Đề cương ôn tập học kỳ II môn Hóa học 9

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

I. HÓA VÔ CƠ

1) Tính chất của phi kim

 - Tính chất chung của phi kim

 - Một số phi kim điển hình: Clo, Cacbon, Silic

2) Tính chất hợp chất của cacbon

 - Tính chất của CO

 - Tính chất của CO2:

 - Tính chất của muối cacbonat:

3) Sơ lược bảng tuần hoàn

 - Ô nguyên tố :

 - Chu kỳ

 - Nhóm

 - Sự biến đổi tuần hoàn về cấu tạo nguyên tử và tính chất các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

 - Ý nghĩa của bảng tuần hoàn:

II. HÓA HỮU CƠ

1. Phân loại hợp chất hữu cơ.

2. Tính chất của hiđrocacbon.

 - Metan, Etilen, Axetilen, Benzen

3. Tính chất của dẫn xuất hiđrocacbon.

 - Rượu etylic, Axit axetic, Chất béo, Glucozơ, Saccarozơ, Tinh bột và xenlulozơ.

 

doc5 trang | Chia sẻ: namphuong90 | Lượt xem: 1706 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kỳ II môn Hóa học 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề CƯƠNG ÔN TậP HọC Kỳ II 
Môn hóa học 9
A. KIếN THứC CầN NHớ
I. HóA VÔ CƠ
1) Tính chất của phi kim
	- Tính chất chung của phi kim
	- Một số phi kim điển hình: Clo, Cacbon, Silic
2) Tính chất hợp chất của cacbon
	- Tính chất của CO
	- Tính chất của CO2:
	- Tính chất của muối cacbonat:
3) Sơ lược bảng tuần hoàn 
	- Ô nguyên tố :
	- Chu kỳ
	- Nhóm 
	- Sự biến đổi tuần hoàn về cấu tạo nguyên tử và tính chất các nguyên tố trong bảng tuần hoàn 
	- ý nghĩa của bảng tuần hoàn:
II. HóA HữU CƠ 
1. Phân loại hợp chất hữu cơ. 
2. Tính chất của hiđrocacbon.
	- Metan, Etilen, Axetilen, Benzen
3. Tính chất của dẫn xuất hiđrocacbon.
	- Rượu etylic, Axit axetic, Chất béo, Glucozơ, Saccarozơ, Tinh bột và xenlulozơ.
B. Luyện tập:
I. MộT Số CÂU HỏI ÔN TậP:
Bài 1: Trình bày tính chất hoá học của: Phi kim, Cacbon, cacbonoxit, Cacbon đioxit, muối cacbonat, Metan, etilen, axetilen, benzen, rượu etylic, axit axetic, chất béo, glucozo, tinh bột ?
Bài 2: Viết công thức cấu tạo của các chât sau : metan, etilen, axetilen, benzen, rượu etylic, axit axetic?
Bài 3: Cho các chất sau: C2H5OH, CH3COOH, chất béo. Hãy cho biết chất nào tác dụng được với: Na, Mg, dd NaOH, dd HCl, CuO, CH3OH? Viết các PTHH xảy ra?
Bài 4: Hãy nhận biết các chất sau bằng phương pháp hoá học: 
a. CO2, Cl2, CO, H2. Viết phương trình hoá học xảy ra (nếu có)
b. CO2, CH4, C2H4. Viết phương trình hoá học xảy ra (nếu có)
c. dd axit axetic, dd rượu etylic, dd glucozơ . Viết phương trình hoá học xảy ra (nếu có)
d. Benzen, rượu Etylic, Axit axetic . Viết phương trình hoá học xảy ra (nếu có)
e. Benzen, rượu etylic, axit axetic và glucozơ. Viết phương trình hoá học xảy ra (nếu có). 
f, Các chất lỏng: C2H5OH, CH3COOH, C6H6.
g, Các chất rắn sau: tinh bột, glucozơ, saccarozơ. 
Bài 5: Viết các PTHH biểu diễn các chuyển đổi hóa học sau (ghi rõ điều kiện nếu có)
1, S SO2 SO3 H2SO4 
2, C CO2 CaCO3 CO2 CO
3, C CO CO2 NaHCO3 Na2CO3 CO2
4, C2H4 C2H5OH CH3COOH CH3COOC2H5 CH3COONa
(3)
(4)
 Natri axetat.
5, Glucozơ Rượu Êtylic Axit axetic 
 Etyl axetat.
6, C2H5OH C2H4 C2H5Cl C2H5OH
(4)
(3)
7, C2H4 C2H5OHCH3COOH (CH3COO)2 Zn 
 CH3COOC2H5 
8, Tinh bột Glucozơ Rượu etylic Etyl axetat Natri axetat 
(4)
9, FeCl3Cl2NaClO
	 	NaCl
(8)
