Đề Cương Ôn Tập Kì I Hóa 9 Trường THCS Nguyễn Du Năm

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

1. Nhóm oxit nào thuộc loại oxit axit ?

A. CuO, SO2, CaO, Al2O3 B. SO2, CO2, N2O5, P2O5

C. CuO, Na2O, CaO, K2O D. ZnO, SO3, CO, MgO.

2. Các chất trong dãy đều là oxit bazơ :

A/ CuO, Fe2O3, CO2, MgO,CaO ; B/ Na2O , CuO, Fe2O3, Al2O3, ZnO ;

C/ K2O, Fe2O3, ZnO, CaO, SO3, D/ N2O5, CuO, K2O, MgO ;

3. Để làm khô một mẫu khí SO2 ẩm , có thể dẫn mẫu khí này qua bình chứa:

A. Nước vôi trong. B. Bột vôi sống C. NaOH đặc. D. H2SO4 đặc

4.Chỉ dùng dd NaOH có thể phân biệt được cặp oxit bazơ nào trong mỗi cặp oxit bazơ sau:

A. CuO, Fe2O3. B. MgO, K2O. C. CuO, Al2O3. D. Na2O, CaO

5. Dãy chất nào sau đây đều tác dụng được với nước :

A : CO2, CaO, Fe2O3, Na2O. B : P2O5, CaO, SO3, Na2O.

C : N2O5, ZnO, Na2O, SO3. D : N2O5, SO2, CuO, Na2O.

6. Dãy chất nào sau đây đều tác dụng với SO2 :

A : Na2O, Fe2O3, Al2O3, ZnO B : KOH, Fe2O3, Zn(OH)2, CaO.

C : CuO, Fe2O3, MgO, CaO D : NaOH, CaO, H2O, Ca(OH)2

7. Sau khi đốt phôt pho đỏ trong bình có một ít nước. Lắc bình một lúc, trong bình có một dung dịch. Dung dịch trong bình làm quì tím chuyển màu thành :

A/ Đỏ. B/ Xanh. C/ Mất màu. D/ Tím.

8. Phân tử khối của hợp chất M là 160 và thành phần % về khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất : sắt (70%) và oxi (30%). Công thức phân tử hợp chất M là :

A/ FeO B/ Fe2O3 C/ Fe3O4 D. Không xác định được.

 

