Đề cương Ôn tập học kì I môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD và ĐT Tánh Linh
1. Nhận biết ánh sáng – Nguồn sáng và vật sáng.
- Nhận biết được khi có ánh sáng truyền vào mắt.
- Nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt.
- Lấy ví dụ về nguồn sáng, vật sáng.
Lưu ý: Vật đen là vật không phát ra ánh sáng.
2. Sự truyền ánh sáng.
- Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng.
- Biễu diễn được đường truyền của ánh sáng
- Nhận biết các loại chùm sáng.
Lưu ý: Chùm sáng sau khi hội tụ sẽ phân kỳ.
3. Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng.
- Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng. (nguyệt thực, nhật thực .)
- Vùng sáng, vùng bóng nửa tối và vùng bóng tối.
4. Định luật phản xạ ánh sáng.
- Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng.
- Biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến trong sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng.
- Vẽ tia sáng bất kỳ chiếu đến gương phẳng, vẽ được tia phản xạ hoặc ngược lại vẽ tia tới gương phẳng khi biết trước tia phản xạ trên gương phẳng.
5. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng - Gương cầu lồi – Gương cầu lõm.
- Nêu được đặc điểm chung về ảnh của một vật được tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi và lõm.
- Nêu được ứng dụng chính của gương.
6. Nguồn âm.
- Nhận biết được nguồn âm và đặc điểm của nguồn âm.
- Nêu được nguồn âm là vật dao động.
PHÒNG GD&ĐT TÁNH LINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2014 – 2015 MÔN: VẬT LÝ – LỚP 7 Nhận biết ánh sáng – Nguồn sáng và vật sáng. Nhận biết được khi có ánh sáng truyền vào mắt. Nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt. Lấy ví dụ về nguồn sáng, vật sáng. Lưu ý: Vật đen là vật không phát ra ánh sáng. Sự truyền ánh sáng. Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng. Biễu diễn được đường truyền của ánh sáng Nhận biết các loại chùm sáng. Lưu ý: Chùm sáng sau khi hội tụ sẽ phân kỳ. Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng. Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng. (nguyệt thực, nhật thực ...) Vùng sáng, vùng bóng nửa tối và vùng bóng tối. Định luật phản xạ ánh sáng. Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng. Biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến trong sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng. Vẽ tia sáng bất kỳ chiếu đến gương phẳng, vẽ được tia phản xạ hoặc ngược lại vẽ tia tới gương phẳng khi biết trước tia phản xạ trên gương phẳng. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng - Gương cầu lồi – Gương cầu lõm. Nêu được đặc điểm chung về ảnh của một vật được tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi và lõm. Nêu được ứng dụng chính của gương. Nguồn âm. Nhận biết được nguồn âm và đặc điểm của nguồn âm. Nêu được nguồn âm là vật dao động. Độ cao, độ to của âm. Tần số là gì? Đơn vị của tần số. Biết được âm trầm, âm bổng là do tần số dao động của vật. Biên độ dao động là gì? Độ to của âm phù thuộc vào biên độ dao động của nguồn âm. Đơn vị độ to của âm là đêxiben (dB) Môi trường truyền âm. - Biết được âm truyền được trong những môi trường nào. So sánh vận tốc truyền âm trong các môi trường đó. Phản xạ âm – Tiếng vang. Nêu được tiếng vang là một biểu hiện của âm phản xạ. Những vật có bề mặt như thế nào thì âm phản xạ tốt hoặc kém. Biết được một số ứng dụng liên quan đến phản xạ âm. PHÒNG GD&ĐT TÁNH LINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2014 – 2015 MÔN: VẬT LÝ – LỚP 8 *********************** 1. Chuyển động cơ học. - Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ. - Tính tương đối của chuyển động cơ. 2. Vận tốc. - Vận tốc là gì? Công thức tính vận tốc, đơn vị các đại lượng. - Đổi được đơn vị km/h sang m/s và ngược lại. - Sử dụng thành thạo công thức để giải các bài tập liên quan. 3. Chuyển động đều – Chuyển động không đều. - Dựa vào khái niệm vận tốc để phân biệt được hai chuyển động trên. - Tính được tốc độ trung bình của chuyển động không đều - Dùng công thức để tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều. Lưu ý: Vận tốc trung bình không phải là trung bình các vận tốc 4. Biểu diễn lực. - Lực là một đại lượng vectơ vì nó có điểm đặt, có độ lớn, có phương và chiều. - Biễu diễn được lực bằng vectơ trên hình vẽ. 5. Sự cân bằng lực – Quán tính. - Tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động. Quán tính của một vật là gì? Giải thích được một số hiện tượng liên quan. 6. Lực ma sát. - Có mấy loại lực ma sát nêu ví dụ các lực ma sát đó. - Cách làm tăng lực ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong đời sống. 7. Áp suất. - Nêu được áp lực, áp suất và đơn vị đo áp suất. - Vận dụng công thức để giải các bài tập có liên quan. 8. Áp suất chất lỏng - Áp suất khí quyển - Bình thông nhau – Máy nén thủy lực - Mô tả hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng, áp suất khí quyển. - Nêu được áp suất có cùng trị số tại các điểm ở cùng một độ cao trong lòng một chất lỏng. - Nêu được các mặt thoáng trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên thì ở cùng một độ cao. - Vận dụng công thức tính áp suất chất lỏng P = d.h - Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy nén thủy lực. 9. Lực đẩy Acsimet. - Hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩy Acsimet. - Vận dụng công thức về lực đẩy Acsimet FA = V.d. 10. Sự nổi. - Điều kiện để vật nổi. - Một vật nhúng trong lòng chất lỏng chịu hai lực tác dụng là trọng lượng và lực đẩy Acsimet thì: + Vật chìm xuống khi FA < P + Vật nổi lên khi FA > P + Vật lơ lửng khi FA = P
File đính kèm:
- de cuong hki1 mon li 78.doc