(6)
10, Đá vôivôi sốngđất đènaxetilenetylen P.E
	 PVCCH2=CHCl 	Rượu etylic
11, Saccarozơ Glucozơ rượu etylic axit axetic etyl axetat
Bài 6: Nêu hiện tượng và viết PTHH xảy ra khi:
a, Sục khí etilen dư vào dung dịch brom.
b, Cho hỗn hợp khí metan và clo( theo tỉ lệ 1:1 về thể tích) ra ngoài ánh sáng.
c, Đun nóng hỗn hợp benzen và brom lỏng có mặt bột sắt.
d, Cho cục đá vôi vào cốc đựng giấm.
e,Cho mẫu kim loại Na vào cốc đựng rượu etylic.
g, Đun nóng hỗn hợp rượu etylic vói axit axetic có mặt H2SO4 đặc.
h, Cho dung dịch glucozơ vào dung dịch Ag2O/ dd NH3 rồi đun nhẹ
i, Đốt cháy rượu etylic.
k, Cho giấy quỳ tím vào cốc đựng dd axit axetic.
II. MộT Số BàI TậP:
Bài 1: Cho 69,6 g MnO2 tác dụng với HCl đặc thu được một lượng khí X. Dẫn khí X vào 500 ml dung dịch NaOH 4M thu được dung dịch A .Tính nồng độ mol của dụng dịch A. Giả thiết rằng thể tích dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể 
Bài 2: Cho 3,36 lít hỗn hợp khí gồm Metan và Axetilen qua bình đựng dung dịch nước Brom dư, sau phản ứng thấy thoát ra 2,24 lít khí.
	a. Viết phương trình phản ứng xảy ra?
	b. Tính % thể tích các khí trong hỗn hợp?
	c. Nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí trên trong không khí thì dùng bao nhiêu thể tích không khí, biết thể tích oxi chiếm 20% thể tích không khí? (thể tích các khí đo ở đktc)
Bài 3 : Đun nóng 6 gam axit axetic với rượu etylic dư (có H2SO4 đ, xt) sau phản ứng thu được 4,4 gam etylaxetat . Tính hiệu suất của phản ứng trên?
Bài 4 : Cho 500 ml dung dịch CH3 COOH tác dụng vừa đủ với 30 g dung dịch NaOH 20% 
	a. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch CH3COOH .
	b. Nếu cho toàn bộ dung dịch CH3COOH trên vào 200 ml dung dịch Na2CO3 0,5 M thì thu được bao nhiêu lít khí CO2 thoát ra ở đktc .
Bài 5 : Khi lên men dung dịch loãng cuả rượu etylic, người ta thu được giấm ăn.
	a. Từ 5 lít rượu 8o có thể điều chế được bao nhiêu gam axit axetic. Biết hiệu suất quá trình lên men là 80% và rượu etylic có D = 0,8 g/cm3
	b. Nếu pha khối lượng axit axetic trên thành dung dịch giấm 5% thì khối lượng giấm thu được là bao nhiêu?
Bài 6 : Khi lên men glucozơ, người ta thấy thoát ra 5,6 lít khí cacbonic ở đktc.(Hiệu suất của quá trình lên men là 95%).
	a.Tính khối lượng rượu etylic tạo ra sau khi lên men.
	b.Tính khối lượng glucozơ đã lấy lúc ban đầu.
Bài 7: Đốt cháy hoàn toàn 23 gam hợp chât hưu cơ A thu được 44 gam CO2 và và 27 gam H2O. 
	a. Xác định CTPT của A, biết tỉ khối hơi của A so với H2 là 23. 
	b. Viết CT T của A, biết A tác dụng được với Na giải phóng khí H2 
Bài 8: Có hỗn hợp A gồm rượu etylic và axit axetic. Cho 21,2 gam A phản ứng với Natri (vừa đủ) thì thu được 4,48 lít khí hiđro (đktc).
	a. Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A. 
	c. Cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam hỗn hợp muối khan.
Bài 9 : Đốt cháy 10,5 g chất hữu cơ A thu được 16,8 lit khí cacbonic và 13,5 gam hơi nước. Biết rằng khối lượng mol của chất hữu cơ A là 42 ( các thể tích khí đo ở đktc). Hãy xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của chất hưu cơ A. 
Bài 10 : Đen 50ml rượu a0 cho tác dụng với Kali dư thì thu được 21,28 lít khí H2 (đktc). Tính giá trị a , biết rượu etylic có khối lượng riêng là 0.8 g/ ml .