doc5 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1207 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề Cương Ôn Tập Kì I Hóa 9 Trường THCS Nguyễn Du Năm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
60 và thành phần % về khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất : sắt (70%) và oxi (30%). Công thức phân tử hợp chất M là :
A/ FeO B/ Fe2O3 C/ Fe3O4 D. Không xác định được. 
9. Cho 1,568 lít khí CO2 (đ ktc ) vào dung dịch có hoà tan 64 g NaOH khối lượng muối thu được sau phản ứng là bao nhiêu? 
A. 7,42g B 7g	C. 8,42g	 D. 8g 
10. Cho những chất sau: H2O ; KOH ; Na2O ; CO2 . Có bao nhiêu cặp chất có thể phản ứng với nhau ?
A- 2	 B- 3	 C- 4	 D- 5
11. Dãy chất tác dụng với dd NaOH :
A/ FeO, Al2O3, CO2, HNO3. B/ ZnO, Al2O3, CO2, HNO3. 
C/ MgO, Al2O3, CO2, HNO3. D/ ZnO, Al2O3, CO, HNO3.
12. Dãy chất nào sau đây đều tác dụng với axit tạo thành muối và nước:
A. Al2O3; Mg; CaCO3; ZnO B. CuO; Mg; SO2; Fe2O3 
C. MgO: Fe2O3; NaOH; Cu(OH)2 D. NaOH; Na2O; MgO; SiO2 
13. Dãy chất nào sau đây đều là bazơ kiềm: 
A/ KOH, Ca(OH)2, Mg(OH)2 B/ NaOH, KOH, Ba(OH)2. 
C/ KOH, Ba(OH)2, Cu(OH)2 D/ NaOH, Fe(OH)2, LiOH
14. Hoà tan 2,4 g oxit của một kim lọai hoá trị II vào 21,9g dung dịch HCl 10% thì vừa đủ.Oxit đó là: 
A. CuO. B. CaO. C. MgO. D. FeO.
15. Dẫn 11,2 lít CO2 (đktc) qua dung dịch NaOH chứa 1 mol NaOH . Khối lượng muối tạo thành là :
A- 106 g	 B- 53 g	 C- 84 g 	 D- 42 g
16. Dãy chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng: 
A.Ag, K, NaOH	 B.Na2CO3, Cu, MgO C.SiO2, CuO, NaOH D. K, CuO, NaOH	 
17. Thể tích dd H2SO4 1,5 M cần dùng để trung hoà 300 ml dd KOH 1M là:
A. 120 ml. B. 150 ml. C. 100 ml. D. 80 ml.
18.Cho một lượng mạt sắt vào dung dịch HCl dư thu được 3,36 lít khí. Khối lượng mạt sắt đã tham gia phản ứng là :
A : 8,4 gam B : 4,2 gam C : 16,8 gam D : 8,4 gam
19. Có 200ml dd HCl 0,2M. Nếu trung hoà dd axit trên bằng dd Ca(OH)2 5% thì khối lượng dd Ca(OH)2 cần dùng là : 
A.29,6g B.29g ; C.30g ; D.45g 
20. Cho cùng một số mol các kim loại đồng, kẽm, nhôm và sắt tác dụng hết với dung dịch HCl thì kim loại nào cho nhiều khí hiđro nhất:
A/ Đồng B/ Kẽm C/ Sắt D/ Nhôm 
21. Cho dung dịch chứa 10g KOH tác dụng với dung dịch chứa 10g HCl. Dung dịch sau phản ứng làm quỳ tím
A- Hoá đỏ B- Hoá xanh C- Mất màu D- Không đổi màu 
22. Hoà tan một lượng sắt vào 500 ml dung dịch H2SO4 thì vừa đủ. Sau phản ứng thu được 33,6 lit khí hiđro (đktc). Nồng độ mol của dung dịch H2SO4 là:
A. 3M. B. 3,5M. C. 4M. D. 4,5M.
23. Phản ứng trung hoà là phản ứng của :
A. Axit với bazơ ; B. Axit với kim loại ; C. Axit với muối ; D. Axit với oxit bazơ.
24. Độ pH của giấm ăn là: 
A. 7 B. 5	 	 C. 9	 D. 14
25. Cho 200ml dung dịch NaOH trung hoà vừa đủ với 200ml dung dịch HCl 2M .Nồng độ mol của dung dịch NaOH cần dùng là :
A. 2M ; B. 2,5M; C. 2,2M; D.4M .
26. Bazơ nào sau đây khi nhiệt phân tạo ra oxit
A. KOH B. Ca(OH)2 C. Al(OH)3 D. NaOH 
27. Dung dịch (X) có độ pH=12. X có thể là:
A. Nước cất. B. Nước vôi trong. C. dd Muối ăn. D.dd giấm ăn
28. Các chất cho trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH :
A : H2O, H3PO4, H2S, H2SO4. B : HCl, Ca(OH)2, HNO3, H2S.
C : SO3, HCl, CO2, H2SO4. D : HCl, HNO3, Na2S, H2SO4.
29. Dãy hợp chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch axit HCl:
A. SiO2, K2O, SO2, ZnSO4. B. Fe2O3, MgO, P2O5, BaSO4.
C.Na2O, Al2O3, MgO, AgNO3. D. H2O, Al2O3, MgO, AgNO3.
