Đề cương ôn tập Học kỳ I môn Lịch sử 6

Câu 1: Trình bày sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông?

+ Thời gian xuất hiện : cuối thiên niên kỉ IV đầu thiên niên kỉ III TCN.

+ Địa điểm : ở Ai Cập, khu vực Lưỡng Hà, ấn Độ và Trung Quốc ngày nay, trên lưu vực các dòng sông lớn như sông Nin ở Ai Cập, Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ ở Lưỡng Hà sông Ấn và sông Hằng ở ấn Độ, Hoàng Hà và Trường Giang ở Trung Quốc.

Câu 2: Trình bày sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây?

+ Thời gian xuất hiện : đầu thiên niên kỉ I TCN.

+ Địa điểm : trên các bán đảo Ban Căng và I-ta-li-a, mà ở đó có rất ít đồng bằng, chủ yếu là đất đồi, khô và cứng; nhưng lại có nhiều hải cảng tốt, thuận lợi cho buôn bán đường biển.

Câu 3: Trình bày những nét chính về ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT của người nguyên thủy trên đất nước ta? Em có nhận xét gì về đời sống vật chất của người nguyên thủy trên đất nước ta?

- Đời sống vật chất;

+ Người tinh khôn thường xuyên cải tiến và đạt được những bước tiến về chế tác công cụ.

+ Từ thời Sơn Vi, con người đã ghè đẽo các hòn cuội thành rìu; đến thời Hoà Bình - Bắc Sơn họ đã biết dùng các loại đá khác nhau để mài thành các loại công cụ thư rìu, bôn, chày.

+ Họ biết dùng tre, gỗ, xương, sừng làm công cụ và biết làm đồ gốm ; biết tròng trọt (rau, đậu, bí, bầu.) và chăn nuôi (chó, lợn).

- Nhận xét: Sự tiến bộ trong chế tạo công cụ lao động và vật dụng, xuất hiện nghề nông, chăn nuôi

