Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn hóa học 10
Câu 1: Biết một nguyên tố có số thứ tự là 16, chu kì 3, nhóm VIA. Hãy cho biết:
a. Nguyên tử đó có bao nhiêu electron, bao nhiêu protron? Vì sao?
b. Viết cấu hình electron của nguyên tố đó?
c. Có bao nhiêu lớp electron? Vì sao?
d. Nguyên tử đó là kim loại hay phi kim? Vì sao?
ình electron của nguyên tố đó? c. Có bao nhiêu lớp electron? Vì sao? d. Nguyên tử đó là kim loại hay phi kim? Vì sao? Câu 2: Biết một nguyên tố có số thứ tự là 17, chu kì 3, nhóm VIIA. Hãy cho biết: a. Nguyên tử đó có bao nhiêu electron, bao nhiêu protron? Vì sao? b. Viết cấu hình electron của nguyên tố đó? c. Có bao nhiêu lớp electron? Vì sao? d. Nguyên tử đó là kim loại hay phi kim? Vì sao? Câu 3: Biết một nguyên tố có số thứ tự là 15, chu kì 3, nhóm VA. Hãy cho biết: a. Nguyên tử đó có bao nhiêu electron, bao nhiêu protron? Vì sao? b. Viết cấu hình electron của nguyên tố đó? c. Có bao nhiêu lớp electron? Vì sao? d. Nguyên tử đó là kim loại hay phi kim? Vì sao? Câu 4: Cho nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm VA trong bảng tuần hoàn. a. Viết cấu hình e nguyên tử của X. Xác định tính chất cơ bản của X, giải thích. Nêu khuynh hướng của X khi tham gia liên kết hóa học. b. Viết công thức oxit cao nhất và công thức hợp chất khí với Hiđro (nếu có) của X. Câu 5: Cho nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn. a. Viết cấu hình e nguyên tử của X. Xác định tính chất cơ bản của X, giải thích. Nêu khuynh hướng của X khi tham gia liên kết hóa học. b. Viết công thức oxit cao nhất và công thức hợp chất khí với Hiđro (nếu có) của X. Câu 6: Thế nào là liên kết cộng hóa trị, liên kết ion? Nêu các quy tắc xác định số oxi hóa? Các bước cân bằng một phản ứng oxi hóa - khử? Câu 7: Hãy viết công thức electron và công thức cấu tạo của các hợp chất sau: H2O, CH4, HCl, NH3, PH3, N2, CO2 Câu 8: Cacbon trong tự nhiên có hai đồng vị là: C chiếm 98,89% và C chiếm 1,11%. Hãy tính nguyên tử khối trung bình của cacbon. Câu 9: Clo trong tự nhiên có hai đồng vị là: Cl chiếm 75,77% và Cl chiếm 24,23%. Hãy tính nguyên tử khối trung bình của clo. Câu 10: Liti trong tự nhiên có hai đồng vị là: Li chiếm 7,5% và Li chiếm 92,5%. Hãy tính nguyên tử khối trung bình của liti. Câu 11: Tổng số hạt e,p,n trong nguyên tử nguyên tố X là 58 hạt. Trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18 hạt. a. Tìm số hạt e, hạt p, hạt n trong nguyên tố X? b. Viết cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X Câu 12: Trong một nguyên tố tổng số hạt protron, notron và electron là 28 biết rằng số notron bằng số proton cộng thêm một. a. Hãy cho biết số proton trong nguyên tử. b. Hãy cho biết số khối của hạt nhân. c. Viết cấu hình electron của nguyên tử. Câu 13: Nguyên tố X thuộc nhóm A, nguyên tử X có 7 electron ở lớp ngoài cùng. Oxit cao nhất của X chứa 61,20% oxi về khối lượng. a.Tính khối lượng nguyên tử X b.Viết công thức electron và công thức cấu tạo của HX Câu 14: Oxit cao nhất của một nguyên tố là RO2, trong hợp chất của nó với hiđro là 14,28 %H về khối lượng. Xác định nguyên tử khối của nguyên tố đó. Câu 15: Oxit cao nhất của một nguyên tố là RO3. Trong hợp chất của nó với Hiđro có 5,88% về khối lượng. Tìm nguyên tử khối của nguyên tử đó? Câu 16: Hợp chất khí với Hiđro của 1 nguyên tố là RH4. Oxit cao nhất của nó chứa 53,3% Oxi về khối lượng. Tìm nguyên tử khối của nguyên tố đó? Câu 17: Khi cho 0,6 gam một kim loại nhóm IIA tác dụng với nước tạo ra 0,336 lít khí hiđro(ở đktc). Xác định kim