30. Để phân biệt hai dung dịch Na2CO3 và Na2SO4, người ta có thể dùng dung dịch thuốc thử nào sau đây?
A. HCl ;	 B.BaCl2 ;	 C. NaOH ;	 D. KNO3 
31. Nhận biết các dung dịch HCl, H2SO4, NaOH ta có thể dùng cách nào trong các cách sau:
A. Dùng dung dịch AgNO3. B. Dùng kim loại kẽm.
C.Dùng dung dịch BaCl2 và quỳ tím. D. Dùng dung dịch BaCl2. 
32. Dãy chất nào sau đây đều tan được trong nước ?
A.KNO3, NaOH, CuSO4, FeCl2. B.Fe(OH)3, Cu(OH)2, AgCl, KNO3. 
C.Cu(OH)2, AgCl , KNO3 , NaOH. D. Fe(OH)3 , Ca(OH)2, NaCl, KNO3. 
33. Dùng thuốc thử nào dưới đây để phân biệt dd Kẽm Sunphat và Natricacbonat ?
A. dd KaliSunphat. B. dd Axit Clohidric C. dd bari clorua. D. dd NatriNitrat.
34. Các cặp chất nào sau đây phản ứng được với nhau ?
A. CO và H2O. B. HCl và AgNO3 . C. Cu(OH)2 và NaCl. D. SO3 và HNO3
35. Các chất cho trong dãy đều tác dụng với HCl :
A : Cu, Na2O, MgO, Fe(OH)2. B : Al, K2O, Ba(OH)2, Na2CO3. 
C : Mg, Al(OH)3, H2O, CaCO3. D : SO3, NaOH, K2O, Fe
36. Cho 20,8 g BaCl2 tác dụng vừa đủ với dd H2SO4 có thể thu được bao nhiêu gam kết tủa : 
A : 23,3 gam. B : 46,6gam. C : 2,33gam. D : 69,9gam.
37. Khí lưu huỳnh đioxit được tạo thành từ cặp chất nào sau đây :
A/ Na2SO3 và NaOH ; B/ K2SO3 và H2SO4 ; C/ K2SO4 và HCl ; D/ Na2SO4 và CuCl2 
38. Dẫn 11,2 lít CO2 (đktc) qua dung dịch NaOH chứa 1 mol NaOH . Khối lượng muối tạo thành là :
A- 106 g	B- 53 g	C- 84 g	D- 42 g
39. Cặp chất nào tồn tại trong một dung dịch .
A. CuSO4 và HCl B . NaOH và NaHCO3 C. CuSO4 và H2S D. NaCl và AgNO3
40. Từ các hóa chất CaCO3 , Zn , HCl , KClO3 ta có thể điều chế được những khí nào :
A. H2 , SO2 , CO2 B. CO2, O2, H2 	C. O2, NO2, H2S	 D. O2, HCl , H2S.
41. Dung dịch NaOH có phản ứng với tất cả các chất trong dãy chất nào sau đây:
A/ H2SO4, SO2, Al, CuSO4 B/ FeCl2, MgCl2, HCl, BaCl2
C/ HNO3, KNO3, KCl, MgO C/ H3PO4, CuO, ZnSO4, CO2.
42. Chỉ dùng quỳ tím hãy nhận biết các dung dịch sau chứa trong các lọ bị mất nhãn:
A. BaCl2, HCl, H2SO4. B. NaOH, Ca(OH)2, KCl.
C. KOH, H2SO4, HCl. D. MgCl2, KCl, BaCl2.
43. Có các dung dịch: Na2CO3, BaCl2, Ca(NO3)2, H2SO4, NaOH. Có mấy cặp chất có phản ứng?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
44. Chất nào sau đấy là phân bón kép
a. KNO3 b. CO(NH2)2 c. KCl d. Ca3(PO4)2
45. Cho 4,6g một kim loại kiềm tác dụng với nước thu được 8 g kiềm. Kim loại đó là :
A. K B. Li C. Na D. Một kim loại khác
46. Để bảo quản Na người ta ngâm Na trong:
D. Dung dịch HCl B. H2O C. Dung dịch H2SO4 đặc D. Dầu hoả 
47. Kim loại nào có khả năng dẫn điện tốt nhất trong các kim loại sau:
A. Cu B. Fe C. Ag D. Al
48. Kim loại nào không phản ứng với dung dịch CuCl2:
A. Fe B. Ag C. Zn D. Pb
49. Dãy chất nào gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường?
A.Na, K, Ca ; B.Na, Fe, Cu ; C.Fe, Cu, K ; D.Cu, Mg,Al 
50. Dung dịch Fe(NO3)2 có lẫn Cu(NO3)2 có thể dùng chất nào sau đây để làm sạch muối Fe(II )
A.Cu B.Fe	 	 C.Na	 D.Mg
51. Chất nào phản ứng với dung dịch axitclohydric HCl
A. Fe, Zn , Mg , Ag B. CaO , Zn, Ag , Na2CO3.
C. NaOH, CaO, Fe, Na2CO3 D. NaOH, CuO , Cu, CaCO3
52. Sắp xếp các kim loại sau : Au , Zn , Fe, K, Al theo độ hoạt động hóa học tính kim loại giảm dần .
A. K, Zn, Al, Fe, Au B. K, Al, Zn , Fe, Au C .Al, K, Zn, Fe, Au D. K, Fe, Zn, Al, Au 
53. Hòa tan hết 19,5g kali vào 261g nước . Nồng độ % của dung dịch thu được là. 
A- 15%	 B- 20% C- 5 %	 D- 10%	 
54. Hoà tan hoàn toàn 6,2 gam Na2O vào dung dịch có chứa 16 gam CuSO4 . Sau phản ứng sẽ thu được chất rắn có khối lượng là;