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1043 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Học kỳ I môn Lịch sử 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI SỬ 6
***
Câu 1: Trình bày sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông?
+ Thời gian xuất hiện : cuối thiên niên kỉ IV đầu thiên niên kỉ III TCN.
+ Địa điểm : ở Ai Cập, khu vực Lưỡng Hà, ấn Độ và Trung Quốc ngày nay, trên lưu vực các dòng sông lớn như sông Nin ở Ai Cập, Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ ở Lưỡng Hà sông Ấn và sông Hằng ở ấn Độ, Hoàng Hà và Trường Giang ở Trung Quốc.
Câu 2: Trình bày sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây?
+ Thời gian xuất hiện : đầu thiên niên kỉ I TCN.
+ Địa điểm : trên các bán đảo Ban Căng và I-ta-li-a, mà ở đó có rất ít đồng bằng, chủ yếu là đất đồi, khô và cứng; nhưng lại có nhiều hải cảng tốt, thuận lợi cho buôn bán đường biển.
Câu 3: Trình bày những nét chính về ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT của người nguyên thủy trên đất nước ta? Em có nhận xét gì về đời sống vật chất của người nguyên thủy trên đất nước ta?
- Đời sống vật chất;
+ Người tinh khôn thường xuyên cải tiến và đạt được những bước tiến về chế tác công cụ.
+ Từ thời Sơn Vi, con người đã ghè đẽo các hòn cuội thành rìu; đến thời Hoà Bình - Bắc Sơn họ đã biết dùng các loại đá khác nhau để mài thành các loại công cụ thư rìu, bôn, chày.
+ Họ biết dùng tre, gỗ, xương, sừng làm công cụ và biết làm đồ gốm ; biết tròng trọt (rau, đậu, bí, bầu...) và chăn nuôi (chó, lợn).
- Nhận xét: Sự tiến bộ trong chế tạo công cụ lao động và vật dụng, xuất hiện nghề nông, chăn nuôi
Câu 4: Trình bày những nét chính về ĐỜI SỐNG TINH THẦN của người nguyên thủy trên đất nước ta? Em có suy nghĩ gì về đời sống tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước ta?
- Đời sống tinh thần:
+ Người tối cổ đã biết chế tác và sử đụng dùng đồ trang sức , biết vẽ những hình mô tả cuộc sống tinh thần của mình.
+ Người tối cổ đã hình thành một số phong tục tập quán : thể hiện trong mộ táng có chôn theo lưỡi cuốc đá.
- Suy nghĩ về đời sống tinh thần: 
+ Trong thời kì nguyên thuỷ con người bắt đầu quan tâm đến đời sống tinh thần thể hiện ở việc làm đẹp bản thân và bày tỏ tình cảm đối với người chết. 
+ Đó là một buớc tiến đáng kể trong sự phát triển của loài người.
Câu 5: Tổ chức xã hội của người nguyên thủy như thế nào?
- Tổ chức xã hội:
+ Người tinh khôn sống thành từng nhóm ở trong hang động. Những vùng thuận tiện, thường định cư lâu dài ở một số nơi (Hoà Bình - Bắc Sơn).
+ Do công cụ sản xuất tiến bộ: sản xuất phát triển, nên đời sống không ngừng được nâng cao, dân số ngày càng tăng, dần dần hình thành mối quan hệ xã hội.
* Chế độ thị tộc: tổ chức của những người có cùng quan hệ lâu dài, cùng huyết thống đã họp thành một nhóm riêng cùng sống trong một hang động hay mái đá hoặc trong một vùng nhất định nào đó.
* Thị tộc mẫu hệ (hay thị tộc mẫu quyền): là chế độ của những người cùng huyết thống, sống chung với nhau và tôn người mẹ lớn tuổi nhất lên làm chủ.
Câu 6: Trình bày sự phát minh ra thuật luyện kim? Ý nghĩa của việc phát minh ra thuật luyện kim?
- Người Phùng Nguyên, Hoa Lộc phát mình ra thuật luyện kim.
- Kim loại đầu tiên được sử dụng là đồng
* Ý nghĩa: Thuật luyện kim ra đời đánh dấu bước tiến trong chế tác công cụ sản xuất làm cho sản xuất phát triển.
Câu 7: Ý nghĩa tầm quan trọng của nghề nông trồng lúa nước.
- Nghề nông trồng lúa nước có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình tiến hoá của con người
- Từ đây con người có thể định cư lâu dài ở đồng bằng ven các con sông lớn ; cuộc sống trở nên ổn định hơn, phát triển hơn cả về vật chất và tinh thần.
Câu 8: Sự phân công lao động xã hội được hình thành như thế nào?
- Từ khi thuật luyện kim được phát minh và nghề nông trồng lúa nước ra đời con người phải chuyên tâm làm một công việc nhất định sự phân công lao động đã được hình thành : 
+ Phụ nữ ngoài việc nhà, thường tham gia sản xuất nông nghiệp và làm đồ gốm, dệt vải. 
+ Nam giới, một phần làm nông nghiệp, đi săn, đánh cá ; một phần chuyên hơn làm công việc chế tác công cụ, đúc đồng, làm đồ trang sức..., về sau, được gọi chung là làm nghề thủ công. 
Câu 9: Những đổi mới của xã hội như thế nào?
- Từ khi có sự phân công lao động, sản xuất ngày càng phát triển, cuộc sống con người ngày càng ổn định ; ở các vùng đồng bằng ven các con sông lớn hình thành các làng bản (chiềng, chạ) các làng bản ở vùng cao cũng nhiều hơn trước. Dần dần hình thành các cụm chiềng. chạ hay làng bản có quan hệ chặt chẽ với nhau được gọi là bộ lạc. 
- Vị trí của người đàn ông trong sản xuất và gia đình, làng bản ngày càng cao hơn.
- Chế độ phụ hệ dần dần thay thế cho chế độ mẫu hệ.
Câu 10: Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang, Âu Lạc?
HÙNG VƯƠNG
LẠC HẦU-LẠC TƯỚNG
(trung ương)
LẠC TƯỚNG
(bộ)
LẠC TƯỚNG
(bộ)
Bồ chính
(chiềng, chạ)
Bồ chính
(chiềng, chạ)
Bồ chính
(chiềng, chạ)
Bồ chính
(chiềng, chạ)
Câu 11: Hoàn cảnh ra đời nhà nước Âu Lạc?
- Sau cuộc kháng chiến chống Tần thắng lợi, năm 207 TCN, Thục Phán buộc vua Hùng nhường ngôi cho mình và sáp nhập hai vùng đất cũ của người Tây Âu và Lạc Việt thành một nước mới: đặt tên nước là Âu Lạc. 
- Thục Phán tự xưng An Dương Vương, đóng đô ở Phong Khê (nay là vùng Cổ Loa, huyện Đông Anh - Hà Nội).
___CHÚC CÁC EM THI TỐT!___

File đính kèm:

  • docde cuong su 6 hoc ki 1.doc