loại đó. (Cho biết: Ca = 40, Mg = 24, N = 14, O = 16, S = 32, C = 12, Si = 28) Câu 18: Hòa tan a gam Cu trong 800ml dung dịch HNO3 loãng. Thu được 2,24 lít khí NO ( ở điều kiện tiêu chuẩn). a. Tính khối lượng Cu b. Tính nồng độ mol/ lít của dung dịch HNO3 đã dùng. (Cho biết: Cu = 64, H = 1, N = 14, O = 16, S = 32, C = 12, Si = 28) Câu 19: Khi cho 3,6 gam một kim loại nhóm IIA tác dụng với nước tạo ra 3,36 lít khí hiđro (ở đktc). Xác định kim loại đó. (Cho biết: C = 12, Si = 28, P = 30, S = 32, Be = 9, Mg = 24, Ca = 40, Sr = 88) Câu 20: Cho 2,24g sắt tỏc dụng với dung dịch HCl dư. Khớ sinh ra cho đi qua ống đựng 4,2g CuO được đốt núng. Xỏc định khối lượng của chất rắn ở trong ống nghiệm sau phản ứng. (Cho: H = 1, Cl = 16, Fe = 56, Cu = 64). Câu 21: Cho 7,8 gam kim loại nhóm IA tác dụng hết với clo dư, sau phản ứng thu được 14,9 gam muối clorua. Xác định kim loại đó? Câu 22: Cân bằng các phương trình phản ứng sau th eo phương pháp thăng bằng electron. a. Fe2O3 + CO ® Fe + CO2 b. HNO3 + Zn ® Zn(NO3)2 + NO + H2O c. MnO2 + HCl MnCl2 +Cl2 + H2O d. KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 e. Cu + H2SO4 ® CuSO4 + SO2 + H2O Câu 23: Cân bằng các phương trình phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron. a. Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O b. H2SO4 + S → SO2 + H2O c. C + H2SO4 → CO2 + SO2 + H2O d. Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO2 + H2O e. NH3 + O2 ® NO + H2O Hết.. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II MÔN HÓA HỌC 10 Câu 1:Nêu các phản ứng chứng minh rằng tính oxi hóa của clo mạnh hơn brom và Iot. Câu 2: Viết các phương trình phản ứng thực hiện chuỗi biến hóa sau (ghi đầy đủ điều kiện phản ứng). MnO2 Cl2 NaCl HCl CuCl2 AgCl Nước Gia –ven Câu 3: Cho 20 gam hỗn hợp bột Mg và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 11,2 lít khí H2 thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn. a. Viết các PTHH xảy ra. b. Tính khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch. Câu 4: Tính khối lượng HCl bị oxi hóa bởi MnO2, biết rằng khí clo sinh ra trong phản ứng đó có thể đẩy được 8,0 gam Brom từ dung dịch NaBr. Câu 5. Hoàn thành các phương trình hóa học của các phản ứng sau: a. KMnO4 K2MnO4 + ? + ? b. H2SO4 + ? SO2 + ? c. FeS + ? FeCl2 + ? d. SO2 + ? + H2O HBr + ? e. H2SO4 + ? BaSO4 + ? f. H2S + ? S + ? g. ? + H2SO4 CuSO4 + ? + H2O Câu 6. Dựa vào số oxi hóa của lưu huỳnh hãy nêu tính chất hóa học đặc trưng của SO2? Đối với mỗi tính chất hãy dẫn ra một phản ứng hóa học để minh họa? Câu 7. Có 4 lọ, mỗi lọ đựng một dung dịch không mầu: NaCl, HCl, Na2SO4, Ba(NO3)2. Hãy phân biệt dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra, nếu có. Câu 8. Nung nóng 3,72 gam hỗn hợp bột các kim loại Zn và Fe trong bột S dư. Chất rắn thu được sau phản ứng được hòa tan hoàn toàn bằng dung dịch H2SO4 loãng, nhận thấy có 1,344 lít khí (đktc) thoát ra. a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra. b. Xác định khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp ban đầu. Câu 9. Hãy so sánh tính chất hóa học của oxi và ozôn? Lấy ví dụ minh họa? Câu 10. Viết các phương trình hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có): KClO3 (1) O2 (2) Na2O (3) SO2 (4) SO3 (5) H2SO4 (6) BaSO4 Câu 11. Nêu phương pháp hóa học để nhận biết các dung dịch không màu sau: Na2SO4 , Na2CO3 , NaCl . Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã dùng. Câu 12. Hỗn hợp A gồm KClO3 và KMnO4.Nung 273,4gam hỗn hợp A, thu được 49,28 lít khí O2 (đktc). a, Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b, Xác định thành phần % về khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu. Câu 13. Dựa vào số oxi hóa của lưu huỳnh hãy nêu tính chất hóa học đặc trưng của SO2? Đối với mỗi tính chất hãy dẫn ra một phản ứng hóa học để minh họa? Câu 14. Cho 52,2 gam MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư thu được khí X. Dẫn khí thoát ra đi vào 500 ml dung dịch NaOH 4M ( ở nhiệt độ thường) thu được dung dịch A.(Thể tích dung dịch thu được thay đổi coi như không đáng kể). Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Xác định thể tích khí X thu được ở đktc. c. Xác định những chất có trong dung dịch A sau phản ứng. Câu 15. Có 3 lọ, mỗi lọ đựng một dung dịch không mầu: HCl, H2SO4, HNO3. Hãy phân biệt dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra, nếu có. Câu 16. Cho 20 gam hỗn hợp bột Mg và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 11,2 lít khí H2 thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn. a. Viết các PTHH xảy ra. b. Tính khối lượng và thành phần phần trăm mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. Câu 17. Dựa vào số oxi hóa của lưu huỳnh hãy nêu tính chất hóa học đặc trưng của S? Đối với mỗi tính chất hãy dẫn ra một phản ứng hóa học để minh họa? Câu 18. Viết PTHH thực hiện dãy phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có): KClO3 O2 SO2 SO3 H2SO4 CuSO4 Câu 19. Có 4 lọ, mỗi lọ đựng một dung dịch không mầu: NaCl, HCl, Na2SO4, HNO3. Hãy phân biệt dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra, nếu có. Câu 20. Cho 9,05 gam hỗn hợp gồm ba kim loại: nhôm, magiê, đồng tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng,dư. Khi phản ứng kết thúc, thu được 6,72 lít khí (đktc) và 3,2 gam chất rắn. a, Viết PTHH của các phản ứng xảy ra. b, Tính tỉ lệ % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. Câu 21. Cho 17,4 gam MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư thu được chất khí A. Cho toàn bộ khí A tác dụng với 500ml dung dịch NaOH 4M (điều kiện thường) thu được dung dịch B.(Thể tích dung dịch thu được thay đổi coi như không đáng kể). a/ Viết các phương trình phản ứng xảy ra b/ Tính thể tích khí A thu được sau phản ứng (ở đktc) c/ Xác định những chất có trong dung dịch B sau phản ứng Câu 22. Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt dung dịch NaCl và dung dịch NaI. Viết phương trình hóa học của các phản ứng phân biệt.(Các hóa chất cần thiết coi như có đủ). Câu 23. Phân biệt dung dịch NaBr và dung dịch NaCl bằng phương pháp hóa học. Các hoá chất cần thiết coi như có đủ. Câu 24. NaBr có lẫn tạp chất là NaI. Làm thế nào để loại bỏ tạp chất đó ? Câu 25. Cho hỗn hợp 2 kim loại Al và Mg tác dụng với dung dịch axit sunfuric đặc nguội, dư thu được 5,6 lít khí mùi sốc (đktc). Khí sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào 300 ml dung dịch KOH 1M. a/ Hãy viết các PTHH của phản ứng xảy ra. b/ Tính khối lượng muối sunfit tạo thành sau phản ứng. Câu 26. Hỗn hợp A gồm 2 kim loại sắt và kẽm (dạng bột) tác dụng vừa đủ với H2SO4 đặc, nguội, dư thu được 2, 24 lít khí có mùi sốc(đktc). Hấp thụ toàn hoàn toàn lượng khí sinh ra ở trên vào 100 ml dung dịch KOH 1,5M. a/ Viết phương trình hóa học của các phản ứng.. b/Tính khối lượng muối sunfit thu được. Câu 27. Viết các PTHH thực hiện sơ đồ dãy chuyển hóa sau(ghi rõ điều kiện nếu có) FeS2 (1) SO2 (2) S (3) H2SO4 (4) FeSO4 Câu 28. Có 3 lọ, mỗi lọ đựng một dung dịch không m
File đính kèm:
- De cuong on thi hoc ky lop 10.doc