A. 7,9 gam B. 10,0 gam C. 9,8 gam D. 8,9 gam 
55. Cho 9,2 gam kim loại A hoá trị 1 tác dụng với clo dư thu được 23,4 gam muối. Kim loại A là kim loại nào? 
 A/ Cu = 64 B/ Fe = 56 C/ K = 39 D/ Na = 23
56. Nhóm kim loại nào sau đây đẩy được đồng ra khỏi dung dịch đồng (II) nitrat và đẩy được sắt ra khỏi dung dịch sắt (II) sunfat :
A. Al ; Zn ; Pb B.Zn ; Al ; Mg C. Fe ; Cu ; Ag D. Na ; Al ; Zn 
57. Ngâm một dây đồng vào dung dịch bạc nitrat, hiện tượng quan sát được là:
A/ Một phần dây đồng bị hoà tan, có chất rắn màu xám bám ngoài dây đồng và dung dịch không màu chuyển dần sang màu xanh.
B/ Không có hiện tượng nào xảy ra.
C/ Kim loại bạc màu xám bám vào dây đồng, dây đồng không có thay đổi.
D/ Không có chất mới nào sinh ra, chỉ có một phần dây đồng bị hoà tan.
58. Dãy kim loại nào dưới đây được xếp theo chiều độ hoạt động hóa học tăng dần 
A- Ag , Cu, Hg, Zn , Fe , Al , K	 B- K , Al , Zn , Fe , Cu , Hg , Ag
C- Ag , Hg , Cu , Fe , Zn , Al, K	 D- Ag , Cu , Fe , Zn , Al , K , Hg
59. Cho sơ đồ phương trình hóa học sau : 3H2SO4 + X → Y + 6H2O 
 X , Y là cặp chất nào dưới đây ?
A- Al2O3 ; Al2(SO4)3	 B- 2Fe(OH)3 ; Fe2(SO4)3 
C- Fe2O3 ; Fe2(SO4)3	 D- 2Al ; Al2(SO4)3
II. PHẦN TỰ LUẬN: 
1. Trình bày tính chất hoá học của oxit bazơ. Viết các phương trình hoá học minh hoạ. 
2.Oxit axit có những tính chất hoá học nào ? Viết PTHH minh hoạ.
3. Trình bày tính chất hóa học của axit . Viết PTHH minh hoạ. 
4. Trình bày tính chất hóa học của muối . Viết PTHH minh hoạ.
5. Trình bày tính chất hóa học của kim loại . Viết PTHH minh hoạ.
6. So sánh tính chất hóa học của sắt và nhôm. Viết PTHH minh hoạ.
7. Viết dãy hoạt động hóa học của kim loại. Cho biết ý nghĩa của nó.
8. Trình bày tính chất hóa học của: phi kim, clo. Viết PTHH minh hoạ.
9. Viết phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển đổi hóa học sau đây :
a/ S → SO2 → H2SO3 → Na2SO3 → SO2 
b/ Al →	 Al2O3 → AlCl3 →	 Al(OH)3	 → Al2O3 →	 Al → AlCl3
c/ Na → Na2O → NaOH → Na2SO4 → NaCl → NaNO3
 ↓
 Na2CO3 → CO2
d/ CuO ® CuCl2 ® Cu(OH)2 ® CuSO4 ® CuCl2 
e/ Fe → FeCl3 → Fe(OH)3 → Fe2O3 → Fe → FeCl2 → Fe 
10. Hoà tan hết 18,8 gam Kali oxit vào nước thu được một dd có nồng độ 20%.
a/ Lập phương trình hoá học của PƯ.
b/ Tính khối lượng dd thu được.
c/ Dùng 0,2 lit dd axit H2SO4 có D = 1,14 g/ml để trung hoà hết lượng dd bazơ thu được ở trên. Tính nồng độ phần trăm của dd muối tạo thành sau phản ứng.
11. Cho kẽm tác dụng với dung dịch HCl 20%, người ta thu được 5,6 lit khí(đktc).
 a.Viết PTHH. Tính khối lượng kẽm tham gia phản ứng.
 b. Tính khối lượng dung dịch HCl cần dùng.
12. Hòa tan hoàn toàn 0,56g sắt bằng dung dịch H2SO4 19,6% vừa đủ .
a. Tính khối lượng muối tạo thành và thể tích khí H2 sinh ra (đktc) ?
b. Tính nồng độ % của dung dịch sau phản ứng ? 
13. Cho 15,5 g Na2O tác dụng với nước được 0,5 lít dung dịch A.
Tính nồng độ M của dung dịch A .
Tính thể tích dung dịch H2SO4 20 % ( d = 1,14g/ml ) cần để trung hoà dung dịch A .
Tính nồng độ M của chất có trong dung dịch sau phản ứng .
14. Trung hoà 400 ml dd NaOH 20% ( D = 1,2g/ml ) bằng dd H2SO4 0,5M 
	 a . Viết pt hoá học xảy ra
	 b. Tính thể tích dd H2SO4 đã dùng
 c. Cho lượng muối của phản ứng trên vào dd BaCl2 thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?
15. Hòa tan 27,2 g hỗn hợp gồm Fe và Fe2O3 bằng một lượng dư dung dịch H2SO419,6%, thu được 4,48 lít (ở đktc )
Viết các phương trình hóa học của các phản ứng xả

File đính kèm:

  • docHOA 9(25).doc