÓA HỌC 8 NĂM HỌC 2011-2012 Bài 1: Phân loại và gọi tên các hợp chất có công thức hóa học sau: K2O; Mg(OH)2; H2SO4; AlCl3; Na2CO3; CO2; Fe(OH)3; HNO3; Ca(HCO3)2; K3PO4; HCl; CuO; Ba(OH)2; H2S; NaH2PO4; FeO; N2O5; Cl2O7; Bài 2: Hãy viết công thức hóa học của những chất có tên gọi sau: Axit sunfuric; Axit sunfurơ; sắt (II) hiđroxit ; kali hiđrocacbonat; magie clorua; nhôm sunfat; natri oxit; kali hidroxit, điphotpho pentaoxit, Canxi đihiđrophotphat. Bài 3: Cho các oxit sau: CaO; Fe2O3; MgO; CuO; FeO; K2O. Hãy lập công thức hóa học của các bazơ tương ứng, gọi tên oxit và bazơ đó. Bài 4: Cho các oxit sau: CO2; P2O5; N2O5; SO2; SO3. a, Lập công thức hóa học của axit tương ứng với mỗi oxit trên? Gọi tên axit b, Viết công thức hóa học các gốc axit của từng axit trên, hóa trị gốc axit, gọi tên gốc axit. Bài 6: Hoàn thành các phương trình hóa học sau đây và xác định loại phản ứng? - P + O2 → ; Mg + O2 → - SO3 + H2O → ; H2 + O2 → - Na + H2O → ; CO + CuO → - H2 + CuO → ; CO + Fe2O3 → - Fe + O2 → ; Nhiệt phân KClO3 → - H2 + Fe2O3 → ; Nhiệt phân KMnO4→ - K2O + H2O → ; điện phân H2O → - Ca + H2O → ; BaO + H2O → - Zn + HCl → ; Fe + H2SO4 l → - Al + HCl → ; P2O5 + H2O → - S + O2 → ; SO3 + H2O → Bài 7: Viết các phương trình hóa học thực hiện dãy biến đổi hóa học sau: a) K K2O KOH b) P P2O5 H3PO4 c) Na NaOH Na2O d) Cu CuO CuSO4 Cu(OH)2 e) H2 H2O H2SO4 H2 g) P2O5 H2SO4 ↑ ↑ KMnO4 O2 H2O H2 Fe FeCl2 ↑ KClO3 Ca(OH)2 Fe3O4 h) P2O5 H3PO4 H2 KClO3 O2 Na2O NaOH H2O H2 H2O KOH Bài 8: Cho các chất sau đây: Ca, Cu, Fe, Na2O; MgO; P2O5; N2O5; FeO; CaO. Viết các phương trình phản ứng (nếu có) của từng chất trên với nước. Bài 9: Nêu phương pháp hóa học dùng để phân biệt: a, Các chất lỏng không màu đựng trong các lọ bị mất nhãn: H2O; HCl; NaOH; Ca(OH)2; NaCl b, Các chất rắn: K; CaO; P2O5 c. Các chất khí: H2; CO; CO2; O2; không khí Bài 10: Tính số mol và số gam chất tan trong mỗi dung dịch sau: 500 ml dung dịch KNO3 2M 2,5 lít dung dịch NaCl 0,9M 50 gam dung dịch MgCl2 4% 200 gam dung dịch BaCl2 5% Bài 11: Cho 5,4 gam nhôm phản ứng với dung dịch axit clohiđric (đủ) tạo thành muối nhôm clorua và khí hiđro. Viết PTHH Tính thể tích khí hiđro thu được (đktc) Tính khối lượng muối nhôm clorua tạo thành? Bài 12: Cho 5,6 gam sắt tác dụng với dung dịch có chứa 400 mol axit clohiđric 1M thu được muối sắt (II) clorua và khí hiđro. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra? Tính thể tích khí hidro thu được ( ở đktc ) Tính số nồng độ mol muối sắt (II) clorua tạo thành, giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể? Bài 13: Cho một hỗn hợp chứa 4,6 g natri và 3,9 g kali tác dụng với nước . Viết PTHH? Tính thể tích khí hiđro thu được (đktc ) ? Tính nồng độ phần trăm của dung dịch biết khối lượng nước là 91,5 g? Bài 14: Cho 60,5 g hỗn hợp gồm hai kim loại Zn và Fe tác dụng với dung dịch axit clohđric . Thành phần phần trăm của sắt trong hỗn hợp là 46,289% . Hãy xác định: Khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp? Thể tích khí H2 sinh ra (ở đktc). Khối lượng các muối tạo thành sau phản ứng . Bài 15: Cho 200 g dung dịch NaOH 20% tác dụng vừa hết với 100 g dung dịch HCl . Tính: Nồng độ muối thu được sau phản ứng?. Tính nồng độ axit HCl . Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn?. Bài 16: Cho 40g hỗn hợp sắt(III)oxit và đồng oxit đi qua dòng khí Hidro đun nóng, sau phản ứng thu được hỗn hợp kim loại sắt và đồng khối lượng 22g. Viết phương trình hoá học xảy ra. Tính thành phần trăm theo khối lượng của các kim loại trong hỗn hợp ban đầu. Bài 19. Phản ứng phân hủy và pư hóa hợp khác nhau như thế nào? Đối với mỗi loại pư hãy dẫn ra 2 ví dụ để minh họa? Bài 20. Đốt cháy hoàn toàn 7,8g hh gồm Mg và Al, sau pư thu được 14,2g hai oxit. Hãy tính thể tích khí O2 tham gia pư (đktc) và thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu? Bài 21. Đốt cháy 11,2g Fe trong bình chứa 2,24 lít khí O2 (đktc). Tính k.l oxit sắt từ thu được và k.l nước cần dùng để điện phân ra lượng O2 nói trên? Bài 22. Người ta dùng H2 (dư) để khử m gam Fe2O3 và đã thu được n gam Fe. Cho lượng Fe này tác dụng với dd H2SO4 dư thì thu được 2,8 lít H2 (đktc). a. Tính m? b. Tính n? Bài 23. Cho 8,5g hỗn hợp Na và K tác dụng với H2O dư thu được 3,36 lít khí ở đktc. a. Viết PTPƯ xảy ra? b. Tính thành phần % mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu? c. Tính k.l từng bazo thu được? Bài 24. Tính k.l Ca(OH)2 có thể thu được khi cho 140 kg vôi sống CaO tác dụng với nước. Biết rằng trong vôi sống có chứa 10% tạp chất và hiệu suất phản ứng là 90% Bài 25. Cho 4,6g một kim loại hóa trị I tác dụng hết với H2O thì thu được 2,24 lít khí ở đktc. Xác định tên của kim loại trên? Bài 26. Cho 2,8g một kim loại chưa biết hóa trị tác dụng hết với H2O thì thu được 4,48 lít khí ở đktc. Xác định tên của kim loại trên? Bài 27. Cho 10,8g hỗn hợp Na và Na2O tác dụng hết với nước thu được 2,24 lít khí ở đktc. a. Tính thành phần % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp? b. Tính khối lượng bazơ tạo thành? Bài 28. Một oxit kim loại có khối lượng mol là 102g, thành phần % về khối lượng của kim loại trong oxit là 52,94%. Xác định công thức của oxit đó? Bài 29. Một hỗn hợp khí gồm có 3,2g oxi và 8,8g khí cacbonic. Xác định khối lượng trung bình của 1 mol hh khí nói trên? Bài 30. Nung nóng KNO3, chất này bị phân hủy thành KNO2 và O2. a. Viết PTHH? b. Tính khối lượng KNO3 cần dùng để điều chế được 2,4g khí oxi. Biết hiệu uất phản ứng là 80% c. Tính khối lượng khí Oxi điều chế được khi phân hủy 10,1g KNO3. Biết hiệu uất phản ứng là 85%
File đính kèm:
- De cuong hoc ki 2 Truong The Thao.doc