Bài 11 : Đem đốt cháy hoàn toàn 17,1 gam một gluxit thu được 26,4 gam khí CO2 (đktc) và 9,9 gam H2O . Biết gluxit này có công thức phân tử khối là 342 đvC .
	a.Tìm công thức phân tử của gluxit trên và gọi tên?
	b. Nêu tính chât hoá học của gluxit nay? Viết phương trình phản ứng minh hoạ ?
Bài 12 : Cho 50 ml dung dịch axit axetic tác dụng hoàn toàn với Mg cô cạn dung dịch ta thu được 1,42 g muối.
	a. Tính nồng độ mol của dung dịch axit.
	b. Thể tích khí H2 ở đktc sinh ra là bao nhiêu
Bài 13: Đốt cháy hoàn toàn 15 ml rượu etylic chưa rõ độ rượu rồi cho toàn bộ sản phẩm đi vào nước vôi trong (lấy dư). Lọc kết tủa, sấy khô cân nặng 50 g
	a. Tính thể tích không khí để đốt cháy rượu hoàn toàn. Biết thể tích oxi chiếm 1/5 thể tích không khí.
	b. Xác định độ rượu (biết khối lượng riêng rượu nguyên chất là 0,8g/ml)
Bài 14: Cho 30g Axit axêtic tác dụng với 27,6g rượu etylic có H2SO4 đặc làm chất xúc tác, đun nóng thu được 35,2 g este (etyl axetat) 
	a. Viết phương trình hoá học của phản ứng?
	b. Tính hiệu suất của phản ứng este hoá?
Bài 15: Cho 0,56 lít hỗn hợp khí gồm C2H4, C2H2 (đktc) tác dụng hết với dung dịch Br2 dư, lượng Br2 đã tham gia phản ứng là 5,6 gam.
	a. Hãy viết phương trình phản ứng ? 
	b. Tính thành phần % thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp (biết Br = 80).
Bài 16: Cho 25ml dung dịch CH3COOH tác dụng với kim loại Mg dư, sau phản ứng thu được 7,1 gam muối khan.
a, Tính thể tích khí hidro sinh ra ở đktc?
b, Tính nồng độ mol của dung dịch CH3COOH đã dùng?
Bài 17: Đốt cháy hoàn toàn 50ml hỗn hợp khí gồm CH4 và C2H4 cần dùng hết 130ml khí oxi.
a, Viết PTHH xảy ra?
b, Tính % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu?
c, Tính thể tích khí CO2 sinh ra?
( Các khí đều đo cùng nhiệt độ điều kiện nhiệt độ và áp suất)
Bài 18: Hỗn hợp X gồm axit axetic và rượu etylic. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng hết với Na thấy thoát ra 0,336 lít khí hidro ở đktc.
	Mặt khác cho m gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 0,1 M thì hết 200ml.
a, Viết các PTHH xảy ra?
b, Hãy xác định m?
c, Tính % khối lượng mỗi chất có trong m gam hỗn hợp?
Bài 19: Đốt cháy hoàn toàn 9,2 gam một hợp chất hữu cơ A, sau phản ứng tạo ra 17,2 gam CO2 và 10,8 gam nước.
a, Hãy xác định CTPT của A? Biết tỉ khối hơi của A so với hidrolà 23
b, Viết CTCT có thể có của A?
Bài 20: Đốt cháy hoàn toàn 1 lít khí hidro cacbon cần 6 lít khí oxi, sinh ra 4 lít khí cacbonic. Các thể tích khí đo ở cùng nhiệt độ và áp suất.
a, Xác định CTPT của hidrocacbon?
b, Viết CTCT có thể có của hidrocacbon đó?
* Bài tập về nồng độ
Bài 21: Cho 60 gam dung dịch CH3COOH 5% tác dụng vừa đủ với dung dịch NaHCO3 8,4%.
a, Viết phương trình phản ứng xảy ra?
b, Tính khối lượng dung dịch NaHCO3 8,4% đã dùng?
c, Tính thể tích CO2 sinh ra ở đktc?
d, Tính % khối lượng của mỗi chất có trong m gam hỗn hợp?
Bài 22: Có hỗn hợp A gồm rượu etylic và axit axetic. Cho 21,2 gam A phản ứng với Na dư thì thu được 4,48 lít (đktc). Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A. 

File đính kèm:

  • docDe cuong on tap hoc ky 2 mon Hoa hoc.doc